Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Bài 7, 8 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT Cẩm Lệ

pdf 22 trang Đăng Bình 09/12/2023 530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Bài 7, 8 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT Cẩm Lệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcau_hoi_trac_nghiem_on_tap_bai_7_8_mon_dia_li_lop_11_truong.pdf

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Bài 7, 8 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT Cẩm Lệ

  1. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 2 Kinh tế Câu 1. Biểu hiện cơ bản nhất chứng tỏ LB Nga từng là trụ cột của Liên bang Xô viết là A. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về diện tích trong Liên Xô. B. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về dân số trong Liên Xô. C. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về sản lượng các ngành kinh tế trong Liên Xô. D. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về số vốn đầu tư trong toàn Liên Xô. Câu 2. Ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất của LB Nga so với Liên Xô cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX là A. Khai thác khí tự nhiên B. Khai thác gỗ, sản xuất giấy và xenlulô. C. Khai thác dầu mỏ. D. Sản xuất điện. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình của LB Nga sau khi Liên bang Xô viết tan rã? A. Tình hình chính trị, xã hội ổn định. B. Tốc độ tăng trưởng GDP âm. C. Sản lượng các ngành kinh tế giảm. D. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Câu 4. Một trong những nội dùng cơ bản của chiến lược kinh tế mới của LB Nga từ năm 2000 là A. Sản lượng các ngành kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng. B. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp. C. Hạn chế mở rộng ngoại giao. D. Coi trọng châu Âu và châu Mĩ. Câu 5. Một trong những thành tựu quan trọng đạt được về kinh tế của LB Nga sau năm 2000 là TRANG 1
  2. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 A. Sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới. B. Thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài, giá trị xuất siêu tăng. C. Đứng hàng đầu thế giới về sản lượng nông nghiệp. D. Khôi phục lại được vị thế siêu cường về kinh tế. Câu 6. Một trong những thành tựu quan trọng đạt được về xã hội của LB Nga sau năm 2000 là A. Số người di cư đến nước Nga ngày càng đông. B. Gia tăng dân số nhanh. C. Đời sống nhân dân đã được cải thiện. D. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. Câu 7. Ngành công nghiệp mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho LB Nga là A. Công nghiệp hàng không – vũ trụ. B. Công nghiệp luyện kim. C. Công nghiệp quốc phòng. D. Công nghiệp khai thác dầu khí. Câu 8. Các ngành công nghiệp truyền thống của LB Nga là: A. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, điện tử - tin học. B. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, luyện kim màu. C. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, hàng không. D. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, vũ trụ. Câu 9. Các trung tâm công nghiệp truyền thống của LB Nga thường được phân bố ở A. Đồng bằng Đông Âu, U-ran, Xanh Pê-téc-bua. B. Đồng bằng Đông Âu, Trung tâm U-ran, Xanh Pê-téc-bua. C. Đồng bằng Đông Âu, U-ran, Tây Xi-bia. TRANG 2
  3. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 D. Đồng bằng Đông Âu, Tây Xi-bia, Xanh Pê-téc-bua. Câu 10. Các ngành công nghiệp hiện đại được LB Nga tập trung phát triển là A. Sản xuất ô tô, chế biến gỗ. B. Điện tử - tin học. C. Đóng tàu, hóa chất. D. Dệt may, thực phẩm. Câu 11. Ý nào sau đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của LB Nga? A. Quỹ đất nông nghiệp lớn. B. Khí hậu phân hoá đa dạng. C. Giáp nhiều biển và đại dương. D. Có nhiều sông, hồ lớn. Câu 12. Ý nào sau đây không đúng với cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của LB Nga? A. Có đủ các loại hình giao thông. B. Có hệ thống đường sắt xuyên Xi-bia. C. Giao thông vận tải đường thủy hầu như không phát triển được. D. Nhiều hệ thống đường được nâng cấp, mở rộng. Câu 13. Ý nào sau đây đúng với họat động ngoại thương của LB Nga? A. Giá trị xuất khẩu luôn cân bằng với giá trị nhập khẩu. B. Hàng xuất khẩu chính là thủy sản, hàng công nghiệp nhẹ. C. Hàng nhập khẩu chính là dầu mỏ, khí đốt. D. Tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng. Câu 14. Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của Nga là: A. Mát-xcơ-va và Vôn-ga-grát. B. Xanh Pê-téc-bua và Vôn-ga-grát TRANG 3
  4. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 C. Vôn-ga-grát và Nô-vô-xi-biếc. D. Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua. Câu 15. Vùng Trung ương có đặc điểm nổi bật là A. Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp. C. Công nghiệp phát triển, nông nghiệp hạn chế. D. Phát triển kinh tế để hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Câu 16. Vùng Trung tâm đất đen có đặc điểm nổi bật là A. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản. B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp. C. Tập trung nhiều ngành công nghiệp; sản lượng lương thực lớn. D. Công nghiệp khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí phát triển. Câu 17. Vùng U-ran có đặc điểm nổi bật là A. Công nghiệp phát triển, nông nghiệp còn hạn chế. B. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ. C. Các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp phát triển. D. Công nghiệp và nông nghiệp đều phát triển mạnh. Câu 18. Vùng Viễn Đông có đặc điểm nổi bật là A. Vùng kinh tế có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn. B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. C. Phát triển đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản. D. Các ngành luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến dầu khí phát triển. Câu 19. Ý nào sau đây không đúng với quan hệ Nga-Việt trong bối cảnh quốc tế mới? A. Quan hệ Nga –Việt là quan hệ truyền thống. B. Là đối tác chiến lược vì lợi ích cho cả hai bên. TRANG 4
  5. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 C. Hợp tác toàn diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và khoa học kĩ thuật. D. Đưa kim ngạch buôn bán hai chiều Nga-Việt đạt mức 1 tỉ USD/năm. Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 3 Thực hành: Tìm hiểu về GDP và sự phân bố nông nghiệp của Liên bang Nga Bài tập 1. Tìm hiểu sự thay đổi GDP của LB Nga Cho bảng số liệu: GDP của LB Nga qua các năm (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1995 2000 2004 2010 2015 GDP 967,3 363,9 259,7 582,4 1524,9 1326,0 Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5: Câu 1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện GDP của LB Nga giai đoạn 1990 - 2015 là A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ kết hợp (cột, đường). Câu 2. Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên? A. GDP của LB Nga tăng liên tục qua các năm. B. GDP của LB Nga tăng nhanh nhất ở giai đoạn 2010 - 2015 C. Giai đoạn 2000 – 2010, GDP của LB Nga tăng nhanh D. GDP của LB Nga giảm trong những năm đầu thế kỉ XXI. Câu 3. Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho GDP của LB Nga giảm trong giai đoạn 1990 – 2000 là A. Tốc độ gia tăng dân số giảm và có chỉ số âm. TRANG 5
  6. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 B. Xung đột và nội chiến kéo dài. C. Khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới. D. Tốc độ tăng trưởng GDP âm. Câu 4. Nguyên nhân cơ bản làm cho GDP của LB Nga tăng nhanh trong giai đoạn 2000 – 2015 là do A. LB Nga thực hiện chiến lược kinh tế mới. B. Thoát khỏi sự bao vây, cấm vận về kinh tế. C. Có nguồn tài nguên phong phú, lực lượng lao động trình độ cao. D. Huy động được nguồn vốn đầu tư lớn từ bên ngoài. Câu 5. Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho GDP của LB Nga năm 2015 giảm là do A. Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai. B. Suy giảm dân số và nguồn lao động. C. Giá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm mạnh. D. Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bài tập 2. Tìm hiểu sự phân bố nông nghiệp của LB Nga Dựa vào hình 8.10 SGK, trang 73, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 8: Câu 1. Các cây trồng chính của LB Nga là: A. Lúa mì, củ cải đường. B. Lúa gạo, hướng dương. C. Củ cải đường, lúa gạo. D. Lúa mì, chè. Câu 2. Lúa mì được phân bố chủ yếu ở A. Các đồng bằng lớn và đồng bằng ven đại dương. TRANG 6
  7. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 B. Đồng bằng Đông Âu và phía nam của đồng bằng Tây Xi-bia. C. Đồng bằng Tây Xi-bia và cao nguyên Trung Xi-bia. D. Đồng bằng Đông Âu và hạ lưu các con sông lớn. Câu 3. Củ cải đường được trồng ở A. phía bắc đồng bằng Tây Xi-bia. B. Ven Thái Bình Dương. C. Phía tây đồng bằng Đông Âu. D. Ven Bắc Băng Dương. Câu 4. Các vật nuôi chính của LB Nga là: A. Bò, cừu, trâu. B. Bò, lợn, dê. C. Bò, cừu, lợn. D. Bò, trâu, ngựa. Câu 5. Bò phân bố chủ yếu ở: A. Đồng bằng Đông Âu và phía nam đồng bằng Tây Xi-bia, phía nam cao nguyên Trung Xi-bia. B. Đồng bằng Đông Âu và phía bắc đồng bằng Tây Xi-bia, phía nam cao nguyên Trung Xi-bia. C. Phía bắc đồng bằng Đông Âu và phía bắc đồng bằng Tây Xi-bia, phía nam cao nguyên Trung Xi-bia. D. Đồng bằng Đông Âu và phía nam đồng bằng Tây Xi-bia, đồng bằng ven Thái Bình Dương. Câu 6. Lợn được nuôi chủ yếu ở A. Đồng bằng Tây Xi-bi-a. B. Đồng bằng Đông Âu. C. Cao nguyên Trung Xi-bia. TRANG 7
  8. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 D. Khu vực dọc biên giới. Câu 7. Cừu được nuôi chủ yếu ở A. Dọc theo đường vĩ tuyến 60oB. B. Các đồng bằng ven Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. C. Phía nam đồng bằng Đông Âu, phía bắc đồng bằng Tây Xi-bia, phía tây cao nguyên Trung Xi-bia. D. Phía nam đồng bằng Đông Âu và phía nam đồng bằng Tây Xi-bia, phía nam cao nguyên Trung Xi-bia. Câu 8. Các cây trồng, vật nuôi của LB Nga được phân bố chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu là do: A. Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm quanh năm. B. Địa hình thấp, có nhiều sông lớn, đất phù sa màu mỡ. C. Địa hình tương đối cao, có đồi thấp, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa. D. Địa hình thấp, bằng phẳng, có nhiều mưa vào mùa đông. TRANG 8
  9. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 1 Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế Câu 1. Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây? A. Đông Á. B.Nam Á. C. Bắc Á. D.Tây Á. Câu 2. Đảo chiếm 61% tổng diện tích đất nước Nhật Bản là A. Hô-cai-đô. B.Hôn-su. C. Xi-cô-cư. D.Kiu-xiu. Câu 3. Đảo nằm ở phía bắc của Nhật Bản là A. Hôn-su. B. Hô-cai-đô. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu. Câu 4. Khó khắn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là A. Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh. B. Khí hậu phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam. C. Nghèo khoáng sản. D. Nhiều đảo lớn, nhỏ nhưng nằm cách xa nhau. Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản? A. Lượng mưa tương đối cao. B. Thay đổi từ bắc xuống nam. C. Có sự khác nhau theo mùa. D. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Câu 6. Mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết là đặc điểm khí hậu của A. Phía bắc Nhật Bản. B. Phía nam Nhật Bản. TRANG 9
  10. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 C. Khu vực trung tâm Nhật Bản. D. Ven biển Nhật Bản. Câu 7. Mùa đông đỡ lạnh, mùa hạ đỡ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu của A. Đảo Hô-cai-đô. B. Đảo Kiu-xiu. C. Đảo Hôn-su. D. Các đảo nhỏ phía bắc Nhật Bản. Câu 8. Các loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể hơn cả của Nhật Bản là A. Dầu mỏ và khí đốt. B. Sắt và mangan. C. Than đá và đồng. D. Bôxit và apatit. Câu 9. Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do A. Có nhiều bão, sóng thần. B. Có diện tích rộng nhất. C. Nằm ở vùng vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao. D. Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản qua các năm Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi từ 10 đến 12: TRANG 10
  11. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 Câu 10. Đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là A. Quy mô không lớn. B. Tập trung chủ yếu ở miền núi. C. Tốc độ gia tăng dân số cao. D. Dân số già. Câu 11. Ý nào sau đây không đúng về dân cư Nhật Bản? A. Là nước đông dân. B. Phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển. C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao. D. Dân số già. Câu 12. Từ năm 1950 đến năm 2014, dân số Nhật Bản có sự biến động theo hướng A. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi giảm nhanh. B. Số dân tăng lên nhanh chóng. C. Tỉ lệ người từ 15 – 64 không thay đổi. D. Tỉ lệ người 65 tuổi trở lên giảm chậm. Câu 13. Đặc tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm rất cao, coi trọng giáo dục, ý thức đổi mới của người lao động A. Là nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển. B. Đã tạo nên sự cách biệt của người Nhật với người dân các nước khác. C. Là trở ngại khi Nhật Bản hợp tác lao động với các nước khác. D. Có ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản. Câu 14. Một trong những đặc trưng nổi bật của người lao động Nhật Bản là A. Không có tinh thần đoàn kết. B. Ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao. C. Trình độ công nghệ thông tin đứng đầu thế giới. TRANG 11
  12. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 D. Năng động nhưng không cần cù. Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu nào làm hco nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng cao từ năm 1950 đến năm 1973? A. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa nông nghiệp, hạn chế vốn đầu tư. B. Tập rung cao độ và phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn và duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng. C. Tập trung phát triển các xí nghiệp lớn, giảm và bỏ hẳn những tổ chức sản xuấ nhỏ, thủ công. D. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng, phát triển nhanh các ngành cần đến khoáng sản. Câu 16. Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản vì A. Giải quyết được nguồn nguyên liệu dư thừa của nông nghiệp. B. Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn. C. Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu. D. Phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế (cơ sở sản xuất, lao động, nguyên liệu, ), phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn hiện tại. Câu 17. Những năm 1973 – 1974 và 1979 – 1980, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm xuống nhanh, nguyên nhân chủ yếu là do A. Có nhiều thiên tai. B. Khủng hoảng dầu mỏ thế giới. C. Khủng hoảng tài chính thế giới. D. Cạn kiệt về tài nguyên khóng sản. Câu 18. Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản qua các năm (Đơn vị: %) Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giảm liên tục. TRANG 12
  13. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 B. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản cao hàng đầu thế giới. C. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản không ổn định. D. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản thấp và hầu như không biến động. TIẾT 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế I. CÁC NGÀNH KINH TẾ. 1. Công nghiệp. - Đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì. - Cơ cấu ngành: + Công nghiệp truyền thông: hóa dầu, sản xuất ô tô, luyện kim + Công nghiệp hiện đại: sản xuất điện tử, tin học, công nghệ cao. - Phân bố: Các trung tâm tập trung chủ yếu ven biển-phía đông nam. 2. Dịch vụ. - Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng chiếm 68% giá trị GDP. - Giá trị thương mại đứng thứ 4 thế giới. Thị trường XNK: các nước phát triển và các nước đang phát triển. - Ngành tài chính ngân hàng phát triển hàng đầu thế giới. - Giao thông vận tải biển đứng thứ 3 thế giới. 3. Nông nghiệp. - Là ngành chiếm vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, chiếm khoảng 1% GDP. - Phát triển theo hướng thâm canh chú trọng tăng năng suất và tăng chất lượng nông sản. - Cơ cấu: + Ngành trồng trọt: TRANG 13
  14. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 * Cây lương thực: lúa gạo chiếm 50% diện tích đất canh tác. * Cây công nghiệp: chè, thuốc lá, dâu tằm. * Rau quả cận nhiệt, ôn đới. + Ngành chăn nuôi: tương đối phát triển. + Thủy sản: * Đánh bắt cá: sản lượng đúng đầu thế giới, kĩ thuật đánh bắt hiện đại. * Nuôi trồng được chú trọng. II. BỐN VÙNG KINH TẾ GẮN VỚI BỐN ĐẢO LỚN. Vùng Đặc điểm chung Trung tâm công nghiệp KT Hôn- Diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát Tô-ki-ô, Iôcôhama, su triển nhất với các ngành công nghiệp truyền thống Caoaxaki, Nagôia, Côbê, và hiện đại Kiôtô, Kiu- Phát triển công nghiệp nặng, nhất là khai thác than Phucuôca, Nagaxaki xiu và luyện thép do có nguồn nguyên liệu và vị trí thuận lợi trong nhập nguyên nhiên liệu. Xi-cô- Phát triên công nghiệp khai thác quặng đồng, nông Côchi cư nghiệp. Hô- Phát triển lâm nghiệp, công nghiệp khia thác. Xappôrô, Murôan, cai-đô Cusirô, CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM B9 Câu 1. Biểu hiện hứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là A. Sản phẩm công nghiệp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. B. Hằng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp. TRANG 14
  15. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 C. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới. D. Có tới 80% lao động hoạt động trong ngànhcông nghiệp. Câu 2. Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là: A. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt. B. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt. C. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt. D. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt. Câu 3. Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do A. Có nguồn lao động dồi dào. B. Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lợi nhuận cao. C. Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao. D. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Câu 4. Trừ ngành dệt truyền thống, tất cả các ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản đều hướng vào A. Tận dụng tối đa sức lao động. B. Tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước. C. Kĩ thuật cao. D. Tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong nước. Câu 5. Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít nhất các trung tâm công nghiệp? A. Hôn-su. B.Hô-cai-đô. C. Xi-cô-cư. D.Kiu-xiu. Câu 6. Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo nào sau đây? A. Hôn-su. B.Hô-cai-đô. TRANG 15
  16. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 C. Xi-cô-cư. D.Kiu-xiu. Câu 7. Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì A. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm. B. Tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước. C. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào. D. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền. Câu 8. Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản? A. Chiếm tỉ trọng GDP lớn. B. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn. C. Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới về thương mại. D. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng. Câu 9. Ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do A. Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ. B. Công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời. C. Số dân đông, nhu cầu giao lưu lớn. D. Ngành đánh bắt hải sản phát triển. Câu 10. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là: A. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ha-chi-nô-hê. B. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Na-ga-xa-ki. C. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca. D. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Cô-chi. Câu 11. Nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế NHẬT BẢN là do A. Nhật Bản ưu tiên phát triển thương mại, tài chính. B. Nhật Bản tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp. TRANG 16
  17. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 C. Diện tích đất nông nghiệp quá ít. D. Nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế hơn sản xuất. Câu 12. Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì A. Đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng. B. Sản xuất thâm canh có chi phí cao. C. Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp. D. Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh. Câu 13. Cây trồng chính của Nhật Bản là A. Lúa mì. B. Chè. C. Lúa gạo. D. Thuốc lá. Câu 14. Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do A. Diện tích dành cho trồng chè, thuốc lá, dâu tằm tăng lên. B. Một phần diện tích trồng lúa dành cho quần cư. C. Mức tiêu thụ gạo trên đầu người giảm và năng suất lúa ngày càng cao. D. Nhật Bản có xu hướng nhập khẩu gạo từ bên ngoài. Câu 15. Ý nào sau đây không đúng với sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản? A. Là cây trồng chính của nông nghiệp Nhật Bản. B. Chiếm 50% diện tích đất canh tác. C. Một số diện tích trồng lúa chuyển sang trồng các cây khác. D. Sản lượng lúa đứng hàng đầu thế giới. Câu 16. Vật nuôi chính của Nhật Bản là A. Trâu, cừu, ngựa. B.Bò, dê, lợn. C. Trâu, bò, lợn. D.Bò, lợn, gà. Câu 17. Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là A. Tự cung, tự cấp. TRANG 17
  18. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 B. Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng. C. Quy mô lớn. D. Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Câu 18. Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì A. Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, gần các ngư trường lớn và cá là thực phẩm chính. B. Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao. C. Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm. D. Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ. Câu 19. Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su? A. Diện tích rộng nhất, số dân đông nhất. B. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế. C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng. D. Các trung tâm công nghiệp rất lớn tập trung ở phần phía nam. Câu 20. Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là A. Phát triển mạnh khai thác than và luyện thép. B. Phát triển mạnh khai thác quặng đồng và luyện kim màu. C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng. D. Có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê. Câu 21. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng A. Hôn-su. B.Kiu-xiu. C. Xi-cô-cư. D. Hô-cai-đô. Câu 22. Vùng có rừng bao phủ phần lớn diện tích và dân cư thưa thớt là A. Hôn-su. B. Kiu-xiu. C. Xi-cô-cư. D.Hô-cai-đô. TRANG 18
  19. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 Câu 23. Các trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng kinh tế Hôn-su? A. Ô-xa-ca, Cô-bê, Xa-pô-rô. B. Ô-xa-ca, Cô-bê, Mu-rô-ran. C. Ô-xa-ca, Cô-bê, Ki-ô-tô. D. Ô-xa-ca, Cô-bê, Na-ga-xa-ki. TRANG 19
  20. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 3 Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản Bài tập 1. Vẽ biểu đồ Cho bảng số liệu: Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm (Đơn vị: tỉ USD) Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5: Câu 1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2015 là A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ kết hợp (cột, đường). Câu 2. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2015 là A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ kết hợp (cột, đường). Câu 3. Tổng giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản năm 2015 là A. 858,7 tỉ USD. B. 1 020,2 tỉ USD. C. 1 462,2 tỉ USD. D. 1 273,1 tỉ USD. Câu 4. Tỉ trọng xuất và nhập khẩu của Nhật Bản năm 2015 là A. 49,1% và 50,9%. B. 55,0% và 45,0%. C. 52,6% và 47,4%. D. 55,8% và 44,2%. Câu 5. Nhận xét nào sau đây là đúng? TRANG 20
  21. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 A. Giai đoạn 1990 – 2010, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản luôn thấp hơn giá trị xuất khẩu. B. Giai đoạn 1990 – 2010, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản tương đương giá trị xuất khẩu. C. Giai đoạn 1990 – 2010, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản luôn cao hơn giá trị xuất khẩu. D. Giai đoạn 1990 – 2010, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản ngày càng giảm. Bài tập 2. Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại Câu 1. Nhật Bản đã rút ngắn được khoảng cách và vươn lên dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành kinh tế chủ yếu là do A. Người lao động Nhật Bản đông đảo, cần cù, chịu khó. B. Không nhập công nghệ mới từ bên ngoài. C. Phát huy được tính tự lập, tự cường. D. Tích cực nhập khẩu công nghệ, kĩ thuật của nước ngoài, tận dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật và vốn đầu tư của các nước. Câu 2. Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là A. Lúa mì, dầu mỏ, quặng. B. Sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, nguyên liệu công nghiệp. C. Lúa mì, lúa gạo, hải sản. D. Sản phẩm nông nghiệp, vật tư nông nghiệp, sản phẩm công nghiệp. Câu 3. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là A. Sản phẩm nông nghiệp. B. Năng lượng và nguyên liệu. C. Sản phẩm thô chưa qua chế biến. D. Sản phẩm cong nghiệp chế biến. Câu 4. Phần lớn giá trị xuất khẩu của Nhật Bản luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu là do TRANG 21
  22. ĐỊA LÍ 11 HK2 B8-B9 A. Nhật Bản chủ yếu nhập nguyên liệu giá rẻ, xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến có giá thành cao. B. Nhật Bản không phải nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống. C. Số lượng các mặt hàng xuất khẩu vượt trội so với số lượng các mặt hàng nhập khẩu. D. Sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản có giá trị rất cao, thị trwongf xuất khẩu ổn định. Câu 5. Bạn hàng chủ yếu của Nhật Bản với các nước phát triển là A. Hoa Kì và EU. B. Hoa Kì và Anh. C. Hoa Kì và Đức. D. Hoa Kì và Pháp. Câu 6. Bạn hàng chủ yếu của Nhật Bản với các nước đang phát triển là A. Các nước ASEAN. B. Các nước châu Phi. C. Các nước Mĩ Latinh. D. Các nước và lãnh thổ công nghiệp mới ở châu Á. Câu 7. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về A. Tổng giá trị xuất, nhập khẩu và giá trị xuất siêu. B. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA). C. Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (FII) và viện trợ phát triển chính thức (ODA). D. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (FII). TRANG 22