Chuyên đề Tích hợp giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo vào dạy học Lịch sử ở trường THCS
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Tích hợp giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo vào dạy học Lịch sử ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- chuyen_de_tich_hop_giao_duc_y_thuc_ve_chu_quyen_bien_dao_vao.docx
Nội dung text: Chuyên đề Tích hợp giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo vào dạy học Lịch sử ở trường THCS
- CHUYÊN ĐỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS I.ĐẶT VẤN ĐỀ Từ lâu vấn đề biển đảo đã trở thành vấn đề phức tạp . Đặc biệt thời gian gần đây, như chúng ta đã biết ngày 2/5/2014 Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa , vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, điều đó vi phạm đén luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh , an toàn và tự do hang hải ở Biển Đông. Nguyên nhân chính là do từ phía Trung Quốc đang cố áp đặt chủ quyền, tham vọng ở khu vực này. Chính vì vậy chúng ta cần có những định hướng đúng đắn về cách tư duy, nhìn nhận đánh giá vấn đề một cách hết sức cụ thể, thuyết phục, cần phải tăng cường mở rộng giáo dục về hải phận, chủ quyền biển đảo cho học sinh trong các trường học. Hơn ai hết, thầy cô giáo là những người trực tiếp giáo dục các em, chúng ta không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn truyền lại cho thế hệ sau tình yêu thắm thiết đối với vùng biển, đảo của Tổ quốc thân yêu. Chúng ta giúp cho các em xác định được tình yêu lớn nhất, cao cả và thiêng liêng nhất là tình yêu Tổ quốc, tình yêu dân tộc, yêu chuộng hòa bình tự do. Từ đó các em không chỉ biết về chủ quyền đất nước mình mà còn có ý thức bảo vệ chue quyền thiêng liêng, máu thịt của Tổ quốc. Để làm tốt, việc tăng cường hiểu biết cho thế hệ trẻ về vấn đề biển đảo thì việc lồng ghép giáo dục trong các bộ môn ở các cấp học là con đường hiệu quả nhất. Bộ môn Lịch sử là một bộ môn gần gũi và là môn học tái hiện lại toàn bộ quá khứ của lịch sử dân tộc. Tuy nhiên trong chương trình phổ thông vấn đề biển đảo không được đề cập đến nhiều, phần lớn khi được hỏi đến thì các em chỉ biết được điều đó qua bộ môn địa lí và còn chưa hiểu nhiều về biển đảo, mà trong lịch sử, thực tế có liên quan rất nhiều. Bởi lịch sử là quá trình tái hiện lại mọi thứ trong quá khứ. Vậy để khẳng định chủ quyền phải dựa vào những bằng chứng của lịch sử, điều đó thì các em học sinh ít được biết đến. Bác hồ đã từng nói: “ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Vì vậy việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt là trong bối cảnh quốc tế hiện nay.
- II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng và sự cần thiết của việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong nhà trường 1.1. Thực trạng - Giáo viên: Hầu hết các thầy cô giáo đều có giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo vào một số bài học thong qua nhiều hình thức, phương pháp khác nhau và đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên còn có giáo viên trong giảng dạy, giáo dục, lien hệ còn gượng ép, khô khan, đơn điệu, thiếu tính thuyết phục và chưa gây được hứng thú cho học sinh, chưa phát huy được năng lực chủ động, sáng tạo - Học sinh: Trong những năm gần đây, dư luận xã hội và các phương tiện thong tin đại chúng đã dành sự quan tâm đặc biệt đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giảng dạy môn lịch sử nói riêng. Đó là sự giảm sút về chất lượng bộ môn lịch sử qua các kì thi tốt nghiệp THPT và TSĐH. Điều đó cho chúng ta thấy rằng thế hệ trẻ chán học Sử và cho là môn phụ, đã thờ ơ với lịch sử nước nhà. Lịch sử dân tộc mà bị coi nhẹ thì đây là cái gốc của những diễn biến khó lường về lâu dài 1.2. Sự cần thiết - Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, việc giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống lịch sử nói chung, về ý thức chủ quyền biển, đảo Tổ quốc nói riêng đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ biển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các nước có biển nói riêng và của thế giới nói chung. Một số nước đã lợi dụng thế mạnh về biển đạt trình độ kinh tế phát triển cao. Các nước có biển nhất là các nước lớn đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tang cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển. Việt Nam là một quốc gia ven biển với 3.260 km bờ biển, tổng diện tích những vùng biển chủ quyền bao gồm những đảo và quần đảo, những vùng đặc quyền kinh tế biển rộng gấp ba lần đất liền. Vùng biển,đảo Việt Nam là “ phên dậu” trong thế phòng thủ chiến lược, là những điểm tiền tiêu bảo vệ Tổ quốc, đồng thời là những điểm tựa quan trọng để phát triển kinh tế biển. Trong lịch sử hang nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển luôn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, con người Việt Nam “ Bảovệ chủ quyền biển đảo không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ một địa bàn sống, địa bàn phát triển kinh tế, mà còn là bảo vệ một địa bàn chiến lược, lợi hại nằm trong thế
- trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc” Vì vậy việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thế hệ trẻ là một nhiệm vụ rất quan trọng trong nhà trường. 2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong nhà trường - Thứ nhất: Quan niệm “ môn chính”, “ môn phụ” trong trường phổ thông đã chi phối và ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy học Lịch sử - Thứ hai: Về chương trình và SGK thực tế cho thấy rằng những giáo viên thực hiện hiệu quả việc giáo dục ý thưc về chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc nói chung và chủ quyền biển, đảo nói riêng thường là những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm, tâm huyết với nghề .song đại bộ phận giáo viên còn đang lung túng, chưa biết khai thác nội dung nào vào giảng dạy và dạy như thế nào là phù hợp. Bởi lẽ Bộ GD&ĐT chưa chính thức đưa nội dung chủ quyền biển đảo vào chương trình giáo dục nên mỗi nhà trường đều có những cách làm khác nhau, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để các em hiểu rõ hơn về ý thức chủ quyền biển, đảo. Tại Hội thảo do Bộ GD&ĐT phối hợp với hội Khoa học lịch sử Việt nam tổ chức ngày 18-19/8/2012 tại Đà Nẵng, đa số các ý kiến đều có chung nhận định là SGK lịch sử hiện nay trình bày dàn trải, la liệt các sự kiện nặng nề, nhàm chán, thừa những cái không cần thiết nhưng lại thiếu một số nội dung cơ bản tiêu biểu trong đó một nội dung mang tính thời sự hiện nay là sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ cùng chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông nhưng SGK không đề cập đến. Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc- Viện Việt Nam và khoa học phát triển cho rằng: “ Chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa là trang sử bi hùng được viết bằng máu xương của các thế hệ người Việt Nam. Tư liệu về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của chúng ta ở Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phong phú và chuẩn xác cả ở trong nước và ngoài nước, thế mà có cả một thời gian dài vấn đề hiển nhieen và trọng đại này lại bị coi là “ nhạy cảm” để rồi lịch sử cuả một đất nước lại không có lấy một dòng nào về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng. Ai là người phải chịu trách nhiệm trước cả tiền nhân và hậu thế về sự lẹch lạc này của lịch sử đất nước”. 3. Một số biện pháp tích hợp giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong nhà trường
- 3.1. Nội dung giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong dạy học ở trường phổ thông 3.1.1. Giáo dục cho học sinh ý thức về vai trò của biển, đảo trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Từ khởi nguyên, biển đã là môi trường sống, là bộ phận hợp thành, góp phần tạo dựng bản sắc văn hóa và tư duy của người Việt. Sông, biển Việt Nam gắn liền với cuộc sống lao động cần cù, anh dung của nhân dân ta. Cũng chính vì thế nội dung đầu tiên cần giáo dục cho HS là ý thức về chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung, chủ quyền biển, đảo nói riêng được hình thành từ rất sớm. Thực chất của quá trình dựng nước đầu tiên ở nước ta là một quá trình lấn biển theo hai hướng: từ núi xuống( lấn biển) và ngược lại từ hướng biển lên( biển lấn). Tư duy sơ khai của người Việt cổ được thể hiện ở địa bàn sinh sống với nghề nông, chăn nuôi và đánh cá. Hình thuyền khắc trên trống đồng Đông Sơn đã khẳng định từ lâu dân tộc ta đã gắn bó với song nước lấy thuyền làm phương tiện làm ăn sinh sống. Quan tài hình thuyền trong những ngôi mộ cổ được tìm thấy ở Tràng Kênh- Việt Khê ( Hải Phòng) với hơn 100 hiện vật tùy tang bằng đồng thau, trong đó có trống đồng đã chứng minh điều ấy. Về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc được xác lập qua các triều đại phong kiến Việt Nam. Đó là các triều đình phong kiến Việt Nam chăm lo quản lý chặt chẽ về chủ quyền biển, đảo. Thời Lý đã thiết lập những Trang, thơi Trần thiết lập những Trấn, thời Lê (năm 1426) đặt Tuần Kiểm ở các xứ cửa biển, các đồn, các đảo để quản lý biển, thu thuế của các tàu thuyền nước ngoài qua lại vùng biển của ta Từ thời Lê Thánh Tông cho lập bản đồ toàn quốc gọi chung là “ Hồng Đức bản đồ” vào năm Canh Tuất(1490) trong đó có cả Hoàng Sa và Trường Sa, cho thấy trước đó hai quần đảo này đã thuộc chủ quyền Đại Việt. Các Chúa Nguyễn cai quản xứ Đàng trong cũng quan tâm quản lý, khai thác, xác lập và bảo vệ chủ quyền tại Hoàng Sa với việc thành lập và biến các đọi Hoàng Sa thành một tổ chức của Nhà nước. Việc xác lập chủ quyền biển, đảo dưới triều Nguyễn được thúc đẩy mạnh vào thời vua Minh Mạng, đồng thời vua Minh Mạng cho tiến hành xây dựng nơi thờ tự 9 chùa, niếu, trồng cây, dựng cột, dựng bia chủ quyền tại một số đảo vào các năm 1833, 1835, 1836 ở Hoàng Sa và Trường Sa.
- Về bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Trải qua các triều đại phong kiến độc lập, ý thức về chủ quyền lãnh thổ và vai trò của biển, đảo gắn với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt nam, trên song biển đã hình thành nên những trận thủy chiến oanh liệt như Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên song Bạch Đằng (năm 938), Lê Hoàn đánh tan quân xâm lược Tống với trận Bạch Đằng ( năm 981) .dưới thời Trần đặc biệt là thời Lê sơ, tiến ra biển đã trở thành chiến lược phát triển của quốc gia Đại việt 3.1.2 Giáo dục cho HS ý thức về những giá trị, tiềm năng kinh tế xã hội của biển, đảo đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Các triều đại phong kiến Việt Nam cũng rất quan tâm đến việc khai thác tài nguyên biển và bảo vệ an ninh quốc gia trên biển. Từ thời Lý-Trần đã nhận thấy vai trò của biển, đảo trong phát triển kinh tế quốc gia Đại việt. Năm 1149 nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn (Quảng Ninh) làm bến cảng để thuyền buôn nước ngoài vào trao đổi hang hóa, ngoài ra còn có cảng Lạch Trường (Thanh Hóa), Càn Hải( Nghệ An), Hội Thống (Hà Tĩnh) đều là những vùng cảng quan trọng. Thời kì các Chúa Nguyễn với cái nhìn cởi mở về biển, đã thực thi những chính sách khuyến thương mạnh mẽ, hướng ra biển, tích cực mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại Đàng Trong phát triển. 3.2 Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho HS trong giờ học nội khóa 3.2.1 Sử dụng tài liệu về chủ quyền biển, đảo làm tài liệu tham khảo để giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho HS Thư nhất, sử dụng tài liệu lịch sử- đây là nguồn tài liệu tin cậy dùng để làm dẫn chứng, minh họa cho các sự kiện đang trình bày. Khai thác nguồn tài liệu này không chỉ cung cấp them tư liệu lịch sử phong phú, bổ sung những thiếu hụt của SGK mà còn làm sáng rõ hơn những kiến thức cơ bản của bài học. Thứ hai, sử dụng tài liệu văn học- đây là nguồn tài liệu có vai trò lớn đối với việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Tài liệu văn học góp phần làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh. Khi
- giảng dạy giáo viên phải xác định loại tài liệu văn học được sử dụng phải phù hợp với mục đích, yêu cầu bài giảng. Ví dụ: Khi dạy về nội dung ý thức về chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung, chủ quyền biển, đảo nói riêng được hình thành từ rất sớm,giáo viên sử dụng tài liệu văn học dân gian như: Truyền thuyết, thần thoại, sự tích như truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ để HS thấy được hai hướng hoạt động của tổ tiên ta để sinh tồn: làm ruộng, săn bắn trên đất liền và đánh bắt hải sản ngoài biển, tiến hành công cuộc khai phá, chinh phục biển và các đảo ven bờ. Hay câu chuyện về vợ chồng Mai An Tiêm đã khai phá và trồng trọt trên đảo ven bờ vùng Nga Sơn ( Thanh Hóa) đã chứng minh cho việc nhân dân ta đã khai phá và trồng trọt trên các đảo lớn ven bờ từ rất sớm. Những câu chuyện truyền thuyết, thần thoại luôn ở trong tâm thức người Việt. Vì vậy khi sử dụng tài liệu này vào giảng dạy đã có hiệu quả giáo dục truyền thống dân tộc to lớn, giúp các em nhận thức được, từ khởi nguyên Tổ tiên ta đã hướng ra biển và biển đã là môi trường sống, là bộ phận hợp thành góp phần tạo dựng bản sắc và tư duy của người Việt. 3.2.2 Tích hợp kiến thức các bộ môn khoa học xã hội trong dạy học lịch sử theo nguyên tắc liên môn Kiến thức lịch sử lien quan đến tri thức của các bộ môn khoa học khác đặc biệt là đối với các bộ môn KHXH như: văn học, địa lý, giáo dục công dân Vận dụng dạy học theo nguyên tắc lien môn giúp HS nắm kiến thức mới sâu hơn và việc giáo dục tư tưởng thong qua môn học đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể để giáo dục cho HS ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong dạy học lịch sử Việt Nam giáo viên khơi gợi cho các em các kiến thức đã học trong môn Văn, Địa lý, giáo dục công dân để từ đó hình thành cho các em một số khái niệm liên quan đến bài học như: “ Lãnh thổ quốc gia”, “ lãnh hải”, “ vùng đặc quyền kinh tế” Hoặc giáo viên vận dụng kiến thức văn học để giáo dục cho HS về vai trò của biển đảo luôn gắn liền với cuộc sống người dân Việt như truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mai An Tiêm Cùng với việc sử dụng kiến thức văn học giáo viên còn vận dụng kiến thức Địa lý kết hợp với mô tả trên lược đồ để phân tích cho HS thấy được việc vận dụng quy luật thủy triều để dàn thế trận trên sông Bạch Đằng.
- Hoặc sử dụng “ Cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi khi dạy về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo ở Thế kỉ XV. Như vậy việc tích hợp kiến thức các môn học chủ yêu là KHXH đem lại nhiều kết quả, tiết kiệm được thời gian dạy học, củng cố và phát triển kiến thức lịch sử, phát huy được tính tích cực của HS. 3.3 giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo Tổ quốc cho HS thông qua hoạt động ngoại khóa. Hoạt động ngoại khóa mang tính tổng hợp, làm sâu sắc và phong phú kiến thức của HS về các mặt khác nhau của cuộc sống xã hội, góp phần bồi dữơng, làm sâu sắc phong phú, toàn diện tri thức lịch sử mà HS nhận được trên lớp. Hoạt động ngoại khóa còn góp phần phát triển năng lực học sinh, những cá tính, phẩm chất của HS được bộc lộ rõ nét.Hoạt động ngoại khóa và bài học nội khóa có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Việc thực hiện hoạt động ngoại khóa phải phù hợp với điều kiện, khả năng của học sinh và giáo viên. Có hai hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa đó là: Thứ nhất: Tổ chức báo cáo chuyên đề về chủ quyền biển, đảo Việt Nam Thứ hai: tổ chức cuộc thi lịch sử về chủ đề “ Biển đảo trong trái tim em”. III. KẾT LUẬN Nội dung đề tài là một vấn đề thời sự nóng, vấn đề biên giới, biển, đảo là vấn đề luôn được dư luận quan tâm, cho nên cùng với việc lựa chọn cách giáo dục theo hình thức tập trung học tập, tuyên truyền, giáo dục thì mỗi người giáo viên lồng ghép vấn đề này vào bài giảng của mình chắc chắn rằng hiệu quả giáo dục sẽ rất cao. Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử thông qua quá trình giảng dạy các sự kiện có liên quan đến vấn đề biển, đảo, các tiết học chương trình địa phương lồng ghép giáo dục cho HS về tình yêu biển đảo để tác động trực tiếp đến tình cảm của các em, giúp các em nhận thức đúng đắn về một vấn đề thời sự liên quan trực tiếp đến tình hình đất nước. Tóm lại trước nhu cầu bức thiết của thực tiễn dạy học Lịch sử và yêu cầu đổi mới của Bộ giáo dục. Tổ Sử - Địa trường THCS Nguyễn Huệ rất mong được sự quan tâm chia sẻ của các thầy giáo, cô giáo trong chuyên đề sinh hoạt cụm
- lần này. Do đề tài rộng, thời gian nghiên cứu không nhiều mong các thầy cô góp ý. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Ý kiến về chương trình, SGK lịch sử bàn luận tại hội thảo khoa học quốc gia về dạy học lịch sử ở trường PT - GIÁO dục chủ quyền biển, đảo cho thế hệ trẻ Việt Nam- NXB VHTT - Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt Việt Nam- NXB thông tin và truyền thông - Giáo dục về biển, đảo Việt Nam- NXBGDVN - Tài liệu tham khảo biển, đảo và các vấn đề lien quan đến chủ quyền của VN trên Biển Đông.