Đề thi học kì II Lịch sử Lớp 8 - Mã đề 485 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề

docx 3 trang thuongdo99 6060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II Lịch sử Lớp 8 - Mã đề 485 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_ii_lich_su_lop_8_ma_de_485_nam_hoc_2018_2019_t.docx

Nội dung text: Đề thi học kì II Lịch sử Lớp 8 - Mã đề 485 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề

  1. PHÒNG GD & ĐT LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN LỊCH SỬ 8 Năm 2018-2019 Thời gian: 45 phút Ngày thi /4/2019 Mã đề thi: 485 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) : Ghi ra giấy chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX? A. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội. B. Góp phần vào sự chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân đầu thế kỉ XX. C. Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ đang cản trở, bước tiến hoá của dân tộc. D. Đã gây được tiếng vang lớn. Câu 2: Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam những năm 60 của thế kỉ XIX như thế nào? A. Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đình trệ. B. Kinh tế, xã hội khủng hoảng nghiêm trọng. C. Tài chính cạn kiệt, nhân dân đói khổ. D. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt. Câu 3: Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Dức 2 bản “Thời vụ sách”, đề nghị cải cách vấn đề gì? A. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục. B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai thác mỏ. C. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. D. phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. Câu 4: Giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị khổ cực trăm bề? A. Giai cấp tư sản dân tộc. B. Tầng lớp tiểu tư sản. C. Giai cấp công nhân làm thuê. D. Giai cấp nông dân. Câu 5: Trong những năm trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo của tổ chức nào? A. Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri. B. Hội Việt kiều yêu nước tại Véc-xai. C. Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp. D. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Câu 6: Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển nào để thông thương? A. Cửa biển Hải Phòng. B. Cửa biển Trà Lí (Nam Định). C. Cửa biển Thuận An (Huế). D. Cửa biển Đà Nẵng. Câu 7: Giai cấp địa chủ phong kiến đã dầu hàng, làm tay sai cho thực dán Pháp, số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận cấu kết với đế quốc để áp bức bóc lột nhân dân. Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. Đó là sự phân hoá của giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam trong thời kì nào? A. 1858 đến 1897. B. 1858 đến 1900. C. 1897 đến 1914. D. 1897 đến 1918. Câu 8: Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ: A. Giai cấp tư sản bị thực dân Pháp đình chỉ hoạt động kinh doanh. B. Giai cấp nông dân bị tước ruộng đất. C. Tầng lớp tiểu tư sản bị thất nghiệp. D. Giai cấp địa chủ nhỏ bị thực dân Pháp thu toàn bộ ruộng đất. 1
  2. Câu 9: Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, một yêu cầu đặt ra đó là: A. Cải cách duy tân đất nước. B. Thực hiện chính sách đổi mới đất nước. C. Thay đổi chế độ xã hội hoặc cải cách xã hội cho phù hợp. D. Thực hiện chính sách canh tân đất nước. Câu 10: Lí do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực? A. Rập khuôn hoặc mô phỏng nước ngoài. B. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi sự thay đổi. C. Chưa hợp thời thế. D. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt. Câu 11: Ở bậc Tiểu học trong nền giáo dục Việt Nam thời thuộc Pháp học sinh học chữ gì? A. Chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp là môn tự nguyện. B. Chữ Hán, chữ Pháp. C. Chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp là môn bắt buộc. D. Chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Câu 12: Năm 1866, đặc biệt nổ ra cuộc khởi nghĩa của binh lính và dân phu tại. A. Nổ ra tại Thái Nguyên B. Nổ ra tại Huế C. Nổ ra tại Tuyên Quang D. Nổ ra tại Yên Thế Câu 13: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì? A. Thực hiện chính sách ngoại giao mở cửa. B. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu. C. Thực hiện chính sách cải cách kinh tế, xã hội. D. Thực hiện chính sách cải cách duy tân. Câu 14: Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra mấy bậc. Đó là những bậc nào? A. Hai bậc: Tiểu học và Trung học. B. Hai bậc: Ấu học và Tiểu học. C. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học. D. Ba bậc: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Câu 15: Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các bậc tiền bối yêu nước đầu thế kỉ XX? A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng. B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản. C. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của các con đường cứu nước đó. D. Con đường cứu nước của họ chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi sự bế tắc của chế độ phong kiến. Câu 16: “Bộ máy chính quyền TW đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa dân tộc ngày càng gay gắt”. Đó là tình hình Việt Nam vào thời gian nào? A. Cuối thế kỉ XVIII B. Đầu thế kỉ XIX C. Giữa thế kỉ XIX D. Cuối thế kỉ XIX 2
  3. Câu 17: Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào? A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt. B. Nông nghiệp giẫm chân tại chỗ. C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn một nền công nghiệp nặng. D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc Câu 18: Hình thức đấu tranh nào dưới đây gắn với phong trào yêu nước của các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Đấu tranh đơn thuần bằng vũ trang. B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao C. Đấu tranh chủ yếu bằng hình thức chính trị. D. Dùng biện pháp cải cách yêu cầu thực dân Pháp trả độc lập. Câu 19: Mục đích của Pháp trong việc mở trường học để làm gì? A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam. B. Khai minh nền văn hoá giáo dục Việt Nam. C. Do nhu cầu học tập của con em quan chức và để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp. D. Do nhu cầu học tập của nhân dân- ngày một cao Câu 20: Trong thời gian học ở trường Quốc học Huế, Nguyễn Ái Quốc thường được thấy câu khẩu hiệu gì của Pháp? A. “Tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình”. B. “Tự do ngôn luận và tự do báo chí”, C. “Tự do, bình đẳng, bác ái”. D. “Độc lập dân tộc cho các nước thuộc địa”. II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: (3 điểm) Trình bày các chính sách về kinh tế của thực dân Pháp trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Mục đích của thực dân Pháp khi thực hiện các chính sách đó là gì? Câu 2: (2 điểm) Trình bày sự xuất hiện của các giai cấp, tầng lớp mới trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX? 3