Chuyên đề Sử dụng công cụ Learning Activity Rubric vào thiết kế, đánh giá và cải tiến các hoạt động học tập trong dạy học chương "Động lực học chất điểm" theo hướng phát triển năng lực của học sinh

docx 45 trang Đăng Bình 05/12/2023 1380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Sử dụng công cụ Learning Activity Rubric vào thiết kế, đánh giá và cải tiến các hoạt động học tập trong dạy học chương "Động lực học chất điểm" theo hướng phát triển năng lực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_su_dung_cong_cu_learning_activity_rubric_vao_thiet.docx
  • docbia báo cáo chuyên đề.doc
  • docbia giao an lưc ma sat tiet 2.doc
  • docxKẾ HOẠCH DẠY HỌC -lực ma sat tiet 2.docx

Nội dung text: Chuyên đề Sử dụng công cụ Learning Activity Rubric vào thiết kế, đánh giá và cải tiến các hoạt động học tập trong dạy học chương "Động lực học chất điểm" theo hướng phát triển năng lực của học sinh

  1. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 2 I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ 2 II. MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ 3 III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 3 B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 4 I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng công cụ LEARNING ACTIVITY RUBIC vào thiết kế các hoạt động học tập trong dạy học Vật lí theo hướng phát triển năng lực học sinh 4 1. Hoạt động học tập (HĐHT) 4 1.1. Khái niệm HĐHT 4 1.2. Vai trò của hoạt động học tập 5 1.3. Các dạng hoạt động học tập 5 1.4. Thiết kế hoạt động học 5 1.5. Vai trò thiết kế hoạt động học tập 6 2. Giới thiệu bộ công cụ LAR 6 3. Sử dụng LAR để đánh giá, thiết kế và cải tiến HĐHT 8 3.1. Thang đánh giá các phương diện của HĐHT 8 3.1.1. Về phương diện xây dựng kiên thức 8 3.1.2. Về phương diện hợp tác 8 3.1.3. Về phương diện sử dụng CNTT 9 3.1.4. Về phương diện tự điều chỉnh 9 3.1.5. Về phương diện giải quyết vấn đề thực tế 9 3.2. Sử dụng LAR để đánh giá HĐHT 10 3.3. Sử dụng bộ công cụ LAR để thiết kế HĐHT 11 3.3.1. Nguyên tắc sử dụng bộ công cụ Learning Activity Rubric thiết kế hoạt động học tập 11 3.3.2. Quy trình sử dụng bộ công cụ Learning Activity Rubric thiết kế hoạt động học tập 11 3.4. Sử dụng LAR để cải tiến HĐHT 13 3.5. Ưu nhược điểm của việc sử dụng bộ công cụ LAR 17 II. SỬ DỤNG CÔNG CỤ LEARNING ACTIVITY RUBRIC VÀO THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỤC HỌC CHẤT ĐIỂM THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 18 III. HIỆU QUẢ CỦA CHUYÊN ĐỀ 41 1. Đối tượng dạy học của chuyên đề: 41 2. Kết quả : 42 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 1. Kết luận 43 2. kiến nghị 43 GVTH: Lê Thị Thanh Trang 1
  2. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 CHUYÊN ĐỀ: SỬ DỤNG CÔNG CỤ LEARNING ACTIVITY RUBRIC (LAR) VÀO THIẾT KẾ, ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH. Thạc sỹ Lê Thị Thanh Tổ trưởng bộ môn vật lí trường THPT Nguyễn Huệ A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang lan rộng khắp thế giới với tốc độ phát triển nhanh, nhiều đột phá trong công nghệ. Các sáng chế và tiến bộ khoa học có mặt ở khắp các lĩnh vực như : trí tuệ nhân tạo, Robotics, in-tơ-nét vạn vật (IoT), xe tự lái, công nghệ sinh học, công nghệ Na-no, công nghệ in 3D, khoa học vật liệu, máy tính lượng tử, tác động đến hầu hết các ngành công nghiệp. CMCN 4.0 sẽ tạo ra sự thay đổi vô cùng lớn trong đời sống, kinh tế xã hội và phát sinh thêm rất nhiều ngành nghề mới trên thị trường lao động. Đây chính là thách thức của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới của thời đại, đòi hỏi giáo dục phải đem lại cho người học cả tư duy những kiến thức kỹ năng mới, khả năng sáng tạo, thích ứng với thách thức và những yêu cầu mới mà các phương pháp giáo dục truyền thống không thể đáp ứng. Chính vì vậy, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục của Nghị quyết là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Trong thực tế, công cuộc cải cách toàn diện hệ thống giáo dục nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hầu hết các giáo viên và học sinh đã dần quen với những phương pháp dạy và học mới. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực trong thực tiễn còn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. GVTH: Lê Thị Thanh Trang 2
  3. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 Mặt khác, trong quá trình dạy học việc đánh giá còn nhiều hạn chế. Đa số là đánh giá giờ dạy theo công cụ truyền thống của Bộ GD – ĐT, công cụ đánh giá dạy học chuyên đề, công cụ đánh giá dạy học mô hình VNEN, công cụ đánh giá dạy học dự án, Tuy nhiên việc đánh giá giảng dạy chủ yếu là dự giờ quan sát thông qua các phiếu quan sát lớp học. Các tiêu chí đánh giá giảng dạy hiện nay chưa tách rời việc đánh giá phần thiết kế giảng dạy và thực thi giảng dạy. Mặt khác, việc đánh giá bài soạn theo tiêu chí đánh giá trong phiếu đánh giá giờ dạy do Bộ GD – ĐT Việt Nam ban hành đã không còn phù hợp và không thể đánh giá được, vì hoạt động dạy học của GV đã thay đổi căn bản từ cách truyền thụ kiến thức sang tổ chức HĐHT cho HS. Vậy làm thế nào trong tiết dạy vừa vận dụng phương pháp dạy học tích cực vừa đánh giá kết quả học tập của học sinh trong giảng dạy một cách tối ưu vừa phát huy năng lực của học sinh. Vì những lí do trên, tôi đã mạnh dạn xây dựng chuyên đề: “ Sử dụng công cụ learning activity rubric vào thiết kế, đánh giá và cải tiến các hoạt động học tập trong dạy học chương Động lực học chất điểm theo hướng phát triển năng lực của học sinh” II. MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ Sử dụng những tiêu chí đánh giá trong bộ công cụ LAR làm cơ sở thiết kế các HĐHT nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo và giải quyết vấn đề của học sinh trong quá trình học tập. Bên cạnh đó bộ công cụ LAR còn cung cấp cho GV các chỉ dẫn để đánh giá và cải tiến bài soạn theo hướng đổi mới để phát triển năng lực của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật lí. Thông qua quá trình dạy học phát triển năng lực cho học sinh, khơi dậy niềm đam mê của học sinh với môn Vật lí, gắn kiến thức Vật lí với thực tế và giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức tích lũy được vào thực tiễn cuộc sống. III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Đa số giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Nhiều giáo viên đã xác định rõ sự cần thiết và mong muốn thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. GVTH: Lê Thị Thanh Trang 3
  4. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 Một số giáo viên đã vận dụng PPDH, kiểm tra đánh giá tích cực trong dạy học. Kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của GV trong việc tổ chức hoạt động dạy học được nâng cao. GV vận dụng được qui trình kiểm tra, đánh giá mới vào trong dạy học. Nhà trường quan tâm, tạo mọi điều kiện để giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hoàn thành tốt công việc của mình. Đối với các em ở thành thị đa số các gia đình đều đã được trang bị máy tính, thư viện của trường cũng có hệ thống máy tính đã kết nối internet, đây cũng là một yếu tố giúp giáo viên dễ dàng áp dụng các phương pháp dạy học mới hiệu quả. Kỹ năng của học sinh trong việc sử dụng các phương tiện, trình độ công nghệ thông tin, kỹ năng thuyết trình của học sinh tốt hơn trước nên thuận lợi trong việc áp dụng phương pháp đổi mới vào giảng dạy. Bên cạnh những kết quả bước đầu ở trên, việc đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá còn có nhiều hạn chế sau: - Hoạt động đổi mới PPDH ở các trường chưa mang lại hiệu quả cao. Những giáo viên lớn tuổi ngại thay đổi nên vẫn còn sử dụng PPDH truyền thống. Một số giáo viên trẻ về tuổi đời và tuổi nghề tuy nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm. - Việc rèn luyện các kỹ năng cho học sinh thông qua những kiến thức đã học còn nhiều hạn chế. - Việc ứng dụng CNTT trong dạy học đôi lúc chưa hợp lý. Một số GV hơi lạm dụng việc trình chiếu của máy vi tính nên hiệu quả đạt được chưa cao. - Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng. Việc kiểm tra chủ yếu tái hiện kiến thức, đánh giá qua điểm số. Giáo viên đánh giá hoạt động học tập của học sinh còn mang tính định tính, chưa có cơ sở khoa học. B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng công cụ LEARNING ACTIVITY RUBIC vào thiết kế các hoạt động học tập trong dạy học Vật lí theo hướng phát triển năng lực học sinh 1. Hoạt động học tập (HĐHT) 1.1. Khái niệm HĐHT Hoạt động học tập (HĐHT) là các nhiệm vụ mà học sinh (HS) phải thực hiện trong quá trình học tập một nội dung nào đó. Các HĐHT thường được giáo viên (GV) chỉ định, hoặc cũng có thể do HS tự tổ chức. HĐHT có thể được tiến hành trên lớp, hoặc dưới dạng bài tập về nhà, hoặc như một phần của một dự án học tập. GVTH: Lê Thị Thanh Trang 4
  5. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 Trong dạy học, việc đánh giá một HĐHT có hiệu quả hay không là một việc làm rất quan trọng vì nó không chỉ cung cấp thông tin phản hồi cho GV để có thể tự điều chỉnh việc giảng dạy của mình sao cho phù hợp với nhu cầu và sự phát triển hiện tại của HS, mà còn có vai trò định hướng cho GV nhằm tổ chức các HĐHT tốt hơn, giúp tích cực hóa hoạt động của HS trong quá trình học tập. 1.2. Vai trò của hoạt động học tập - HĐHT không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động học. HĐHT muốn đạt kết quả cao, người học phải biết cách học, phương pháp học, nghĩa là phải có những tri thức về chính bản thân hoạt động học. - HĐHT là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi HS nên giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển tâm lý người học trong lứa tuổi này. Trong dạy học hiện đại, HS được coi là chủ thể của quá trình nhận thức thì HĐHT vừa là động lực, vừa là kết quả của quá trình dạy học. Sự đa dạng trong tổ chức hoạt động dạy học cho phép phù hợp với nhiều phong cách học tập khác nhau của HS. 1.3. Các dạng hoạt động học tập Trong tổ chức HĐHT có 3 dạng hoạt động là : - Hoạt động lĩnh hội : Yêu cầu HS nhìn – nghe – quan sát, gồm : HS nghiên cứu các tài liệu trong SGK, quan sát tranh - ảnh – phim, quan sát và nghe kể chuyện – bài trình chiếu, tham quan, Dạng hoạt động lĩnh hội tương ứng PPDH của GV trong nhóm dùng lời, nhóm phương pháp trực quan. - Hoạt động thực hành : yêu cầu HS luyện tập, tìm tòi và khám phá, bao gồm : thực hành (quan sát, làm thí nghiệm, giải bài tập), khám phá trải nghiệm, chơi mô phỏng trong môi trường an toàn. Dạng hoạt động thực hành tương ứng các PPDH của GV trong nhóm phương pháp thực hành. - Họat động kết nối : Yêu cầu học sinh kết nối kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, gồm : xử lí tình huống thực tế, tự nghiên cứu, giải quyết các bài tập tình huống. Dạng hoạt động kết nối tương ứng phương pháp thực hành – nghiên cứu. 1.4. Thiết kế hoạt động học Thiết kế HĐHT là chỉ ra những công việc để tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức, về bản chất là “ý đồ tổ chức dạy học” của GV, được thể hiện thông qua việc thiết kế, bố trí, sắp xếp các hoạt động hợp lí phù hợp với nội dung và điều kiện cơ sở vật chất hiện tại GVTH: Lê Thị Thanh Trang 5
  6. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 1.5. Vai trò thiết kế hoạt động học tập Việc thiết kế HĐHT thể hiện ý đồ tổ chức dạy học của GV, nó giống như một bản đồ dẫn đường cho thầy và trò đi đúng hướng trong một tiết học. Các HĐHT được thiết kế nhằm đảm bảo trật tự khoa học thông tin, điều chỉnh khung thời gian, nội dung trọng tâm bài học, giúp GV và HS chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện hỗ trợ việc dạy và học sao cho giờ học đạt hiệu quả cao nhất. Muốn có được một tiết học hiệu quả, GV cần phải thiết kế kịch bản chi tiết và hấp dẫn cho từng HĐHT bằng cách xác định rõ công việc GV – HS cần chuẩn bị cho hoạt động, trình tự hoạt động của GV – HS trong hoạt động, công cụ đánh giá hoạt động của GV – HS. 2. Giới thiệu bộ công cụ LAR Bộ công cụ LAR (Learning Activity Rubric) được xây dựng và phát triển từ các nghiên cứu về Dạy và Học sáng tạo (ITL Research), được tài trợ bởi chương trình Đối tác học tập (Partner in Learning) của tập đoàn Microsoft kết hợp với các tài liệu từ đề án Teacher assignment/Student work thuộc quỹ Bill & Melinda Gates nhằm cung cấp cho GV các chỉ dẫn để đánh giá một HĐHT tích cực. LAR xem xét các phương diện khác nhau của một HĐHT, đó là: (1) Xây dựng kiến thức, (2) Hợp tác, (3) Ứng dụng CNTT, (4) Tự điều chỉnh và (5) Giải quyết vấn đề thực tế. Ở mỗi phương diện đều có thang đánh giá với các mã điểm lần lượt từ 1 đến 4. Bộ công cụ LAR không những cho phép GV đánh giá được giáo án đã thiết kế mà còn trên cơ sở những định hướng đó để điều chỉnh, cải tiến các hoạt động học tập sao cho tối đa hóa điểm của cả 5 phương diện để tổ chức các HĐHT tốt hơn, giúp tích cực hóa hoạt động của HS trong quá trình học tập và nâng cao hiệu quả dạy học. (1)Xây dựng kiến thức - trả lời cho câu hỏi: HĐHT kích thích HS xây dựng kiến thức ở mức độ nào, và đó có phải là kiến thức liên môn không? Quá trình xây dựng kiến thức diễn ra khi HS gắn kết thông tin mới với kiến thức có sẵn của họ để sản sinh ra các ý tưởng và hiểu biết còn mới lạ đối với họ bằng cách sử dụng ít nhất một trong các thao tác tư duy như giải thích, phân tích, tổng hợp, hoặc thẩm định/đánh giá Nếu HS chỉ đơn thuần được yêu cầu mô phỏng lại thông tin mà họ đã đọc hoặc nghe từ các bài giảng, sách giáo khoa (SGK), hay thông qua việc tiếp xúc với mạng internet hoặc truyền thông thì đó không được coi là xây dựng kiến thức. GVTH: Lê Thị Thanh Trang 6
  7. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 (2)Hợp tác - trả lời cho câu hỏi: HĐHT yêu cầu HS phải hợp tác với người khác ở mức độ nào? Phương diện này xem xét liệu HS có làm việc với những người khác trong HĐHT hay không và chất lượng của sự hợp tác đó như thế nào? (chỉ đơn thuần là giúp đỡ nhau hay cần phải chia sẻ trách nhiệm với nhau khi thực hiện công việc, hay phải cùng nhau đưa ra những quyết định quan trọng đối với sản phẩm chung của cả nhóm ). (3)Sử dụng CNTT - trả lời cho câu hỏi: Việc sử dụng CNTT có hỗ trợ HS xây dựng kiến thức không? Liệu HS có thể đạt được những kiến thức tương tự mà không cần sử dụng CNTT? Phương diện này tập trung vào việc HS sử dụng CNTT để hỗ trợ cho hoạt động xây dựng kiến thức của mình chứ không xem xét việc GV sử dụng CNTT như thế nào trong bài giảng đó. Mức độ sử dụng CNTT trong HĐHT của HS có thể được sắp xếp từ thấp đến cao gồm: không có cơ hội sử dụng CNTT; sử dụng CNTT để mô phỏng lại kiến thức; sử dụng CNTT để hỗ trợ xây dựng kiến thức và sử dụng CNTT như một công cụ bắt buộc để xây dựng kiến thức. (4) Tự điều chỉnh - trả lời cho câu hỏi: HĐHT diễn ra trong bao lâu? HS có được tự lên kế hoạch cũng như tự đánh giá công việc của mình hay không? Phương diện này xem xét liệu HĐHT có mang lại cho HS cơ hội để rèn luyện các kĩ năng tự điều chỉnh, như kĩ năng lập kế hoạch, kiểm soát và tự đánh giá công việc cũng như sự tiến bộ của mình hay không. Các HĐHT đáp ứng được điều đó thường là các hoạt động dài hơi, kéo dài khoảng một tuần hoặc hơn. GV có thể tăng cường việc rèn luyện cho HS các kĩ năng này bằng cách giao nhiệm vụ và để HS tự quyết định vai trò của các thành viên trong nhóm, tự lên kế hoạch hành động. Bên cạnh đó, GV cũng nên cung cấp trước các tiêu chí đánh giá sản phẩm nhằm giúp HS định hướng tốt hơn cũng như có thể tự đánh giá về công việc của mình. (5) Giải quyết vấn đề (GQVĐ) thực tế - trả lời cho câu hỏi: HĐHT có đòi hỏi các vấn đề thực tế không? Các giải pháp của HS có được thực hiện trong thực tế hay không? Trong dạy học truyền thống, các kiến thức mà HS được học thường tách biệt và xa rời thực tế. Phương diện này xem xét liệu HĐHT đó có đòi hỏi HS GQVĐ, sử dụng các dữ liệu hoặc các bối cảnh thực tế không. Việc GQVĐ có thể bao gồm việc HS đưa ra các giải pháp cho một vấn đề mới đối với họ, hoặc thực hiện một nhiệm vụ mà họ chưa GVTH: Lê Thị Thanh Trang 7
  8. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 được dạy cách làm, hoặc thiết kế một sản phẩm phức tạp đòi hỏi nhiều nguồn lực và cần trải qua các công đoạn khác nhau 3. Sử dụng LAR để đánh giá, thiết kế và cải tiến HĐHT Với các tiêu chí rõ ràng ứng với mỗi mã điểm, LAR cho phép GV có thể tự đánh giá xem HĐHT mà mình tổ chức cho HS hiện đang được tổng điểm bao nhiêu, trong đó điểm thành phần của từng phương diện như thế nào. Trên cơ sở đó, GV có thể thay đổi, cải tiến cách thức tổ chức hoạt động cho HS, hướng tới các tiêu chí ở cấp độ cao hơn trong từng phương diện của HĐHT. 3.1. Thang đánh giá các phương diện của HĐHT 3.1.1. Về phương diện xây dựng kiên thức - Mã điểm1: Chỉ yêu cầu HS mô phỏng lại kiến thức (tư duy tái hiện). Ví dụ: HS nghe giảng, có thể nhắc lại khái niệm mà GV vừa giảng. - Mã điểm 2: Yêu cầu HS thực hiện một phần quy trình xây dựng kiến thức, nhưng không phải là yêu cầu chính của hoạt động. Ví dụ: HS thu nhận kiến thức chủ yếu do lắng nghe GV giảng, đôi lúc tham gia trả lời một số câu hỏi mở rộng kiến thức. - Mã điểm 3: Yêu cầu chính là xây dựng kiến thức. Kiến thức được xây dựng trong nội tại một môn học. Ví dụ: HS thu nhận kiến thức thông qua việc phân tích, tổng hợp thông tin để hoàn thiện một nhiệm vụ mà GV giao. - Mã điểm 4: Yêu cầu chính là xây dựng kiến thức. Kiến thức được xây dựng liên quan đến hai hoặc nhiều môn khác nhau.Ví dụ: HS được yêu cầu vận dụng chuyển động hướng tâm của trái đât, chuyển động quay xung quanh mặt trời giải thích các hệ quả : chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời, các mùa, ngày đêm dài ngắn theo mùa 3.1.2. Về phương diện hợp tác - Mã điểm 1: Không đòi hỏi HS làm việc theo cặp hoặc theo nhóm. Ví dụ: HS làm việc cá nhân hoặc cả lớp cùng thảo luận một chủ đề. - Mã điểm 2: HS phải làm việc cùng nhau theo cặp hoặc nhóm, nhưng họ không chia sẻ trách nhiệm với nhau. Ví dụ: Theo cặp, HS góp ý cho nhau về sản phẩm của mỗi cá nhân. - Mã điểm 3: HS chia sẻ trách nhiệm với nhau nhưng họ không cần phải cùng nhau đưa ra những quyết định quan trọng. Ví dụ: Mỗi HS trong nhóm thực hiện một bước trong quy trình được GV hướng dẫn để tạo ra một sản phẩm nào đó. - Mã điểm 4: HS chia sẻ trách nhiệm và phải cùng nhau đưa ra các quyết định quan trọng về nội dung, quá trình, hoặc sản phẩm của công việc. Ví dụ: HS làm việc GVTH: Lê Thị Thanh Trang 8
  9. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 nhóm để tạo bài trình bày về một chủ đề nào đó. Các em phải cùng nhau quyết định nên chọn những nội dung gì, cấu trúc, hình thức của bài trình bày như thế nào 3.1.3. Về phương diện sử dụng CNTT - Mã điểm 1: HS không có cơ hội để sử dụng CNTT trong HĐHT này. Ví dụ: HS tìm ra kiến thức mới bằng cách làm bài tập trong phiếu học tập. - Mã điểm 2: HS sử dụng CNTT để học hoặc thực hành các kỹ năng cơ bản hoặc mô phỏng lại thông tin. Họ không thực hiện quá trình xây dựng kiến thức. Ví dụ: HS đánh máy bài để nộp cho GV. HS tìm kiếm thêm các thông tin bổ sung sau khi đã học về kiến thức đó - Mã điểm 3: HS sử dụng CNTT để hỗ trợ việc xây dựng kiến thức nhưng họ cũng có thể xây dựng kiến thức tương tự mà không cần đến CNTT. - Mã điểm 4: HS sử dụng CNTT để hỗ trợ việc xây dựng kiến thức và nếu không có sự ứng dụng CNTT thì hoạt động xây dựng kiến thức sẽ không khả thi. Ví dụ: HS sử dụng phần mềm thiết kế, thay đổi các chỉ số của mô hình, xem trước các mô hình ứng với mỗi thay đổi; từ đó chọn được mô hình phù hợp. 3.1.4. Về phương diện tự điều chỉnh - Mã điểm 1 : HĐHT có thể hoàn thành trong thời gian ít hơn một tuần. Ví dụ: HS hoàn thành bài tập ngay tại lớp.) - Mã điểm 2: HĐHT kéo dài hơn một tuần nhưng HS không được biết trước các tiêu chí đánh giá sản phẩm.Ví dụ: HS phải tạo một bài trình bày về một chủ đề nào đó nhưng GV không cung cấp trước các tiêu chí cho điểm bài trình đó). - Mã điểm 3: HĐHT kéo dài hơn một tuần, HS được biết trước các tiêu chí đánh giá sản phẩm nhưng không có cơ hội lên kế hoạch cho công việc của mình. Ví dụ: GV cho biết các tiêu chí cho điểm bài trình bày và chỉ dẫn các bước để tạo bài đó như thế nào). - Mã điểm 4: HĐHT kéo dài hơn một tuần, HS được biết trước các tiêu chí đánh giá sản phẩm và có thể tự lên kế hoạch cho công việc của mình. Ví dụ: HS tự lên kế hoạch về việc tìm kiếm thông tin, lựa chọn hình thức bài trình bày cho phù hợp với các tiêu chí đánh giá sản phẩm mà GV đã cung cấp). 3.1.5. Về phương diện giải quyết vấn đề thực tế - Mã điểm 1: Yêu cầu chính của HĐHT không phải là GQVĐ. HS sử dụng những điều đã học để hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ: HS nghiên cứu SGK, tóm tắt lại kiến thức). - Mã điểm 2: Yêu cầu chính của HĐHT là GQVĐ nhưng vấn đề không có tính thực tế. (HS nghiên cứu đồ thị mô tả, từ đó rút ra các nhận xét ). GVTH: Lê Thị Thanh Trang 9
  10. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 - Mã điểm 3: Yêu cầu chính của HĐHT là giải quyết các vấn đề thực tế nhưng các giải pháp mà HS đưa ra mang tính giả định. Ví dụ: HS thiết kế thí nghiệm chứng minh, đề xuất phương án thí nghiệm nhưng không tiến hành thực nghiệm - Mã điểm 4: Yêu cầu chính của HĐHT là giải quyết các vấn đề thực tế và HS cần thực hiện các giải pháp đó trong bối cảnh thật. Ví dụ: HS thiết kế và thực hiện thí nghiệm chứng minh. 3.2. Sử dụng LAR để đánh giá HĐHT Khi tiến hành đánh giá HĐHT ở mỗi phương diện, GV cần lần lượt trả lời cho 3 câu hỏi theo thứ tự từ 1 đến 3 (bảng 2). Ở mỗi câu, nếu trả lời là KHÔNG thì được gán mã điểm của câu đó, nếu trả lời là CÓ thì lại tiếp tục trả lời câu tiếp theo (với câu 3 nếu trả lời CÓ thì được gán mã điểm 4). Bảng 1. Các câu hỏi cần trả lời để gán điểm cho mỗi phương diện của HĐHT Phương diện Câu hỏi 1. HĐHT đó có yêu cầu HS tham gia xây dựng kiến thức Xây dựng kiến không? thức 2. Việc xây dựng kiến thức trong HĐHT này có phải là hoạt động chủ yếu không? 3. Kiến thức được xây dựng trong HĐHT này có tính liên môn không? Hợp tác 1. Trong HĐHT này, HS có được yêu cầu hoạt động cùng nhau theo cặp hoặc theo nhóm không? 2. HS có chia sẻ trách nhiệm với nhau khi thực hiện công việc không? 3. HS có cùng nhau đưa ra những quyết định quan trọng đối với sản phẩm chung của cả nhóm không? Sử dụng 1. Trong HĐHT này, HS có cơ hội sử dụng CNTT không? CNTT 2. CNTT có hỗ trợ HS trong việc xây dựng kiến thức không? 3. CNTT có thực sự là yếu tố bắt buộc phải có để xây dựng kiến thức này hay không? Tự điều chỉnh 1. HĐHT đó có kéo dài khoảng một tuần hoặc hơn không? 2. HS có được cung cấp trước các tiêu chí đánh giá sản phẩm GVTH: Lê Thị Thanh Trang 10
  11. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 không? 3. HS có tự lên kế hoạch hoạt động không? GQVĐ thực tế 1. Yêu cầu chính của HĐHT có phải là GQVĐ không? 2. Vấn đề có mang tính thực tế không? 3. Có đòi hỏi HS thực hiện các giải pháp trong thực tế không? Dựa trên tiêu chí đánh giá của bộ công cụ LAR về (1) xây dựng kiến thức; (2) hợp tác; (3) sử dụng CNTT; (4) tự điều chỉnh; (5) giải quyết vấn đề thực tế, Phân loại các mức độ cải tiến và thiết kế như sau: Bảng 2. Các mức độ phân loại bài soạn Mức độ Trung bình Khá Giỏi Xuất sắc Điểm 1-6 7-12 13-18 19-20 3.3. Sử dụng bộ công cụ LAR để thiết kế HĐHT 3.3.1. Nguyên tắc sử dụng bộ công cụ Learning Activity Rubric thiết kế hoạt động học tập - Phù hợp với mục tiêu bài học, với độ tuổi học sinh - Phù hợp với từng dạng HĐHT cụ thể như hoạt động lĩnh hội, hoạt động thực hành, hoạt động kết nối. -Sử dụng chung một tiêu chí để đánh giá trước – sau cải tiến. - Nguyên tắc về yêu cầu chính: Đánh giá dựa trên yêu cầu chính của HĐHT. - Cho điểm dựa trên chứng cứ về các tiêu chí cụ thể mà HS đạt được khi thực hiện HĐHT, không phải dựa trên suy đoán về ý định của GV. - Nguyên tắc chặt chẽ: Khi thấy khó quyết định giữa hai mã điểm đối với một HĐHT, GV hãy chọn mã điểm thấp hơn. Chỉ được chọn mã điểm cao hơn khi có đầy đủ các chứng cứ chứng minh HS đạt được các tiêu chí của mã điểm đó. 3.3.2. Quy trình sử dụng bộ công cụ Learning Activity Rubric thiết kế hoạt động học tập. a. Bước 1: Phân tích mục tiêu, nội dung bài học Phân tích mục tiêu và nội dung bài học giúp GV định hướng được các hoạt động như: lựa chọn nội dung dạy học, lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học hiệu quả, thiết kế HĐHT, thiết kế nội dung mở bài, chuyển ý, phân bố thời gian hợp lí cho từng nội dung hoạt động và thiết kế câu hỏi kiểm tra – đánh giá. GVTH: Lê Thị Thanh Trang 11
  12. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 Mục tiêu bài học cần bám sát chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ của Bộ GD – ĐT ban hành. Khi phân tích mục tiêu cần sử dụng các động từ hành động, lượng giá được. Sử dụng mục tiêu ở các cấp độ nhận thức khác nhau theo thang phân loại Bloom. b. Bước 2 : Nghiên cứu tiêu chí, mức độ của bộ công cụ LAR GV cần tìm hiểu kĩ tiêu chí, mức độ của bộ công cụ LAR c. Bước 3 : Lựa chọn dạng HĐHT thích hợp với mục tiêu và đạt điểm cao trong các tiêu chí của LAR GV phải quan tâm tới việc lựa chọn các HĐHT phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, khả năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tác động đến tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho HS d. Bước 4: Mô tả HĐHT GV mô tả HĐHT. Kiểm tra sự phù hợp giữa hoạt động của HS với mục tiêu và nội dung kiến thức cũng như hoàn cảnh học tập hiện có. GV xây dựng các câu hỏi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, thông qua đó đánh giá hiệu quả bài soạn đã thiết kế. e. Bước 5: Sử dụng bộ công cụ LAR đánh giá HĐHT vừa thiết kế Dựa trên các tiêu chí và mã điểm rõ ràng của bộ công cụ LAR, GV xác định điểm thành phần và điểm cả bài soạn vừa cải tiến sau đó phân loại bài soạn theo các mức độ phân loại dựa trên điểm số * Ví dụ : Thiết kế HĐHT khởi động của bài chuyển động ném ngang - Bước 1: Phân tích mục tiêu, nội dung bài học - Bước 2 : Nghiên cứu tiêu chí, mức độ của bộ công cụ LAR - Bước 3 : Lựa chọn dạng HĐHT thích hợp với mục tiêu và đạt điểm cao trong các tiêu chí của LAR + Phương diện xây dựng kiến thức: lựa chọn MĐ 3 ( HS thu nhận kiến thức thông qua việc phân tích, tổng hợp thông tin để hoàn thiện một nhiệm vụ mà GV giao). + Phương diện hợp tác: lựa chọn MĐ 3 (HS hoạt động nhóm, cùng nhau đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến sản phẩm chung của nhóm). GVTH: Lê Thị Thanh Trang 12
  13. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 + Về phương diện giải quyết vấn đề thực tế: lựa chọn MĐ 4 (Yêu cầu chính của HĐHT là giải quyết các vấn đề thực tế và HS cần thực hiện các giải pháp đó trong bối cảnh thật : HS thiết kế và thực hiện thí nghiệm chứng minh). - Bước 4: Mô tả HĐHT - Sau khi cho HS xem video về chuyển động ném ngang, tiến hành cho học sinh từng nhóm thảo luận dự đoán tầm bay xa sẽ phụ thuộc vào yếu tố nào? - HS hoạt động nhóm thảo luận tự đề xuất và tự làm thí nghiệm kiểm tra các dự đoán tầm bay xa sẽ phụ thuộc vào yếu tố nào? (dựa trên các thiết bị mà giáo viên cung cấp) - HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. - GV Tổ chức HS báo cáo kết quả trước lớp. - Bước 5: Sử dụng bộ công cụ LAR đánh giá HĐHT vừa thiết kế Phương diện Mã điểm Xây dựng Yêu cầu chính là xây dựng kiến thức. Kiến thức 3 được xây dựng trong nội tại một môn học kiến thức Hợp tác HS chia sẻ trách nhiệm với nhau nhưng họ không 3 cần phải cùng nhau đưa ra những quyết định quan trọng Sử dụng HS không có cơ hội để sử dụng CNTT 1 CNTT Tự điều Hoạt động học có thể hoàn thành trong thời gian 1 ít hơn một tuần chỉnh GQVĐ thực Yêu cầu chính của HĐHT là giải quyết các vấn đề 4 thực tế và HS cần thực hiện các giải pháp đó trong tế bối cảnh thật. Tổng điểm 12 3.4. Sử dụng LAR để cải tiến HĐHT Bên cạnh việc cung cấp các tiêu chí rõ ràng để GV có thể tự cho điểm về mỗi phương diện của HĐHT, LAR còn mang tính chất định hướng cho GV trong việc cải tiến các HĐHT đó. Xuất phát từ việc xác định được HĐHT mà mình tổ chức hiện đang ở mức độ nào trong mỗi phương diện, GV có thể thay đổi, cải tiến cách thức tổ chức hoạt động cho HS để nâng cao mức điểm trong từng phương diện, từ đó nâng cao tổng điểm của HĐHT. GVTH: Lê Thị Thanh Trang 13
  14. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 Cụ thể, khi sử dụng LAR để cải tiến các HĐHT đã có, GV cần trải qua các bước sau đây: - Bước 1: Sử dụng LAR để đánh giá mức độ hiện tại của HĐHT đó (lần lượt trả lời 3 câu hỏi cho mỗi phương diện, từ đó xác định điểm thành phần và tổng điểm của HĐHT). - Bước 2: Ở mỗi phương diện, tiếp tục trả lời câu hỏi: Liệu có thể làm tăng điểm cho mỗi phương diện của HĐHT này không? Nếu được thì nên thay đổi như thế nào? - Bước 3: Thiết kế lại HĐHT, kiểm tra sự phù hợp giữa hoạt động của HS với nội dung kiến thức và hoàn cảnh học tập hiện có. - Bước 4: Sử dụng LAR để đánh giá hoạt động vừa cải tiến. VD : Đánh giá và cải tiến hoạt động hình thành kiến thức định luật II Niu – Tơn *Hoạt động cũ : - GV cho HS quan sát thí nghiệm ảo. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi gia tốc phụ thuộc vào những yếu tố nào? - HS báo cáo - GV tiến hành thí nghiệm ảo kiểm chứng lại các nhận định. - Rút ra nội dung định luật. * Đánh giá theo LAR Phương diện Mã điểm Xây dựng Yêu cầu HS thực hiện một phần quy trình xây dựng 2 kiến thức, nhưng không phải là yêu cầu chính của hoạt kiến thức động. Hợp tác HS chia sẻ trách nhiệm với nhau nhưng họ không cần 3 phải cùng nhau đưa ra những quyết định quan trọng Sử dụng HS không có cơ hội để sử dụng CNTT 1 CNTT Tự điều Hoạt động học có thể hoàn thành trong thời gian ít 1 hơn một tuần chỉnh GQVĐ thực Yêu cầu chính của HĐHT là GQVĐ nhưng vấn đề 2 không có tính thực tế. tế Tổng điểm 9 GVTH: Lê Thị Thanh Trang 14
  15. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 * Cải tiến hoạt động - GV phát phiếu học tập, GV mô tả một tình huống trong thực tế : Một ô tô bị chết máy giữa đường nằm ngang, cần đẩy ô tô vào ven đường để sửa. Một hoặc hai người cố gắng đẩy nhưng ô tô không dịch chuyển. Sau đó nhiều người đẩy thì ô tô dịch chuyển. Cũng số lượng bấy nhiêu người đẩy nhưng nếu chiếc xe chết máy là một chiếc xe tải thì xe lại không chuyển động. - Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn cho HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập (gia tốc phụ thuộc vào những yếu tố nào? - HS báo cáo, GV chốt. - Hoạt động nhóm : Tự thiết kế ra phương án thí nghiệm kiểm chứng những nhận định trên. - HS tự tiến hành và quan sát TN nghiệm kiểm chứng, nhận xét. - GV yêu cầu các nhóm bốc thăm lên báo cáo kết quả. - Giải đáp các thắc mắc (nếu có) - GV Đánh giá kết quả * Sử dụng LAR đánh giá lại hoạt động vừa cải tiến Phương diện Mã điểm Xây dựng Yêu cầu chính là xây dựng kiến thức. Kiến thức được 3 xây dựng trong nội tại một môn học : HS thu nhận kiến kiến thức thức thông qua việc phân tích, tổng hợp thông tin để hoàn thiện một nhiệm vụ mà GV giao. Hợp tác HS chia sẻ trách nhiệm và phải cùng nhau đưa ra các 4 quyết định quan trọng về nội dung, quá trình, hoặc sản phẩm của công việc Sử dụng HS không có cơ hội để sử dụng CNTT 1 CNTT Tự điều Hoạt động học có thể hoàn thành trong thời gian ít 1 hơn một tuần chỉnh GQVĐ thực Yêu cầu chính của HĐHT là giải quyết các vấn đề thực 4 tế tế và HS cần thực hiện các giải pháp đó trong bối cảnh thật. (HS thiết kế và thực hiện thí nghiệm chứng minh). Tổng điểm 13 Ví dụ : Đánh giá và cải tiến hoạt động tìm tòi mở rộng của bài lực hướng tâm. * Hoạt động cũ : GVTH: Lê Thị Thanh Trang 15
  16. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 - GV yêu cầu HS đọc sách giáo khoa, nêu các ứng dụng của lực hướng tâm và chuyển động quán tính li tâm. - HS hoạt động nhóm giải thích các ứng dụng đã nêu - Báo cáo nhóm, nhận xét - GV chốt kiến thức * Đánh giá theo LAR Phương diện Mã điểm Xây dựng Yêu cầu chính là xây dựng kiến thức. Kiến thức được 2 xây dựng trong nội tại một môn học kiến thức Hợp tác HS chia sẻ trách nhiệm và phải cùng nhau đưa ra các 4 quyết định quan trọng về nội dung, quá trình, hoặc sản phẩm của công việc Sử dụng HS không có cơ hội để sử dụng CNTT 1 CNTT Tự điều Hoạt động học có thể hoàn thành trong thời gian ít 1 hơn một tuần chỉnh GQVĐ thực Yêu cầu chính của HĐHT là GQVĐ nhưng vấn đề 2 không có tính thực tế. tế Tổng điểm 10 * Cải tiến hoạt động - GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ để thực hiện ngoài lớp học dưới dạng các dự án: + Hiểu nguyên lý của các ứng dụng kỹ thuật của lực hướng tâm như nguyên lý hoạt động của máy vắt li tâm, máy li tâm Giải thích tại sao trục quay của các chi tiết quay phải đi qua trọng tâm. + Thiết kế, chế tạo và tiến hành một số thí nghiệm đơn giản về lực hướng tâm từ các vật liệu dễ kiếm. + Tổ chức trò chơi đố vui vật lý có thưởng về các ứng dụng của lực hướng tâm và chuyển động quán tính li tâm. + Vận dụng chuyển động hướng tâm của trái đât chuyển động quay xung quanh mặt trời giải thích các hệ quả : chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời, các mùa, ngày đêm dài ngắn theo mùa. Vận dụng chuyển động hướng tâm của GVTH: Lê Thị Thanh Trang 16
  17. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 trái đất quay quanh trục giải thích sự luân phiên ngày đêm, giờ trên trái đất, sự chuyển động lệch hướng của các vật thể - GV gơi ý hoạt động dự án cho HS thông qua phiếu định hướng dự án. - HS báo cáo kết quả và thảo luận về nhiệm vụ được giao. - GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức. * Sử dụng LAR đánh giá lại hoạt động vừa cải tiến Phương diện Mã điểm Xây dựng Yêu cầu chính là xây dựng kiến thức. Kiến thức được 4 xây dựng liên quan đến hai hoặc nhiều môn khác nhau kiến thức Hợp tác HS chia sẻ trách nhiệm và phải cùng nhau đưa ra các 4 quyết định quan trọng về nội dung, quá trình, hoặc sản phẩm của công việc Sử dụng HS sử dụng CNTT để hỗ trợ việc xây dựng kiến thức 3 nhưng họ cũng có thể xây dựng kiến thức tương tự mà CNTT không cần đến CNTT. Tự điều HĐHT kéo dài hơn một tuần, HS được biết trước các 4 tiêu chí đánh giá sản phẩm và có thể tự lên kế hoạch chỉnh cho công việc của mình. GQVĐ thực Yêu cầu chính của HĐHT là giải quyết các vấn đề thực 4 tế và HS cần thực hiện các giải pháp đó trong bối cảnh tế thật. (HS thiết kế và thực hiện thí nghiệm chứng minh) Tổng điểm 19 3.5. Ưu nhược điểm của việc sử dụng bộ công cụ LAR Ưu điểm - Có thể áp dụng trong quá trình dạy dạy tất cả các bộ môn. - Phù hợp với tất cả nội dung và phương pháp dạy học tích cực. - Bộ công cụ LAR là thước đo giúp giáo viên có thể thay đổi và cải tiến cách thức hoạt động của HS, hướng tới các tiêu chí ở cấp độ cao hơn. - Bộ công cụ LAR có tiêu chí đánh giá về mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin trong từng hoạt động, đây là một trong những kỹ năng quan trọng cần hướng đến để rèn luyện cho học sinh trong thời đại mới. - Với dụng bộ công cụ LAR thì việc đánh giá hoạt động học tập của học sinh theo nhiều phương diện khác nhau với các tiêu chí khoa học rõ ràng. (phương diện xây dựng kiên thức, phương diện hợp tác, phương diện sử dụng CNTT, phương diện tự điều chỉnh, phương diện giải quyết vấn đề thực tế ) GVTH: Lê Thị Thanh Trang 17
  18. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 - Qua quá trình giảng dạy dưới sự hỗ trợ của bộ công cụ LAR, giáo viên có thể đánh giá hoạt động học tập của HS từ đó có sự điều chỉnh kịp thời. - Dưới sự hỗ trợ của bộ công cụ LAR, giáo viên có thể đánh giá năng lực của HS thông qua các HĐHT được thiết kế. Hạn chế - GV cần nhiều thời gian và trí tuệ/năng lực cho việc chuẩn bị kế hoạch dạy học. - Khi sử dụng bộ công cụ LAR để cải tiến kế hoạch dạy học còn phụ thuộc nhiều vào khả năng đáp ứng các hoạt động của HS. - Để vận dụng được bộ công cụ LAR một cách tối ưu, yêu cầu người giáo viên phải luôn luôn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nắm chắc và vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại. II. SỬ DỤNG CÔNG CỤ LEARNING ACTIVITY RUBRIC VÀO THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỤC HỌC CHẤT ĐIỂM THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Sử dụng LAR thiết kế các HĐHT Bài: LỰC MA SÁT Mục tiêu. Lực ma sát là một trong các loại lực cơ học được trình bày trong chương trình phổ thông nhằm góp phần hoàn thiện bức tranh cơ học về vấn đề tương tác và biến đổi chuyển động. Loại lực này gần gũi và có nhiều biểu hiện trong đời sống. Dưới đây nêu ví dụ về việc xây dựng dạy học về Lực ma sát thông qua hoạt động trải nghiệm góp phần tốt trong việc phát triển các năng lực của học sinh và giúp học sinh hiểu hơn các vấn đề trong cuộc sống. Tiết 1: Hình thành kiến thức về lực ma sát. 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ 1.1 Kiến thức - Nêu được nguyên nhân của lực ma sát - Nêu được đặc điểm của lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt và ma sát lăn -Viết được công thức xác định độ lớn của lực ma sát trượt - Kể ra được một số tác dụng có lợi và có hại của lực ma sát 1.2. Kĩ năng - Vận dụng được công thức tính lực ma sát trượt để giải được các bài tập đơn giản. GVTH: Lê Thị Thanh Trang 18
  19. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 - Xác định được hệ số ma sát trượt bằng thí nghiệm - Xác định được hệ số ma sát nghỉ cực đại bằng thí nghiệm - Giải thích được các hiện tượng trong đời sống liên quan đến lực ma sát. 1.3. Thái độ - Quan tâm đến các sự kiện về lực ma sát - Hào hứng thực hiện các nhiệm vụ tìm hiểu về lực ma sát và các ứng dụng của nó. 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo - Năng lực học hợp tác nhóm - Năng lực thực nghiệm - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. 3. Chuẩn bị a. Giáo viên -Thí nghiệm - Tranh ảnh - Các lực kế hoặc quả nặng để hỗ trợ các nhóm xây dựng thí nghiệm - Phiếu hướng dẫn học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau. b. Học sinh - SGK, vở ghi bài, giấy nháp - Có thể tìm kiếm các vật dụng đơn giản để thực hiện thí nghiệm ở nhà (khúc gỗ, tấm kim loại, dây cao su ) - Mỗi nhóm hoặc nhiều nhóm 01 bộ thí nghiệm (tùy theo điều kiện của nhà trường). 4. Tổ chức các hoạt động học của học sinh Hoạt động 1 (Khởi động): Làm nảy sinh và phát biểu vấn đề tìm hiểu đặc điểm của lực ma sát * Tiến trình hoạt động - Giáo viên cho học sinh xem video mô tả tình huống trong đời sống liên quan đến lực ma sát. - Hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức về lực ma sát đã học ở vật lí lớp 8. - Học sinh trao đổi nhóm về điều kiện xuất hiện lực ma sát và đặt ra các câu hỏi nghiên cứu. GVTH: Lê Thị Thanh Trang 19
  20. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 - GV chốt các vấn đề nghiên cứu: + Lực ma sát xuất hiện do nguyên nhân nào? + Lực ma sát có các đặc điểm gì về điểm đặt, phương, chiều và + Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào các yếu tố như thế nào? + Lực ma sát được ứng dụng như thế nào trong các lĩnh vực của đời sống, kĩ thuật? * Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của các nhóm, việc trình bày, thảo luận của các nhóm để có những đánh giá cho các nhóm. * Đánh giá hoạt động học tập theo tiêu chuẩn LAR - Yêu cầu chính là xây dựng kiến thức. Kiến thức được xây dựng trong nội tại một môn học : HS thu nhận kiến thức thông qua việc phân tích, tổng hợp thông tin để hoàn thiện một nhiệm vụ mà GV giao. (Mã điểm 3) - HS chia sẻ trách nhiệm và phải cùng nhau đưa ra các quyết định quan trọng về nội dung, quá trình, hoặc sản phẩm của công việc. (Mã điểm 4) -HS không có cơ hội để sử dụng CNTT trong HĐHT này (Mã điểm 1) - HĐHT có thể hoàn thành trong thời gian ít hơn một tuần (Mã điểm 1) - Yêu cầu chính của HĐHT là giải quyết các vấn đề thực tế nhưng các giải pháp mà HS đưa ra mang tính giả định (Mã điểm 3) * Các năng lực phát triển cho học sinh. - Năng lực học hợp tác nhóm - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. Hoạt động 2 (Hình thành kiến thức): Tìm hiểu đặc điểm của lực ma sát, các yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn của lực ma sát * Tiến trình hoạt động - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm để tìm ra đặc điểm về điểm đặt, phương, chiều của lực ma sát ghỉ và ma sát trượt. - Yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập để xây dựng phương án thí nghiệm. - Giáo viên phát các dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm như lực kế, vật trượt, gia trọng và hỗ trợ các nhóm lắp ráp và thực hiện thí nghiệm khảo sát để xác định các đặc điểm của lực ma sát nghỉ và ma sát trượt bằng phương pháp kéo đều trên mặt nằm ngang. GVTH: Lê Thị Thanh Trang 20
  21. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 - Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi chép số liệu thí nghiệm và thảo luận nhóm để rút ra các nhận xét. - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận về các đặc điểm của lực ma sát về điểm đặt, phương, chiều và đặc điểm về độ lớn. - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh. - Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức về đặc điểm lực ma sát. * Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của nhóm học sinh. Căn cứ vào quá trình làm thí nghiệm, các báo cáo kết quả làm thí nghiệm, cách trao đổi thảo luận để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh. * Đánh giá hoạt động học tập theo tiêu chuẩn LAR - Yêu cầu chính là xây dựng kiến thức. Kiến thức được xây dựng trong nội tại một môn học : HS thu nhận kiến thức thông qua việc phân tích, tổng hợp thông tin để hoàn thiện một nhiệm vụ mà GV giao. (Mã điểm 3) - HS chia sẻ trách nhiệm và phải cùng nhau đưa ra các quyết định quan trọng về nội dung, quá trình, hoặc sản phẩm của công việc.( Mã điểm 4) - HS không có cơ hội để sử dụng CNTT trong HĐHT này. (Mã điểm 1) - HĐHT có thể hoàn thành trong thời gian ít hơn một tuần. (Mã điểm 1) - Yêu cầu chính của HĐHT là giải quyết các vấn đề thực tế và HS cần thực hiện các giải pháp đó trong bối cảnh thật. (HS thiết kế và thực hiện thí nghiệm chứng minh). (Mã điểm 4) * Các năng lực phát triển cho học sinh. - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo - Năng lực học hợp tác nhóm - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nghiên cứu và thực hành vật lý - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn vật lý - Năng lực chuyên biệt : + K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí + P5: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này. GVTH: Lê Thị Thanh Trang 21
  22. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 + X1: trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí + X2: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) + X4: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí - C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái độ của cá nhân trong học tập vật lí Hoạt động 3. Hoạt động giao nhiệm vụ về nhà - GV yêu cầu HS về nhà xây dựng sơ đồ tư duy bài lực ma sát. - Nêu và lấy các ví dụ thực tế về ma sát có lợi và ma sát có hại (thể hiện trên bản đồ tư duy) và gửi mail clip thực tế của lực ma sát cho giáo viên. Tiết 2. Hệ thống hóa kiến thức và hoạt động trải nghiệm sau khi học bài lực ma sát. 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ 11. Kiến thức - Nêu được đặc điểm của lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt và ma sát lăn - Kể ra được một số tác dụng có lợi và có hại của lực ma sát 1.2. Kĩ năng - Vận dụng về những đặc điểm của lực ma sát, thiết kế chiếc xe ô tô có thể chạy được. - Giải thích được các hiện tượng trong đời sống liên quan đến lực ma sát. 1.33. Thái độ - Quan tâm đến các hiện tượng thực tế liên quan đến lực ma sát - Hào hứng thực hiện các nhiệm vụ chế tạo chiếc xe. 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo - Năng lực học hợp tác nhóm - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nghiên cứu và thực hành vật lý - Năng lực tính toán GVTH: Lê Thị Thanh Trang 22
  23. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn vật lý - Năng lực vận dụng kiến thức vật lý vào cuộc sống 3. Chuẩn bị a. Giáo viên - Chuẩn bị các dụng cụ cho học sinh làm xe ( Bìa cứng, dao dọc giấy, dây thun, băng keo (hoặc súng bắn keo); Que tre ( ăn cá viên chiên, nướng thịt); ống hút, bong bóng) - Chuẩn bị phiếu phân công nhiệm vụ cho các nhóm. - Phiếu hướng dẫn học sinh đánh giá. - Phiếu hướng dẫn học sinh tự đánh giá hoạt động nhóm. ( Phiếu 1) - Bảng quan sát để đánh giá hoạt động trao đổi thảo luận của nhóm học sinh (Phiếu 2) b. Học sinh - Hoàn thiện sơ đồ tư duy theo nhóm. - Ôn tập kiến thức bài cũ. 4. Tổ chức các hoạt động học của học sinh Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức * Tổ chức hoạt động - GV cho HS các nhóm kiểm tra chéo và góp ý về sơ đồ tư duy nhóm bạn. - Cho nhóm bạn đánh giá việc hoàn thành công việc của nhóm. GV cử đại diện 1 nhóm lên báo cáo kết quả và nhận xét. * Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của nhóm học sinh. * Đánh giá hoạt động học tập theo tiêu chuẩn LAR - HS phải mô phỏng lại kiến thức lực ma sát và trình bày thêm về vai trò của từng loại ma sát ( Mã điểm 2) - HS chia sẻ trách nhiệm và phải cùng nhau đưa ra các quyết định quan trọng về nội dung, quá trình, hoặc sản phẩm của công việc. (VD : HS làm việc nhóm để tạo bài trình bày về một chủ đề nào đó. Các em phải cùng nhau quyết định nên chọn những nội dung gì, cấu trúc, hình thức của bài trình bày như thế nào ( Mã điểm 4) - HS sử dụng CNTT để hỗ trợ việc xây dựng kiến thức nhưng họ cũng có thể xây dựng kiến thức tương tự mà không cần đến CNTT. ( Mã điểm 3) - Học sinh có kế hoạch và điều chỉnh sản phẩm (Mã điểm 3) GVTH: Lê Thị Thanh Trang 23
  24. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 - Yêu cầu chính của HĐHT là giải quyết các vấn đề thực tế nhưng các giải pháp mà HS đưa ra mang tính giả định. * Các năng lực phát triển cho học sinh. - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực hợp tác - Năng lực chuyên biệt: + K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí. + P2: mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó (Mô tả được những hiện tượng liên quan đến lực ma sát.) + P3: thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí. + X3: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp + C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân. Hoạt động 2: Hoạt động trải nghiệm thiết kế xe * Tổ chức hoạt động - GV: Đặt vấn đề để thiết kế xe sau khi học bài lực ma sát. - GV cho các nhóm thảo luận và trả lời nhanh các câu hỏi sau: Câu 1: Để thiết kế ra một chiếc xe chạy nhanh, theo em ta quan tâm đến những yếu tố nào? HS: Bánh xe, thân xe, động cơ Câu 2. lực ma sát cản trở chuyển động của xe phụ thuộc vào khối lượng xe như thế nào? A. Tỉ lệ thuận B. Tỉ lệ nghịch C. Không phụ thuộc Câu 3. Tại sao ta lại quan tâm yếu tố bánh xe? HS: Vì lực ma sát phụ thuộc vào tình trạng 2 mặt tiếp xúc. - GV: Tổng kết kết quả các nhóm, nhận xét đánh giá - GV phát bảng phân công nhiệm vụ (có kèm theo phần cải tiến của xe sau khi học xong) và các thiết bị cho các nhóm và kế hoạch hoạt động (vẽ sơ đồ vị trí làm việc nhóm, thời gian thiết kế xe, tiêu chí chấm điểm sản phẩm, thời gian chạy thử nghiệm, thời gian cải tiến sản phẩm, báo cáo sản phẩm. GVTH: Lê Thị Thanh Trang 24
  25. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 * Đánh giá hoạt động học tập theo tiêu chuẩn LAR - Yêu cầu chính là xây dựng kiến thức. Kiến thức được xây dựng liên quan đến hai hoặc nhiều môn khác nhau ( Mã điểm 4) - HS chia sẻ trách nhiệm và phải cùng nhau đưa ra các quyết định quan trọng về nội dung, quá trình, hoặc sản phẩm của công việc. (VD : HS làm việc nhóm để tạo bài trình bày về một chủ đề nào đó. Các em phải cùng nhau quyết định nên chọn những nội dung gì, cấu trúc, hình thức của bài trình bày như thế nào ( Mã điểm 4) - HS sử dụng CNTT để hỗ trợ việc xây dựng kiến thức nhưng họ cũng có thể xây dựng kiến thức tương tự mà không cần đến CNTT. ( Mã điểm 3) - Hoạt động học có thể hoàn thành trong thời gian ít hơn một tuần. (Mã điểm 1) - Yêu cầu chính của HĐHT là giải quyết các vấn đề thực tế và HS cần thực hiện các giải pháp đó trong bối cảnh thật. (Mã điểm 4 ) * Các năng lực phát triển cho học sinh. - Năng lực chung : năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, Năng lực học hợp tác nhóm - Năng lực chuyên biệt: + K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí + P2: mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó + P3 : thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí. + X3: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp + C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân + X4: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí Hoạt động 3. Hoạt động trải nghiệm đua xe - Sau khi các nhóm thiết kế sản phẩm, cải tiến sản phẩm. GV cho HS tiến hành đua xe. ( 1 lần nháp và 1 lần thật) - GV trao phần thưởng cho nhóm dành chiến thắng. GVTH: Lê Thị Thanh Trang 25
  26. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 - GV tổng kết vấn đề. Hoạt động 4. Giao nhiệm vụ về nhà - Hoàn thành phiếu bài tập GV đã gửi trên mail lớp. - Đọc trước bài kế tiếp để chuẩn bị cho tiết học sau. BÀI TẬP VỀ NHÀ Câu 1: Đặc điểm nào sau đây phù hợp với lực ma sát trượt? A. Lực luôn xuất hiện ở mặt tiếp xúc và có hướng ngược với hướng chuyển động của vật. B. Lực xuất hiện khi vật bị biến dạng. C. Lực xuất hiện khi vật chịu tác dụng của ngoại lực nhưng nó vẫn đứng yên. D. Lực xuất hiện khi vật ở gần mặt đất. Câu 2: Điều nào sau đây đúng khi nói về lực ma sát trượt? A. Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt của vật khác. B. Lực ma sát cản trở chuyển động của vật. C. Độ lớn của lực ma sát không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc và tỉ lệ với áp lực N. D. Các phát biểu A, B và C đều đúng. Câu 3: Câu nào đúng? Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có E. A. lực ma sát. C. lực tác dụng ban đầu. F. B. phản lực. D. quán tính. Câu 4: Khi nói về lực ma sát trượt kết luận nào sau đây là sai? A. Hệ số ma sát trượt nhỏ hơn 1. B. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào áp lực của vật lên mặt phẳng giá đỡ. C. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc. D. Hệ số ma sát trượt không có đơn vị. Câu 5: Điều nào sau đây đúng khi nói về lực ma sát nghỉ? A. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật chịu tác dụng của ngoại lực có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng thực tế vật vẫn đứng yên. B. Lực ma sát nghỉ luôn lớn hơn ngoại lực tác dụng vào vật nên vật không chuyển động khi chịu tác dụng của ngoại lực. GVTH: Lê Thị Thanh Trang 26
  27. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 C. Lực ma sát nghỉ luôn có hướng vuông góc với mặt tiếp xúc. D. Các phát biểu A, B và C đều đúng. Câu 6: Điều nào sau đây sai khi nói về lực ma sát lăn? A. Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác và cản trở chuyển động của vật. B. Lực ma sát lăn tỉ lệ với áp lực. C. Hệ số ma sát lăn nhỏ hơn hệ số ma sát trượt nhiều lần. D. Các phát biểu trên đều sai. Câu 7: Nguyên nhân nào sau đây xuất hiện lực ma sát? A. Do mặt tiếp xúc sần sùi, lồi lõm hoặc bị biến dạng. B. Do chuyển động có gia tốc C. Do vật đè trên giá đỡ. D. Các nguyên nhân đều đúng. Câu 8: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt tiếp xúc tăng lên? A. A. Tăng lên. C. Không thay đổi. B. B. Giảm đi. D. Không biết được. Câu 9: Một vận động viên môn hóc cây (môn khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa bóng và mặt băng là 0,10. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bao nhiêu thì dừng lại? Lấy g = 9,8 m/s2. A. 39 m. B. 51 m. C. 45 m. D. 57 m. Câu 10: Một vật có khối lượng m = 400g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma trượt giữa vật và mặt bàn là  = 0,3. Vật bắt đầu kéo bằng một lực F = 2N có phương nằm ngang. a/ Tính quãng đường vật đi được sau 1s. b/ Sau đó, lực F ngừng tác dụng. Tính quãng đường vật đi tiếp cho tới lúc dừng lại. Câu11: Một ôtô có khối lượng 1 tấn chuyển động trên đường thẳng nằm ngang. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,01. Tính lực kéo của ôtô trong 2 trường hợp: a/ Nếu ôtô chuyển động thẳng đều? b/ Otô chuyển đông nhanh dần đều sau 5s vận tốc tăng từ 18 km/h đến 36 km/h (g = 10 m/ s2) GVTH: Lê Thị Thanh Trang 27
  28. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 Câu 12: Một khối gỗ có khối lượng m = 4kg bị ép giữa 2 tấm ván. Lực ép của mỗi tấm ván là bao nhiêu để khối gỗ đứng yên (biết hệ số ma sát nghỉ giữa gỗ và tấm ván là  = 0,5) Sử dụng LAR thiết kế các HĐHT bài : LỰC HƯỚNG TÂM 1. MỤC TIÊU 1.1. Mục tiêu kiến thức - Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của lực hướng tâm. Nêu được ví dụ về lực hướng tâm. - Hiểu được khái niệm lực hướng tâm là một lực hoặc là lực tổng hợp của hai hay nhiều lực cơ học ( lực hấp dẫn, lực đàn hồi, lực ma sát), lực hướng tâm không phải là một loại lực cơ học mới. - Hiểu được chuyển động quán tính li tâm. - Nêu được một vài ví dụ về lợi ích hoặc tác hại của chuyển động quán tính li tâm. - Biết đọc được các biển báo về tốc độ đã học trong bài : “Ngoại khóa an toàn giao thông” 1.2. Mục tiêu kỹ năng. - Chỉ ra đựợc lực hướng tâm trong một số trường hợp cụ thể. - Giải thích được chuyển động quán tính li tâm. - Giải được các bài tập đơn giản về lực hướng tâm. - Kỹ năng giao tiếp khi trình bày ý kiến, thảo luận, báo cáo kết quả. - Vận dụng chuyển động hướng tâm, quán tính li tâm giải thích được một số ứng dụng trong thực tế : tại những khúc cong, biển báo tốc độ nhỏ hơn đoạn đường thẳng 1.3. Mục tiêu tư duy và thái độ - Có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để bảo vệ tính mạng của mình và những người khác. - Có ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng một số loại rác thải tái chế vd : chai nhựa, ống hút để thực hiện các thí nghiệm khoa học đơn giản. - Quan tâm và nhận thức đúng về các hiện tượng tự nhiên . GVTH: Lê Thị Thanh Trang 28
  29. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 - Có hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học, tích cực học hỏi và trau dồi kiến thức, yêu thích tìm tòi khoa học; trân trọng đối với những đóng góp của vật lí học cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của các nhà khoa học. - Có thái độ khách quan, trung thực; có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong học tập cũng như trong việc áp dụng những kiến thức vào thưc tiễn. - Có ý thức vận dụng những kiến thức đã được học vào đời sống. - Giáo dục tinh thần đoàn kết, hợp tác, tính tập thể trong học tập và đời sống qua các hoạt động. 2. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH *Hướng dẫn chung. Chủ đề gồm có chuỗi hoạt động học thiết kế theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: Từ những tình huống thực tiễn được lựa chọn, qua việc mô tả, trình chiếu video hay làm thí nghiệm, giáo viên tổ chức cho học sinh phát biểu vấn đề nghiên cứu về lực hướng tâm và chuyển động quán tính li tâm. Tiếp đến, thông qua các nhiệm vụ học tập để định hướng các hoạt động nghiên cứu của học sinh. Sau đó tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thể chế hóa kiến thức. Cuối cùng, yêu cầu học sinh tìm hiểu vai trò của lực hướng tâm và chuyển động quán tính li tâm trong đời sống, kĩ thuật. Học sinh được giao nhiệm vụ tìm tòi khám phá giải quyết vấn đề, được tự học cá nhân, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả học tập, ghi chép thông tin, được tương tác thầy với trò, trò với trò, trò với thiết bị, phương tiện và học liệu (môi trường học tập). *Tổ chức từng hoạt động Hoạt động 1 (Khởi động ): Tạo tình huống xuất phát. a) Mục tiêu: - Bước đầu khơi dậy những hứng thú, tò mò của các em học sinh. - Nêu được chuyển động của vệ tinh là chuyển động tròn đều, khi vật chuyển động tròn đều thì vật có gia tốc hướng tâm vì vậy để vật duy trì được chuyển động tròn thì cần có lực gây ra gia tốc hướng tâm này cho vật, và lực này hướng vào tâm quỹ đạo. GVTH: Lê Thị Thanh Trang 29
  30. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 - Đăt vấn đề cần tìm hiểu là lực gây ra gia tốc hướng tâm này là lực nào? có phải một loại lực cơ học mới hay không? Công thức xác định độ lớn lực hướng tâm? Khi nào vật không còn chuyển động tròn đều được nữa? b) Tổ chức hoạt động: - Giáo viên (GV) cho học sinh (HS) chơi trò chơi nhìn hình đoán vật thể: học sinh được lần lượt xem các hình ảnh hoặc dữ kiện gợi ý liên quan đến vệ tinh nhân tạo ( Các gợi ý được sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ gợi ý) để học sinh đoán vật thể đang đề cập đến là vệ tinh nhân tạo. HS nào có câu trả lời trước HS đó nhận được một phần thưởng. - GV gợi ý để HS trả lời được chuyển động liên quan đến bài học hôm nay là chuyển động tròn, học sinh xem video về chuyển động tròn : vệ tinh chuyển động xung quanh trái đất. - GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn cho HS hoàn thành phiếu học tập là bảng KWLH : yêu cầu các nhóm học sinh hoạt động nhóm và hoàn thành cột K, W và H. -Thảo luận trước lớp để xác định vấn đề nghiên cứu thông qua việc trao đổi mục W của nhiệm vụ học tập. GV mời nhóm thực hiện nhanh nhất ( hoặc đầy đủ ý nhất) lên trình bày. Từ đó GV hướng dẫn HS thảo luận để cùng đưa ra vấn đề cần nghiên cứu trong bài mới, nhóm khác bổ xung những ý của nhóm mình mà nhóm bạn không có. Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát HS tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Hướng dẫn HS Đăt vấn đề cần tìm hiểu là lực gây ra gia tốc hướng tâm này là lực nào? có phải một loại lực cơ học mới hay không? Khi nào vật bay ra khỏi quỹ đạo? Chú ý : + GV cần chuẩn bị những câu hỏi để giúp học sinh động não (nếu cần ) + Khuyến khích học sinh giải thích, GV cần hỏi những câu hỏi tiếp nối và gợi mở. Nếu HS chưa thể nêu vấn đề W một cách rõ ràng. + GV cần chuẩn bị sẵn một số câu hỏi của riêng mình để bổ sung vào cột W khi các câu hỏi của học sinh không mấy liên quan đến ý tưởng chủ đạo của bài đọc. (Chú ý là không được thêm quá nhiều câu hỏi của GV. Thành phần chính trong cột W vẫn là những câu hỏi của học sinh). GVTH: Lê Thị Thanh Trang 30
  31. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 + Khuyến khích học sinh nghiên cứu thêm về những câu hỏi mà các em đã nêu ở cột W nhưng chưa tìm được câu trả lời từ bài đọc. c) Sản phẩm mong đợi: Ý kiến của các nhóm và nội dung ghi của học sinh, phiếu học tập nhóm. d) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Giáo viên sử dụng bảng KWLH từng cá nhân để đánh giá mức độ chuẩn bị bài ở nhà của học sinh và kiến thức mà học sinh ghi nhớ được trong chương trước. * Đánh giá hoạt động học tập theo tiêu chuẩn LAR - Yêu cầu chính là xây dựng kiến thức. Kiến thức được xây dựng trong nội tại một môn học : HS thu nhận kiến thức thông qua việc phân tích, tổng hợp thông tin để hoàn thiện một nhiệm vụ mà GV giao. (Mã điểm 3) - HS chia sẻ trách nhiệm và phải cùng nhau đưa ra các quyết định quan trọng về nội dung, quá trình, hoặc sản phẩm của công việc. (Mã điểm 4) - HS không có cơ hội để sử dụng CNTT trong HĐHT này. (Mã điểm 1) - HĐHT có thể hoàn thành trong thời gian ít hơn một tuần. (Mã điểm 1) - Yêu cầu chính của HĐHT là giải quyết các vấn đề thực tế nhưng các giải pháp mà HS đưa ra mang tính giả định. (Mã điểm 3) * Các năng lực phát triển cho học sinh. - Năng lực chung: Năng lực hợp tác nhóm, năng lực trình bày và trao đổi thông tin, năng lực tự học. - Năng lực chuyên biệt: + P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí Hoạt động 2 (Hình thành kiến thức): GVTH: Lê Thị Thanh Trang 31
  32. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 1. Lực hướng tâm. a) Mục tiêu: + HS xác định được lực gây ra gia tốc hướng tâm cho vật trong một số ví dụ cụ thể từ đó nhận xét : lực hướng tâm có thể là một lực hoặc là lực tổng hợp của hai hay nhiều lực cơ học đã biết (lực hấp dẫn, lực đàn hồi, lực ma sát ), lực hướng tâm không phải là một loại lực đặc biệt trong tự nhiên. + Viết được công thức xác định độ lớn của lực hướng tâm. + Phát biểu được định nghĩa lực hướng tâm. b) Tổ chức hoạt động: - Các nhóm được phát các phiếu học tập với những ví dụ về lực hướng tâm khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập được chuyển giao chung cho các nhóm ( 4 nhóm thực hiện nhiệm vụ với 2 ví dụ giống nhau để phản biện trong quá trình báo cáo và hỗ trợ nhau trong việc xác định lực gây ra gia tốc hướng tâm cho vật là lực nào? ) - GV chuyển giao nhiệm vụ: Các nhóm tham khảo sách giáo khoa (SGK) mục I, thảo luận nhóm và hoàn thành câu hỏi trong phiếu học tập số 2 trong thời gian 5 phút. a. Phân tích các lực tác dụng lên vật trong phiếu học tập số 2. b. Trong chuyển động của vật, lực nào là lực gây ra gia tốc hướng tâm cho vật. Biểu diễn lực gây gia tốc hướng tâm lên hình vẽ. c. Lực gây ra gia tốc hướng tâm cho vật có phải là một loại lực cơ học mới hay không? d. Dựa vào định luật II Niu tơn cho biết lực gây ra gia tốc hướng tâm cho vật có hướng và độ lớn như thế nào? - Sau khi các nhóm đã hoàn thành hình vẽ và phiếu học tập của mình, GV cho HS đánh giá chéo hoạt động. - Sau khi việc đánh giá chéo đã hoàn thành, GV thu các phiếu học tập và gắn lên bảng, tập hợp ý chung của các nhóm đối với từng hình vẽ. Yêu cầu HS nhận xét nếu xuất hiện các ý kiến khác nhau. - HS ghi kết quả các ví dụ vào vở của mình. - Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. - HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình. GVTH: Lê Thị Thanh Trang 32
  33. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 - GV mời một HS trả lời, các HS khác nhận xét, GV chốt kiến thức. HS điều chỉnh phần vở ghi nếu cần. Giáo viên nhắc HS cuối giờ học chụp hình các phiếu học tập và đưa lên nhóm học tập trên mạng để làm tài liệu học tập. c) Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung trong phiếu học tập của HS. Nội dung vở ghi của HS d) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. * Đánh giá hoạt động học tập theo tiêu chuẩn LAR - Yêu cầu chính là xây dựng kiến thức. Kiến thức được xây dựng trong nội tại một môn học : HS thu nhận kiến thức thông qua việc phân tích, tổng hợp thông tin để hoàn thiện một nhiệm vụ mà GV giao. (Mã điểm 3) - HS chia sẻ trách nhiệm và phải cùng nhau đưa ra các quyết định quan trọng về nội dung, quá trình, hoặc sản phẩm của công việc. (Mã điểm 4). - HS sử dụng CNTT để học hoặc thực hành các kỹ năng cơ bản hoặc mô phỏng lại thông tin. (Mã điểm 2) - HĐHT có thể hoàn thành trong thời gian ít hơn một tuần. (Mã điểm 1) * Các năng lực phát triển cho học sinh. - Năng lực chung: Năng lực hợp tác nhóm, năng lực trình bày và trao đổi thông tin, năng lực tự học. - Năng lực chuyên biệt: + K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản + K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí + K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập + P2: Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó + P4: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí GVTH: Lê Thị Thanh Trang 33
  34. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 + X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí 2. Chuyển động quán tính li tâm a) Mục tiêu: - Giải thích được chuyển động li tâm. Biết khi nào xảy ra chuyển động li tâm. b) Tổ chức hoạt động: - GV cho học sinh quan sát các video về các vật chuyển động tròn đều bị văng ra khỏi quỹ đạo. Sau đó giao nhiệm vụ cho các nhóm : tìm hiểu khi nào vật không còn giữ được quỹ đạo tròn? Hãy thảo luận nhóm và tìm kiếm tài liệu trên internet để đề xuất thí nghiệm kiểm chứng kết luận trên. - Quá trình học sinh thực hiện GV đi đến các nhóm và trợ giúp, gợi ý để HS định hướng được các nội dung quan trọng cần trả lời. o Lực nào đóng vai trò là lực hướng tâm khi vật còn nằm yên trên bàn? o Vì sao khi bàn chuyển động quá nhanh thì vật lại bị trượt khỏi bàn? Chuyển động này gọi là chuyển động gì? o vật lại bị trượt khỏi bàn theo phương nào? ( hỏi trước khi xem video) - Sau khi các nhóm đã hoàn thành thì mời 1 nhóm lên báo cáo - GV cho cả lớp xem video quay chậm (yêu cầu các nhóm làm) của quá trình chuyển động quán tính li tâm : Vật trên bàn quay, khi tốc độ quay còn nhỏ vật vẫn đứng yên. Tăng dần tốc độ quay của bàn, đến một lúc nào đó vật bị văng ra để chốt lại kiến thức. d) Sản phẩm mong đợi: Sản phẩm của các nhóm, việc trình bày, thảo luận của các nhóm để có những đánh giá cho các nhóm. e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). GVTH: Lê Thị Thanh Trang 34
  35. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. GV vấn đáp với HS để khái quát cho trường hợp vật chuyển động cong (có thể xem là một phần của cung tròn). Vật muốn giữ được quỹ đạo khi chuyển động cong cũng cần có lực giữ vai trò là lực hướng tâm. GV giới thiệu phần này là các phần ví dụ giao về nhà cho các nhóm tìm hiểu. * Đánh giá hoạt động học tập theo tiêu chuẩn LAR - Yêu cầu chính là xây dựng kiến thức. Kiến thức được xây dựng trong nội tại một môn học : HS thu nhận kiến thức thông qua việc phân tích, tổng hợp thông tin để hoàn thiện một nhiệm vụ mà GV giao. (Mã điểm 3) - HS chia sẻ trách nhiệm và phải cùng nhau đưa ra các quyết định quan trọng về nội dung, quá trình, hoặc sản phẩm của công việc. (Mã điểm 4) - HS sử dụng CNTT để hỗ trợ việc xây dựng kiến thức nhưng họ cũng có thể xây dựng kiến thức tương tự mà không cần đến CNTT. (Mã điểm 3) - HĐHT có thể hoàn thành trong thời gian ít hơn một tuần. (Mã điểm 1) - Yêu cầu chính của HĐHT là giải quyết các vấn đề thực tế và HS cần thực hiện các giải pháp đó trong bối cảnh thật. (HS thiết kế và thực hiện thí nghiệm chứng minh). (Mã điểm 4) * Các năng lực phát triển cho học sinh. - Năng lực chung: Năng lực hợp tác nhóm, năng lực trình bày và trao đổi thông tin, năng lực tự học, - Năng lực chuyên biệt: + K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập + K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp, ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn. + P1: Ðặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí. + P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí. + P6: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. GVTH: Lê Thị Thanh Trang 35
  36. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 Hoạt động 3 (Luyện tập): Hệ thống hóa kiến thức. Giải bài tập a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng lực hướng tâm giải thích các hiện tượng thực tế , nêu và giải thích được các ứng dụng của chuyển động quán tính li tâm trong cuộc sống và kỹ thuật, giải bài tập cơ bản về chuyển động hướng tâm. b) Nội dung: GV yêu cầu HS tìm hiểu trên internet và SGK những ứng dụng của lực hướng tâm và chuyển động quán tính li tâm. - HS hoàn thành bảng tổng hợp kiến thức của bài học tại nhà dưới dạng bản đồ tư duy - Tìm hiểu thêm về các ứng dụng của lực hướng tâm và chuyển động quán tính li tâm qua Internet . c) Tổ chức hoạt động: -GV phát một tờ bìa cứng, to, yêu cầu mỗi nhóm hãy tìm hiểu ( trong SGK, trên internet) và liệt kê các ứng dụng của lực hướng tâm và chuyển động quán tính li tâm lên tờ bìa. Mỗi nhóm phải liệt kê được ít nhất 2 ứng dụng trong thời gian đã định và không được trùng với ví dụ mà các nhóm trước đã ghi. Thời gian cho mỗi nhóm sẽ tăng dần theo thứ tự của nhóm . C. - GV có thể cho HS từ tiếng anh của lực hướng tâm và lực li tâm để HS tìm được nhiều ứng dụng hơn. (Centripetal and Centrifugal Force) - Sau khi đã hoàn thành, GV dán lên bảng, HS nhận xét. - GV chốt và hướng dẫn HS phân loại theo ứng dụng của lực hướng tâm và ứng dụng của chuyển động quán tính li tâm. - Sau khi hoàn thành GV mời một nhóm có ứng dụng hay nhất và dễ quan sát được trên video lên trình chiếu ứng dụng mà nhóm mình tìm được. - GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS : + Tìm kiếm và giải thích các ứng dụng của lực hướng tâm và chuyển động quán tính li tâm, đánh máy thành file và nộp vào mail cá nhân. GVTH: Lê Thị Thanh Trang 36
  37. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 + Trao đổi thông tin nhóm mình tìm kiếm được trên nhóm chung của cả lớp trên mạng để làm tài liệu học tập. + cá nhân từng HS hoàn thành bảng tổng hợp kiến thức của bài học tại nhà dưới dạng bản đồ tư duy và nộp lại vào tiết học sau. + Hoàn thành phiếu bài tập luyện tập trong nhóm học tập . d) Sản phẩm mong đợi: - Bảng báo cáo của nhóm - Sơ đồ tư duy của mỗi cá nhân. e) Đánh giá: - GV tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. * Đánh giá hoạt động học tập theo tiêu chuẩn LAR - Yêu cầu HS thực hiện một phần quy trình xây dựng kiến thức, nhưng không phải là yêu cầu chính của hoạt động. (Mã điểm 2) - HS chia sẻ trách nhiệm với nhau nhưng họ không cần phải cùng nhau đưa ra những quyết định quan trọng. (Mã điểm 3) - HS sử dụng CNTT để hỗ trợ việc xây dựng kiến thức nhưng họ cũng có thể xây dựng kiến thức tương tự mà không cần đến CNTT. (Mã điểm 3) - HĐHT kéo dài hơn một tuần, HS được biết trước các tiêu chí đánh giá sản phẩm và có thể tự lên kế hoạch cho công việc của mình. (Mã điểm 4) - Yêu cầu chính của HĐHT là giải quyết các vấn đề thực tế nhưng các giải pháp mà HS đưa ra mang tính giả định. (Mã điểm 3) * Các năng lực phát triển cho học sinh. - Năng lực chung: Năng lực hợp tác nhóm, năng lực trình bày và trao đổi thông tin, năng lực tự học, - Năng lực chuyên biệt: GVTH: Lê Thị Thanh Trang 37
  38. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 + K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp, ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn. + P1: Ðặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí. + P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí. Hoạt động 5 (Tìm tòi mở rộng): Tại nhà +1 tiết báo cáo tại lớp a) Mục tiêu: - Hiểu nguyên lý của các ứng dụng kỹ thuật của lực hướng tâm như nguyên lý hoạt động của máy vắt li tâm, máy li tâm - Giải thích tại sao trục quay của các chi tiết quay phải đi qua trọng tâm. - Thiết kế, chế tạo và tiến hành một số thí nghiệm đơn giản về lực hướng tâm từ các vật liệu dễ kiếm. - Tổ chức trò chơi đố vui vật lý có thưởng về các ứng dụng của lực hướng tâm và chuyển động quán tính li tâm. - Vận dụng chuyển động hướng tâm của trái đât chuyển động quay xung quanh mặt trời giải thích các hệ quả : chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời, các mùa, ngày đêm dài ngắn theo mùa. Vận dụng chuyển động hướng tâm của trái đất quay quanh trục giải thích sự luân phiên ngày đêm, giờ trên trái đất, sự chuyển động lệch hướng của các vật thể c) Tổ chức hoạt động: - GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ để thực hiện ngoài lớp học. - GV gơi ý hoạt động dự án cho HS thông qua phiếu định hướng dự án. - HS báo cáo kết quả và thảo luận về nhiệm vụ được giao. - GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức. c) Sản phầm mong đợi: Bài làm của học sinh. d) Đánh giá: Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. * Đánh giá hoạt động học tập theo tiêu chuẩn LAR GVTH: Lê Thị Thanh Trang 38
  39. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 - Yêu cầu chính là xây dựng kiến thức. Kiến thức được xây dựng liên quan đến hai hoặc nhiều môn khác nhau (Mã điểm 4) - HS chia sẻ trách nhiệm và phải cùng nhau đưa ra các quyết định quan trọng về nội dung, quá trình, hoặc sản phẩm của công việc. (Mã điểm 4) - HS sử dụng CNTT để hỗ trợ việc xây dựng kiến thức nhưng họ cũng có thể xây dựng kiến thức tương tự mà không cần đến CNTT. (Mã điểm 3) - HĐHT kéo dài hơn một tuần, HS được biết trước các tiêu chí đánh giá sản phẩm và có thể tự lên kế hoạch cho công việc của mình. (Mã điểm 4) - Yêu cầu chính của HĐHT là giải quyết các vấn đề thực tế và HS cần thực hiện các giải pháp đó trong bối cảnh thật. (HS thiết kế và thực hiện thí nghiệm chứng minh).(Mã điểm 4) * Các năng lực phát triển cho học sinh. - Năng lực chung: Năng lực hợp tác nhóm, năng lực trình bày và trao đổi thông tin, năng lực tự học. - Năng lực chuyên biệt: + K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp, ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn. + P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí. + P5: Chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí. + P6: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. + X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau. + X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình. + C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng thái độ của cá nhân trong học tập vật lí. + C2: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí- các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. + C3: Nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử. CÁC CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ Câu 1. Lực nào sau đây có thể là lực hướng tâm? A .Lực ma sát B.Lực đàn hồi C.Lực hấp dẫn D.Cả 3 lực trên. GVTH: Lê Thị Thanh Trang 39
  40. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 Câu 2. Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích: A. tăng lực ma sát. B. giới hạn vận tốc của xe. C. tạo lực hướng tâm nhờ phản lực của đường. D. giảm lực ma sát. Câu 3: Chọn phát biểu sai. A. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất do lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm. B. Xe chuyển động vào một đoạn đường cong (khúc cua), lực đóng vai trò hướng tâm luôn là lực ma sát. C. Xe chuyển động đều trên đỉnh một cầu võng, hợp lực của trọng lực và phản lực vuông góc đóng vai trò lực hướng tâm. D. Vật nằm yên đối với mặt bàn nằm ngang đang quay đều quanh trục thẳng đứng thì lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm. Câu 4: Một vật khối lượng m đang chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo bán kính r với tốc độ góc ω. Lực hướng tâm tác dụng vào vật là A B. C. D. Câu 5: Một vật đang chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực hướng tâm F. Nếu bán kính quỹ đạo gấp hai lần so với trước và đồng thời giảm tốc độ quay còn một nửa thì so với ban đầu, lực hướng tâm A. giảm 8 lần. B. giảm 4 lần. C. giảm 2 lần. D. không thay đổi. Câu 6: Một vật nhỏ khối lượng 150 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,5 m với tốc độ dài 2 m/s. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là A. 0,13 N. B. 0,2 N. C. 1,0 N. D. 0,4 N. Câu 7: Một vật nhỏ khối lượng 250 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,2 m. Biết trong 1 phút vật quay được 120 vòng. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là A. 47,3 N. B. 3,8 N. C. 4,5 N. D. 46,4 N. Câu 8: Một vệ tinh có khối lượng 600 kg đang bay trên quỹ đạo tròn quanh Trái Đất ở độ cao bằng bán kính Trái Đất. Biết bán kính Trái Đất là 6400 km. Lấy g = 10 m/s 2. Lực hấp dẫn tác dụng lên vệ tinh là A. 1700 N. B. 1600 N. C. 1500 N. D. 1800 N. GVTH: Lê Thị Thanh Trang 40
  41. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 Câu 9: Một ô tô có khối lượng 4 tấn chuyển động qua một chiếc cầu lồi có bán kính cong 100 m với tốc độ 72 km/h. Áp lực của ô tô nén lên cầu khi nó đi qua điểm cao nhất (giữa cầu) là A. 36000 N. B. 48000 N. C. 40000 N. D. 24000 N. Câu 10: Một người buộc một hòn đá khối lượng 400 g vào đầu một sợi dây rồi quay trong mặt phẳng thẳng đứng. Hòn đá chuyển động trên đường tròn bán kính 50 cm với tốc độ góc không đổi 8 rad/s. Lấy g = 10 m/s 2. Lực căng của sợi dây ở điểm thấp nhất của quỹ đạo là A. 8,4 N. B. 33,6 N. C. 26,8 N. D. 15,6 N. Câu 11: Một lò xo có độ cứng 125 N/m, chiều dài tự nhiên 40 cm, một đầu giữ cố định ở A, đầu kia gắn vào quả cầu khối lượng 10 g có thể trượt không ma sát trên thanh nằm ngang. Thanh quay đều quanh trục Δ thẳng đứng với tốc độ 360 vòng/phút. Lấy π2 = 10. Độ giãn của lò xo gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 5,3 cm. B. 5,0 cm. C. 5,1 cm. D. 5,5 cm. Câu 12: Một ô tô có khối lượng 2,5 tấn chuyển động với tốc độ 54 km/h đi qua một chiều cầu lồi có bán kính cong 1000m. Lấy g = 10 m/s2. Áp lực của ô tô nén lên cầu khi ô tô ở vị trí mà đướng nối tâm quỹ đạo với ô tô tạo với phương thẳng đứng một góc 30o là A. 52000 N. B. 25000 N. C. 21088 N. D. 36000 N. III. HIỆU QUẢ CỦA CHUYÊN ĐỀ. 1. Đối tượng dạy học của chuyên đề: học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Huệ Tôi đã tiến hành dạy chuyên đề này tại các lớp 10T5, 10T7, 10T1, 10TN2 trường THPT Nguyễn Huệ năm học 2018-2019. Chia làm 2 nhóm : 1 nhóm học sinh 10T1, 10TN2 có học lực tốt hơn và nhóm 10T5, 10T7 có học lực khá. Lớp Số lượng Nữ 10T1 46 18 10TN2 46 28 10T5 48 23 10T7 47 23 Số lượng học sinh tham gia: 187 học sinh trong đó có 92 nữ và 95 nam, học theo chương trình cơ bản. Nhận thức của học sinh trong từng nhóm tương đối đồng đều, đa GVTH: Lê Thị Thanh Trang 41
  42. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 số các em có điều kiện thường xuyên sử dụng máy vi tính và làm quen với sự trợ giúp của máy vi tính 2. Kết quả : * Ưu điểm : So với những lớp không học theo chuyên đề (nhóm đối chứng 1 : Lớp 10T2, 10TN1 và nhóm đối chứng 2 : lớp 10T6, 10T8 ) có cùng học lực với các lớp đã học chuyên đề thì kết quả khảo sát cho thấy: - Chuyên đề không những giúp củng cố những kiến thức đã học chính khoá mà còn giúp đào sâu, mở rộng kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Đây là những điều mà học chính khoá không làm được hoặc làm chưa tốt, chưa đầy đủ do điều kiện thời gian, phương tiện dạy học, nội dung hay do sức ép thi cử - Trong thực hành, không những các kỹ năng thực hành như quan sát, sử dụng dụng cụ vật lí, lắp ráp thí nghiệm, được rèn luyện, mà cả tư duy lí lôgic và nhất là tư duy sáng tạo cũng được phát triển mạnh. - Học sinh được tham gia thiết kế, chế tạo thí nghiệm vật lí. 100% học sinh đều thích thú và cảm thấy hào hứng khi được tham gia chế tạo, làm thí nghiệm vật lí. - Các em có cơ hội sử dụng công nghệ thông tin nhiều hơn vào việc học tập tại lớp cũng như tự học ở nhà. - Giáo dục tinh thần đoàn kết, hợp tác, tính tập thể trong học tập và đời sống qua các hoạt động nhóm. - So với khi học theo phương pháp truyền thống, những lớp học sinh học theo phương pháp học tích cực cho thấy các em nắm rất rõ bản chất của các kiến thức vật lí. Có được điều này theo tôi là do trong quá trình học theo nhóm, đây chính là kiến thức do chính các em xây dựng nên vì vậy các em sẽ nhớ rất rõ và rất lâu. Nhược điểm : - GV cần nhiều thời gian và trí tuệ/năng lực cho việc chuẩn bị kế hoạch dạy học. - Khi sử dụng bộ công cụ LAR để cải tiến kế hoạch dạy học còn phụ thuộc nhiều vào khả năng đáp ứng các hoạt động của HS do vậy với các lớp có trình độ khác nhau thì GV mất thời gian chuẩn bị giáo án với mức độ khác nhau. -Chuyên đề thực hiện trong thời gian gấp gáp nên vẫn còn một số hoạt động học tập được tổ chức chưa hoàn thiện hết. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GVTH: Lê Thị Thanh Trang 42
  43. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 1. Kết luận - Với mã điểm rõ ràng cho từng phương diện, LAR là bộ công cụ rất hữu hiệu trong việc đánh giá hiệu quả của các HĐHT, từ đó thúc đẩy GV suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo thêm để cải tiến các cách thức tổ chức HĐHT nhằm tích cực hóa hoạt động của HS, đem đến cho HS nhiều cơ hội hơn trong việc lĩnh hội kiến thức cũng như rèn luyện các kĩ năng liên môn, hình thành và phát triển những kĩ năng học tập của thế kỉ 21. - Dựa trên việc phân tích mục tiêu, nội dung chương trình chủ đề lực hướng tâm và chuyển động quán tính li tâm, nghiên cứu về bộ công cụ LAR và thực trạng việc thiết kế HĐHT chúng tôi đã sử dụng bộ công cụ LAR trong thiết kế HĐHT cho chủ đề để tăng cường hoạt động tích cực và chủ động của học sinh. - Chất lượng bài soạn sử dụng bộ công cụ LAR thiết kế HĐHT được đảm bảo, phù hợp với mục tiêu và đặc điểm của dạy học tích cực và phát triển năng lực của học sinh. 2. kiến nghị - Chuyên đề này nên được tiếp tục nghiên cứu để phát triển và khắc phục những tồn tại để có thể sử dụng bộ công cụ LAR làm bộ công cụ chính thức giúp GV thiết kế HĐHT. - GV cần quan tâm hơn trong việc tổ chức dạy học theo định hướng phát huy tối đa năng lực, khả năng sáng tạo của HS. - Để nâng cao chất lượng giờ học, GV cần phối hợp nhuần nhuyễn các PPDH, đặc biệt nên tìm tòi, sáng tạo thêm nhiều HĐHT nhằm nâng cao điểm số LAR. Trên đây là nội dung chuyên đề “Sử dụng công cụ learning Activity Rubric (LAR) để thiết kế,cải tiến và đánh giá HĐHT trong dạy học chương Động lực học chất điểm” Mặc dù tôi đã cố gắng để chuyên đề có chất lượng nhất song không tránh khỏi thiếu sót trong quá trình thực hiện. Kính mong các quý thầy cô đóng góp để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Người báo cáo Ths Lê Thị Thanh GVTH: Lê Thị Thanh Trang 43
  44. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 GVTH: Lê Thị Thanh Trang 44
  45. Trường THPT Nguyễn Huệ Báo cáo chuyên đề cụm 2018 - 2019 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (11/9/2011), Công văn số 10227/THPT, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Luật Giáo dục. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (08/10/2014 ), Văn bản số 5555 BGD - DTrH, Hà Nội. 4. Trần Khánh Ngọc, "Vận dụng LAR để đánh giá và cải tiến hoạt động học tập trong dạy học sinh học", Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 5. Innovative Teaching and Learnibg Research, ITL LEAP21 Learning activity rubrics, 2012, www.itlresearch.com. 6. Microsoft’s Parner and learning, Innovative Teaching and Learnibg Research : The Pilot year full report, 10/2010, www.itlresearch.com. GVTH: Lê Thị Thanh Trang 45