Đề cương học kì II Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

doc 3 trang thuongdo99 2450
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì II Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_hoc_ki_ii_giao_duc_cong_dan_lop_6_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Đề cương học kì II Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 - NĂM HỌC 2018 – 2019 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - HS nắm được kiến thức về các nội dung: Công ước Liên hợp quốc về quyền về trẻ em; Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thực hiện trật tự, an toàn giao thông; Quyền và nghĩa vụ học tập; Các quyền cơ bản của công dân. 2. Kĩ năng: - Làm bài tập trắc nghiệm, trả lời các dạng câu hỏi. - Xử lí tình huống. 3. Thái độ: - Học tập chăm chỉ, yêu thích bộ môn. - Bồi dưỡng những tình cảm nhân văn, thái độ nghiêm túc chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm của công dân với đất nước. 4. Năng lực - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo. II. PHẠM VI ÔN TẬP 1. Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền về trẻ em. 2. Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Bài 14: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông. 4. Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập. 5. Chủ đề quyền công dân. * Yêu cầu: - Học lý thuyết phần nội dung bài học. - Làm các bài tập trong sách giáo khoa và sách Bài tập tình huống GDCD. III. MỘT SỐ DẠNG BÀI THAM KHẢO * Câu hỏi tự luận Câu 1. Các quyền của trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc có thể chia làm mấy nhóm quyền? Đó là những nhóm quyền nào? Trình bày nội dung của một trong số các nhóm quyền đó? Kể tên ít nhất hai việc làm thể hiện sự tôn trọng và thực hiện quyền trẻ em? Câu 2. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của trẻ em và đối với tương lai thế giới?. Câu 3. Công dân là gì? Căn cứ để xác định Công dân của một nước là gì? Mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước được thể hiện như thế nào?. Câu 4. Hãy nêu những quy định của pháp luật đối với người đi bộ? Liên hệ bản thân em đã thực hiện những quy định đó như thế nào?
  2. Câu 5. Hãy nêu nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân theo quy định của Pháp luật?. Bản thân em đã thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào? Câu 6. Quyền công dân là gì? Hãy nêu nội dung cơ bản của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Câu 7. Hãy nêu nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Em hãy nêu một số hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân mà em biết? Câu 8. Hãy nêu nội dung cơ bản của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín điện thoại, điện tín của công dân? Em hãy kể một số hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín điện thoại, điện tín của công dân? * Bài tập tình huống 1.Tình huống 1: Ngày chủ nhật, Nam (12 tuổi) lấy xe máy của mẹ đèo em gái đến nhà bà chơi. Thấy trời nắng, Nam mang theo chiếc ô. Trên đường đi, Nam bảo em ngồi đằng sau mở ô ra che cho hai anh em. a. Em có đồng ý với hành động của Nam không? b. Vì sao? c. Nếu là bạn của Nam, em sẽ khuyên bạn ấy như thế nào? 2. Tình huống 2: Nhiều trẻ em ở bản A đã 10-12 tuổi mà vẫn chưa biết chữ. Huyện đã cử một cô giáo về bản, cô đến từng nhà ghi tên các em, động viên cha mẹ cho con đi học. Mọi người trong bản đều tích cực hưởng ứng. Riêng gia đình ông An đã không xây dựng lớp lại còn bắt con đi nương, kiếm củi, không cho con đi học. a. Em có đồng ý với hành động của ông An không? b. Vì sao? c. Nếu là bạn của gia đình ông An, em sẽ làm gì? 3. Tình huống 3: Bà Diệp cho chị Tú là sinh viên thuê một căn phòng để ở. Một lần, nhân lúc chị Tú về quê thăm nhà, bà Diệp đã mở khóa phòng của chị Tú để vào kiểm tra. a. Em có đồng ý với hành động của bà Diệp không? b. Vì sao? c. Nếu là bạn của bà Diệp, em sẽ làm gì? 4. Tình huống 4: Liên là một học sinh lớp 6, học giỏi, tính tình lại dịu dàng nên có nhiều bạn mến. Có một bạn nam lớp khác viết thư kết bạn với Liên. Bình đọc trộm được bức thư đó, đã đem kể chuyện với nhiều bạn ở lớp. a. Em có đồng ý với hành động của Bình không?
  3. b. Vì sao? c. Nếu là bạn của Bình, em sẽ làm gì? * Câu hỏi vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn Câu 1: Hãy nêu một số hành động mà học sinh thường vi phạm khi tham gia giao thông đường bộ? Câu 2: Em hãy liên hệ bản thân em đã thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào? Em đã làm gì để giúp đỡ các bạn học yếu, các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống để cùng nhau học tập tốt? Câu 3: Em hãy kể lại một trường hợp vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng và sức khỏe của công dân mà em biết trong cuộc sống. Long Biên, ngày 20 tháng 3 năm 2019 BGH duyệt Nhóm trưởng Người lập Hoàng Thị Tuyết Nguyễn Thị Bích Thuận Trần Thị Giang