Đề cương học kì II Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên

doc 3 trang thuongdo99 3010
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì II Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_hoc_ki_ii_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Đề cương học kì II Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 - NĂM HỌC 2017 – 2018 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - HS nắm được kiến thức về các nội dung: Tệ nạn xã hội và các tệ nạn xã hội thường gặp, phòng chống tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại, quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, quyền khiếu nại tố cáo của công dân 2. Kĩ năng: - Làm bài tập trắc nghiệm, trả lời các dạng câu hỏi. - Xử lí tình huống. 3. Thái độ: - Học tập chăm chỉ, yêu thích bộ môn. - Bồi dưỡng những tình cảm nhân văn, thái độ nghiêm túc chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm của công dân với đất nước. 4. Năng lực - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo. II. PHẠM VI ÔN TẬP 1. Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác 2. Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân 3. Chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội. 4. Bài 20: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 5. Bài 21: Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam * Yêu cầu: - Học lý thuyết phần nội dung bài học. - Làm các bài tập trong sách giáo khoa và sách Bài tập tình huống GDCD. III. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ THAM KHẢO I. Lý thuyết 1. Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Quyền sở hữu tài sản bao gồm những quyền nào? Công dân có quyền sở hữu về những gì? 2. So sánh sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo? (người thực hiện và mục đích thực hiện) 3. Tệ nạn xã hội là gì? Là học sinh, chúng ta phải làm gì để không sa vào các tệ nạn xã hội? 4. Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng có tầm quan trọng như thế nào? Là học sinh chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng bằng cách nào?
  2. 5. HIV là gì? AIDS là gì? HIV/AIDS lây truyền qua các con đường nào? Nêu các cách phòng nhiễm HIV/AIDS. 6. Quyền tự do ngôn luận là gì? Vì sao ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật? Nêu 2 việc em có thể làm để thực hiện quyền tự do ngôn luận. 7. Hiến pháp là gì? Nêu giá trị pháp lí của Hiến pháp? 8. Pháp luật là gì? Hãy nêu những bản chất của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? 9. Bài tập tình huống 1. Tình huống 1: Bạn A là học sinh chậm tiến của lớp: Thường xuyên bỏ tiết, nghỉ học không phép, không học bài cũ, nhiều lúc còn đánh nhau với các bạn ở trong và ngoài trường. a. Em có đồng ý với những hành vi của A không? A đã vi phạm những chuẩn mực pháp luật nào? Ai có quyền xử lí việc vi phạm của A? b. Nếu là bạn của A, em sẽ làm gì? 2. Tình huống 2: An được chị gái cho mượn 1 chiếc xe đạp để đi học. An đã tự ý đem bán chiếc xe đó đi để lấy tiền ăn tiêu và mua sắm quần áo. a. Theo em An làm vậy là đúng hay sai?Vì sao? b. Muốn bán chiếc xe đó An phải làm gì? 3. Tình huống 3: Linh mượn xe đạp của Mai để đi học thêm và hứa trả sau 3 giờ. Khoảng 3 giờ sau Linh về đến gấn nhà thì gặp Hằng và Hằng hỏi mượn chiếc xe này. Linh ngập ngừng vì chiếc này không phải là của mình, liệu mình có quyền cho mượn lại không? Thấy Linh do dự Hằng nói: Cậu đã mượn xe của Mai thì cậu có toàn quyền quyết định cho tớ mượn lại chứ; pháp luật cũng quy định vậy mà ! (3đ) a. Trong trường hợp này Linh có quyền quyết định cho Hằng mượn xe không? b. Theo em, khi mượn xe của Mai, Linh có quyền và nghĩa vụ gì? 4. Tình huống 4: B×nh nhÆt ®­îc mét tói x¸ch nhá trong ®ã cã tiÒn, mét giÊy chøng minh mang tªn NguyÔn V¨n H, cã ®Þa chØ liªn l¹c vµ c¸c giÊy tê kh¸c. Do ®¸nh mÊt tiÒn häc phÝ, B×nh nghÜ: §»ng nµo th× ng­êi ta còng sÏ “hËu t¹” nªn quyÕt ®Þnh gi÷ l¹i mét sè tiÒn, råi míi ®em nép cho chó c«ng an. a. B×nh hµnh ®éng nh­ vËy cã ®iÓm nµo ®óng, ®iÓm nµo sai? V× sao? b. NÕu lµ B×nh em sÏ lµm g× trong tr­êng hîp nµy? * Câu hỏi vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn Câu 10 : Hãy nêu một số tệ nạn xã hội mà học sinh thường mắc vào trong thời gian gần đây ? Câu 11 : Em hãy tự nhận xét xem, trong cuộc sống hàng ngày ở khu dân cư, ở trường, lớp bản thân em đã tôn trong quyền sở hữu tài sản của người khác chưa và tôn trọng như thế nào?
  3. Câu 12: Trong cuộc sống, em thấy mình và gia đình mình có cần đến pháp luật không? Nêu ví dụ về sự cần thiết của pháp luật đối với em và gia đình? Long Biên, ngày 31 tháng 3 năm 2018 BGH duyệt Nhóm trưởng Người lập Hoàng Thị Tuyết Nguyễn Thị Bích Thuận Nguyễn Thị Bích Thuận