Đề cương ôn giữa học kì I Vật lí Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

docx 2 trang thuongdo99 3780
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn giữa học kì I Vật lí Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_giua_hoc_ki_i_vat_li_lop_9_nam_hoc_2020_2021_tru.docx

Nội dung text: Đề cương ôn giữa học kì I Vật lí Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ TỔ TOÁN LÝ MÔN: VẬT LÝ 9 Năm học 2020 – 2021 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết phát biểu và viết được hệ thức định luật Ôm, Định luật Jun- Lenxơ. - Nêu được đặc điểm trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song ( I, U và Rtđ). - Hiểu được điện trở dây dẫn phụ thuộc vào 3 yếu tố: Chiều dài, tiết diện, vật liệu làm dây dẫn, nắm được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và các tác dụng của biến trở. - Nêu được ý nghĩa số Vôn- số Oát ghi trên các dụng cụ điện và viết được công thức tính công suất điện, biết cách tính điện năng tiêu thụ. - Biết được các biện pháp sử dụng điện an toàn và lợi ích của việc tiết kiệm điện. 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức trên vào giải các bài tập. - Giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan. 3. Thái độ: Trung thực trong làm bài. Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế. 4. Phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, tính toán, làm việc cá nhân, tư duy lô gic, II. PHẠM VI ÔN TẬP: ( trang bên) BGH duyệt Tổ CM duyệt GV xây dựng nội dung Nguyễn Thị Minh Chinh
  2. TRƯỜNG THCS GIA THỤY NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I TỔ TOÁN LÝ MÔN: VẬT LÝ 9 Năm học 2020 – 2021 I. LÍ THUYẾT: Câu 1: Phát biểu định luật Ôm, viết biểu thức của định luật, giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị tương ứng. Câu 2: Phát biểu định luật Jun, viết biểu thức của định luật, giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị tương ứng. Câu 3: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào chiều dài của dây, tiết diện của dây và vật liệu làm dây dẫn đó, viết công thể hiện sự phụ thuộc đó, giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị tương ứng. Câu 4: Biến trở là gì? Vai trò của biến trở trong mạch điện ? Câu 5 : Viết công thức định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp và song song. Câu 6 : Số Vôn, số Oát ghi trên dụng cụ điện cho em biết thông tin gì và chúng có ý nghĩa gì ? Câu 7 : Viết các công thức tính công suất điện, giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị tương ứng. Câu 8 : Định nghĩa công của dòng điện. Viết các công thức tính công của dòng điện, giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị tương ứng. II. BÀI TẬP: 1. Bài tập trắc nghiệm: các bài tập trắc nghiệm từ Bài 1 đến Bài 17 trong sách bài tập vật lí 9. 2. Bài tập tự luận: Bài 1 tr 32 SGK; Bài 14 trong SGK, các bài trong SBT : 6.10 ; 14.3 3. Bài tập thêm: Bài 1: Trên bóng đèn Đ1 có ghi ( 6V – 3W) a) Tính điện trở và cường độ dòng điện qua đèn khi đèn sáng bình thường. b) Mắc nối tiếp bóng đèn này với một điện trở R2 vào hai đầu đoạn mạch AB có hiệu điện thế không đổi UAB= 9V, đèn sáng bình thường tính giá trị R2 khi đó. c) Nếu mắc một điện trở R 3= 4Ω song song với đèn rồi tất cả nối tiếp với điện trở R 2 thì độ sáng của đèn có thay đổi gì so với câu b. So sánh công suất tiêu thụ của cả đoạn mạch trong hai cách mắc ở câu b và câu c. Bài 2: Cho một dây dẫn làm bằng nikêlin có chiều dài 15m, tiết diện là 1mm2 a) Tính điện trở của dây dẫn trên biết điện trở suất của nikêlin là 0,4. 10-6m. b) Mắc song song vào hai đầu dây dẫn trên một điện trở R2 = 12 và đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế 12V. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở . c) Mắc thêm 1 biến trở nối tiếp với cụm hai điện trở trên. Tính điện trở của biến trở để cường độ dòng điện trong mạch là 1A.