Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

docx 8 trang thuongdo99 5070
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_9_nam_hoc_2020_2021_truo.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

  1. Trường THCS Trưng Vương Năm học 2020 – 2021 Họ, tên : ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Lớp 9 Môn Vật lý 9 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ 901 (Học sinh được sử dụng máy tính) Câu 1: Khi mắc nối tiếp hai điện trở R1 và R2 vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện chạy qua chúng có cường độ 1A. Khi mắc song song hai điện trở R 1 và R2 vào hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện chạy qua R1 và cường độ dòng điện chạy qua R2 thỏa mãn điều kiện I1 gấp 2 lần I2. Hỏi R1 và R2 nhận cặp giá trị nào sau đây? A. 4Ω và 8Ω. B. 8Ω và 4Ω. C. 4Ω và 10Ω. D. 10Ω và 4Ω. Câu 2: Trên bếp điện có ghi 220V – 880W. Các giá trị đó có ý nghĩa là A. Uđm = 220V và 풫đm = 880W. B. Uđm = 220V và 풫 tiêu thụ = 880W. C. Utiêu thụ = 220V và 풫đm = 880W. D. Utiêu thụ = 220V và 풫 tiêu thụ = 880W. Câu 3: Một dây dẫn hình trụ bằng nikelin có tiết diện 1mm2, điện trở là 20Ω; Điện trở suất của nikelin là 0,4.10-6Ω.m. Quấn dây điện trở quanh lõi sứ có đường kính 2cm; Số vòng dây quấn khoảng A. 796,17 vòng. B. 8 vòng. C. 79,6 vòng. D. 420 vòng. Câu 4: Trên bóng đèn 1 có ghi 24V – 12W. Trên bóng đèn 2 có ghi 12V – 6W. Một biến trở Rb phù hợp. Cách mắc ba dụng cụ trên vào U = 24V để chúng hoạt động bình thường và giá trị R b của biến trở trong đoạn mạch khi đó là: A. Đ1 // (Đ2 nt Rb) và Rb = 24Ω. B. (Đ1 // Đ2) nt Rb và Rb = 24Ω. C. Đ1 // (Đ2 nt Rb) và Rb = 6Ω. D. (Đ1 nt Đ2) // Rb và Rb = 12Ω. Câu 5: Trên bóng đèn 1 có ghi 220V – 22W. Trên bóng đèn 2 có ghi 220V – 44W. Măc nối tiếp hai đèn vào U = 220V. Công suất tiêu thụ điện của mỗi đèn khi đó có giá trị là: A. 풫1 = 9,(7)W và 풫2 = 4,(8)W. B. 풫1 = 11W và 풫2 = 22W. C. 풫1 = 4,9W và 풫2 = 9,8W. D. 풫1 = 22W và 풫2 = 11W. Câu 6: Kim nam châm (hoặc thanh nam châm) để tự do luôn định hướng cân bằng theo phương A. Nam – Bắc. B. Đông - Tây. C. Tây Bắc – Đông Nam. D. Đông Bắc – Tây Nam. Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nam châm vĩnh cửu? A. Mọi vị trí trên nam châm đều hút sắt mạnh như nhau. B. Mỗi nam châm luôn có 2 từ cực là N và S. C. Nam châm có khả năng hút được sắt, niken. D. Khi bẻ đôi một thanh nam châm, ta được hai nam châm mới. Câu 8: Dùng nam châm có thể tách riêng các vụn kim loại trong hỗn hợp nào sau đây? A. Đồng và sắt. B. Nhôm và đồng. C. Sắt và niken. D. Niken và coban. Câu 9: Bạn Dũng có 3 thanh X, Y, Z cùng kích thước nhưng được làm từ các kim loại khác nhau, các đầu mỗi thanh được dán nhãn như hình dưới đây. Dũng đưa các đầu khác nhau của các thanh lại gần với nhau thành từng cặp và ghi lại những quan sát của mình như sau: A đẩy F, B hút C, B hút D, D hút E. Hỏi những thanh nào là nam châm? A. Thanh X và Z. B. Chỉ thanh X. C. Cả ba thanh X, Y, Z. D. Chỉ thanh Y. Câu 10: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm thử đặt gần nó. Lực này có tên gọi là A. lực từ. B. lực điện từ. C. lực hấp dẫn. D. lực đàn hồi. Câu 11: Đặt một kim nam châm thử còn mới lên mặt bàn như hình vẽ, AB là đoạn dây đồng. Kim nam châm bị lệch khỏi phương Bắc – Nam địa lí là do
  2. A. không gian quanh kim nam châm có từ trường. B. có dòng điện chạy qua dây AB. C. Trái đất có từ trường. D. dây AB tác dụng lực lên kim nam châm. Câu 12: Có một mạch điện để trong một hộp kín. Làm thế nào để biết mạch điện đó có dòng điện chạy qua hay không? A. Dùng một kim nam châm và đưa nó lại gần hộp kín. Nếu thấy kim nam châm lệch so với hướng ban đầu (Bắc – Nam) chứng tỏ có lực từ tác dụng lên kim nam châm vậy mạch điện đó có dòng điện chạy qua. B. Dùng một kim nam châm và đưa nó ra xa hộp kín. Nếu thấy kim nam châm lệch so với hướng ban đầu (Bắc – Nam) chứng tỏ có lực từ tác dụng lên kim nam châm, mạch điện đó không có dòng điện chạy qua. C. Dùng một thanh nam châm thẳng và đưa nó lại gần hộp kín. Nếu thấy thanh nam châm không lệch so với hướng ban đầu (Bắc – Nam) chứng tỏ mạch điện đó có dòng điện chạy qua. D. Dùng một kim nam châm và đưa nó lại gần hộp kín. Nếu thấy kim nam châm lệch so với hướng ban đầu (Bắc – Nam) chứng tỏ có lực từ tác dụng lên kim nam châm, mạch điện đó không có dòng điện chạy qua. Câu 13: Trong từ trường của thanh nam châm, kim nam châm nào trong hình vẽ sai vị trí cực từ? A. Kim nam châm 4. B. Kim nam châm 2. C. Kim nam châm 3. D. Kim nam châm 1. Câu 14: Hình vẽ nào sau đây là đúng về từ trường của thanh nam châm? A. B. C. D. Câu 15: Bên trong lòng nam châm chữ U, ở gần đầu các cực từ, các đường sức từ A. song song với nhau. B. hướng từ cực Nam đến cực Bắc của nam châm. C. vuông góc với nhau. D. là những đường cong. Câu 16: Đặt một số kim nam châm thử trên phần cong của một đường sức từ bên ngoài thanh nam châm thẳng. Trục kim nam châm thử trên phần cong của đường sức từ đó sẽ như thế nào? A. Trục của các kim nam châm luôn nằm trên những đường tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đặt trục kim nam châm và chúng định hướng theo một chiều nhất định. B. Trục của các kim nam châm song song nhau và song song với đường nối hai cực của thanh nam châm, mỗi kim nam châm định hướng khác chiều nhau. C. Trục của các kim nam châm gần nhau sẽ vuông góc nhau. D. Trục của các kim nam châm luôn nằm trên một đường thẳng. Câu 17: Dưới đây là một hình ảnh trực quan về từ trường, nhận xét nào sau đây là đúng nhất?
  3. A. Đây là hình ảnh từ phổ của hai thanh nam châm với hai cực từ cùng tên đặt gần nhau. B. Đây là hình ảnh từ phổ của hai thanh nam châm với hai cực khác tên đặt gần nhau. C. Đây là hình ảnh từ phổ của hai nam châm hình trụ. D. Đây là hình ảnh từ phổ của hai thanh nam châm bất kì đặt gần nhau. Câu 18: Một cuộn dây dẫn sẽ hút một đầu kim nam châm thử khi A. có dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây. B. nối hai đầu cuộn dây với hai cực của thanh nam châm. C. có dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây. D. không có dòng điện nào chạy qua cuộn dây dẫn kín. Câu 19: Trong từ trường của ống dây có dòng điện một chiều chạy từ đầu dây A đến đầu dây B, kim nam châm nào trong hình vẽ sai vị trí các từ cực? A. Kim nam châm 5. B. Kim nam châm 4. C. Kim nam châm 2. D. Kim nam châm 1. Câu 20: Đặt một kim nam châm thử gần một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua như hình vẽ. Có thể khẳng định rằng A. đầu gần với cuộn dây của kim nam châm thử là cực từ N của kim. B. đầu gần với cuộn dây của kim nam châm thử là cực từ S của kim. C. đầu A là cực từ S của ống dây. D. đầu B là cực từ N của ống dây. Câu 21: Đưa cực từ S của một nam châm lại gần một đầu thanh kim loại, thanh bị hút. Sau đó, đưa cực từ N lại gần đầu đó của thanh kim loại, thanh vẫn bị hút. Chọn kết luận đúng nhất. A. Thanh kim loại làm bằng sắt. B. Thanh kim loại là một nam châm. C. Thanh kim loại làm bằng đồng. D. Thanh kim loại làm bằng nhôm. Câu 22: Để chế tạo một nam châm điện mạnh ta cần các điều kiện nào dưới đây? A. Cường độ dòng điện chạy qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng và có lõi bằng sắt non. B. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng và có lõi bằng thép. C. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có ít vòng và có lõi bằng sắt non. D. Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây có ít vòng và có lõi bằng thép. Câu 23: Nam châm điện nào có lực từ mạnh nhất trong số các nam châm điện dưới đây? Biết cường độ dòng điện chạy qua và số vòng dây được ghi bên dưới mỗi nam châm. A. Hình H2. B. Hình H3. C. Hình H4. D. Hình H1. Câu 24: Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và vuông góc với đường sức từ. Theo
  4. quy tắc bàn tay trái thì ngón tay cái choãi ra chỉ A. chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua. B. chiều của đường sức từ. C. chiều cực Bắc của kim nam châm đứng cân bằng trong từ trường. D. chiều dòng điện chạy qua dây dẫn. Câu 25: Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và vuông góc với đường sức từ. Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo A. chiều dòng điện. B. chiều của lực điện từ. C. chiều đường sức từ. D. chiều của cực Nam, Bắc địa lý. Câu 26: Qui tắc bàn tay trái dùng để xác định A. chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ. B. chiều của lực từ do dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, đặt song song với trục của kim nam châm thử, tác dụng lên kim. C. chiều đường sức từ trong lòng ống dây dẫn có dòng điện chạy qua. D. chiều đường sức từ của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng. Câu 27: Trong hình dưới đây, lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện cường độ I chạy qua có các yếu tố nào? A. Đặt vào dây dẫn, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. I + B. Đặt vào dây dẫn, phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái. C. Đặt vào dây dẫn, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. D. Đặt vào dây dẫn, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. Câu 28: Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện cường độ I chạy qua có các yếu tố nào? I A. Đặt vào dây dẫn, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. . B. Đặt vào dây dẫn, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. C. Đặt vào dây dẫn, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. D. Đặt vào dây dẫn, phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái. Câu 29: Trong hình dưới đây, lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB có phương chiều như thế nào? N A. Phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ; Chiều từ ngoài vào trong. + - B. Phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ; Chiều từ trong ra ngoài. C. Phương thẳng đứng trong mặt phẳng hình vẽ; Chiều từ dưới lên trên. D. Phương thẳng đứng trong mặt phẳng hình vẽ; Chiều từ trên xuống dưới. S Câu 30: Trong hình dưới đây, dưới tác dụng của lực điện từ, dây dẫn AB có dòng điện chạy qua sẽ chuyển động như thế nào? A + A. Dây dẫn chuyển động từ phía sau ra phía trước trang giấy. B. Dây dẫn chuyển động từ phía trước ra phía sau trang giấy. K C. Dây dẫn chuyển động từ bên phải sang bên trái hình vẽ. B - D. Dây dẫn chuyển động từ bên trái sang bên phải hình vẽ. + -
  5. Trường THCS Trưng Vương Năm học 2020 – 2021 Họ, tên : ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Lớp 9 Môn Vật lý 9 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ 902 (Học sinh được sử dụng máy tính) Câu 1: Khi mắc nối tiếp hai điện trở R 1 và R2 vào hiệu điện thế 1,8V thì dòng điện chạy qua chúng có cường độ 0,2A. Khi mắc song song hai điện trở R 1 và R2 vào hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện chạy qua R1 và cường độ dòng điện chạy qua R2 thỏa mãn điều kiện I1 gấp 2 lần I2. Hỏi R1 và R2 nhận cặp giá trị nào sau đây? A. 3Ω và 6Ω. B. 9Ω và 6Ω. C. 3Ω và 9Ω. D. 9Ω và 2Ω. Câu 2: Trên ấm điện có ghi 220V – 880W. Các giá trị đó có ý nghĩa là: A. Uđm = 220V và 풫đm = 880W. B. Uđm = 220V và 풫 tiêu thụ = 880W. C. Utiêu thụ = 220V và 풫đm = 880W. D. Utiêu thụ = 220V và 풫 tiêu thụ = 880W. Câu 3: Một dây dẫn hình trụ bằng nikelin có tiết diện 2mm 2, điện trở là 20Ω; Điện trở suất của nikelin là 0,4.10-6Ω.m. Quấn dây điện trở quanh lõi sứ có đường kính 2,5cm; Số vòng dây quấn khoảng A. 1273,88 vòng. B. 1263,86 vòng. C. 897,87 vòng. D. 989,87 vòng. Câu 4: Trên bóng đèn 1 có ghi 6V – 3W. Trên bóng đèn 2 có ghi 12V – 6W. Một biến trở R b phù hợp. Cách mắc ba dụng cụ trên vào U = 12V để chúng hoạt động bình thường và giá trị R b của biến trở trong đoạn mạch khi đó là: A. (Đ1 nt Rb) // Đ2 và Rb = 12Ω. B. (Đ1 // Đ2) nt Rb và Rb = 24Ω. C. Đ1 // (Đ2 nt Rb) và Rb = 6Ω. D. (Đ1 nt Đ2) // Rb và Rb = 12Ω. Câu 5: Trên bóng đèn 1 có ghi 220V – 44W. Trên bóng đèn 2 có ghi 220V – 22W. Măc nối tiếp hai đèn vào U = 220V. Công suất tiêu thụ điện của mỗi đèn khi đó có giá trị là: A. 풫1 = 4,(8)W và 풫2 = 9,(7)W. B. 풫1 = 22W và 풫2 = 11W. C. 풫1 = 9,8W và 풫2 = 4,9W. D. 풫1 = 11W và 풫2 = 22W. Câu 6: Hai thanh nam châm hút nhau khi A. để hai cực từ khác tên gần nhau. B. để hai cực từ N gần nhau. C. để hai cực từ S gần nhau. D. cọ sát hai cực từ cùng tên vào nhau. Câu 7: Trong các bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào dưới đây? A. Nam châm. B. Nhíp. C. Panh y tế. D. Viên bi sắt còn mới. Câu 8: Vì sao nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ? A. Vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất. B. Vì Trái Đất hút tất cả mọi vật về phía nó. C. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó. D. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó. Câu 9: Khi đưa một thanh nam châm lại gần một hộp có vật X bên trong thì hộp chuyển động về phía nam châm. Theo em vật X bên trong hộp có thể là vật nào dưới đây? A. Kéo bằng thép. B. Nhẫn vàng. C. Kẹp nhựa. D. Đồng xu bằng bạc. Câu 10: Từ trường không tồn tại ở đâu? A. Xung quanh một thỏi nhôm. B. Xung quanh dòng điện. C. Xung quanh nam châm. D. Xung quanh Trái đất.
  6. Câu 11: Một dây dẫn thẳng đặt song song với trục của kim nam châm thử. Cho dòng điện một chiều chạy qua dây. Dựa vào hiện tượng nào dưới đây mà kết luận rằng dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường? A. Trục của kim nam châm thử lệch khỏi phương Bắc Nam địa lý ban đầu. B. Dây dẫn hút kim nam châm lại gần nó. C. Dây dẫn hút các vụn sắt được đưa lại gần nó. D. Dòng điện làm cho trục kim nam châm luôn luôn cùng phương với dây dẫn. Câu 12: Một cuộn dây dẫn bằng đồng có thể làm cho một kim nam châm thử ở gần nó đổi hướng khi A. nối hai đầu của cuộn dây dẫy với hai cực của một cục pin còn mới. B. đặt cuộn dây dẫn sao cho nó song song với kim nam châm. C. nối hai đầu của cuộn dây dẫy với hai cực của một thanh nam châm. D. đưa cuộn dây dẫn lại gần sát một đầu cực từ của kim nam châm. Câu 13: Một dây dẫn AB chạy ngang qua nhà theo phương Bắc Nam địa lý. Nếu có một kim nam châm thử thì em làm thế nào để phát hiện đoạn dây AB có dòng điện chạy qua hay không? A. Đưa kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch hỏi hướng Bắc Nam địa lý thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua. B. Đưa kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm không lệch hỏi hướng Bắc Nam địa lý thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua. C. Đưa kim nam châm ra xa dây dẫn AB. Nếu kim nam châm không lệch hỏi hướng Bắc Nam địa lý thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua. D. Đưa kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch hỏi hướng Bắc Nam địa lý thì dây dẫn AB không có dòng điện chạy qua. Câu 14: Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường? A. Đặt ở đó một kim nam châm thử, trục của kim bị lệch khỏi phương Bắc Nam địa lý. B. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên. C. Đặt ở nơi đó một dây dọi, dây luôn định hướng theo phương thẳng đứng. D. Đặt ở nơi đó kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc Nam địa lý. Câu 15: Minh có quả pin con thỏ để lâu ngày, một bóng đèn đã cháy và một đoạn dây dẫn. Nếu trong tay em chỉ có một kim la bàn thì em có thể giúp Minh kiểm tra được pin có còn điện hay không bằng cách: A. Đặt dây dẫn theo phương Bắc Nam địa lý. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim la bàn lại gần dây dẫn. Nếu kim la bàn lệch khỏi hướng Bắc Nam địa lý ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không lệch thì cục pin hết điện. B. Đưa kim nam châm lại gần cực dương của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện. C. Đưa kim nam châm lại gần cực âm của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện. D. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn. Nếu kim nam châm không lệch khỏi hướng Bắc Nam địa lý ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu lệch khỏi vị trí ban đầu đó thì cục pin hết điện. Câu 16: Từ phổ là A. hình ảnh cụ thể về các đường sức từ, có thể thu được bằng cách rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong suốt đặt trong từ trường và gõ nhẹ. B. hình ảnh cụ thể về các đường sức từ, có thể thu được bằng cách rắc mạt nhôm lên tấm nhựa trong suốt đặt trong từ trường và gõ nhẹ. C. hình ảnh cụ thể về các đường sức từ, có thể thu được bằng cách rắc mạt đồng lên tấm nhựa trong suốt đặt trong từ trường và gõ nhẹ. D. hình ảnh cụ thể về các đường sức từ, có thể thu được bằng cách rắc mạt gỗ lên tấm nhựa trong suốt đặt trong từ trường và gõ nhẹ. Câu 17: Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp như thế nào? A. Mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm.
  7. B. Mạt sắt được sắp xếp một cách hỗn độn xung quanh nam châm. C. Mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong xung quanh nam châm. D. Mạt sắt được sắp xếp thành các đường gấp khúc nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Câu 18: Ở bên ngoài thanh nam châm, các đường sức từ là những đường cong có chiều A. đi ra ở cực Bắc. B. đi ra ở cực Nam. C. không xác định. D. đi vào ở cực Bắc. Câu 19: Hình vẽ dưới đây biểu diễn đường sức từ của nam châm chữ U. Hỏi 1 và 2 là các cực từ nào? A. 1 là cực từ S, 2 là cực từ N. B. 1 là cực từ N, 2 là cực từ S. C. 1 là cực từ S, 2 là cực từ S. D. 1 là cực từ N, 2 là cực từ N. Câu 20: Các đường sức từ bên trong lòng ống dây dẫn kín có dòng điện chạy qua là A. các đường thẳng song song với trục của ống dây và có chiều từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây. B. các vòng tròn song song với các vòng dây của ống dây. C. các đường thẳng trùng với nhau và trùng với trục của ống dây. D. các đường thẳng song song, cách đều nhau và vuông góc với trục của ống dây. Câu 21: Trong quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua, chiều bốn ngón tay chỉ A. chiều dòng điện chạy qua các vòng dây. B. chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. C. chiều của lực điện từ tác dụng lên ống dây. D. chiều từ cực N sang cực S của ống dây. Câu 22: Ống dây có dòng điện chạy qua có chiều như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Đầu A là từ cực N của ống dây. B. Đầu A từ cực S của ống dây. C. Đầu A và đầu B đều là từ cực N của ống dây. D. Đầu A và đầu B đều là từ cực S của ống dây. Câu 23: Đặt một nam châm thử ở đầu B của ống dây AB có dòng điện chạy qua, khi đứng yên nam châm thử nằm định hướng như hình vẽ. Có thể khẳng định: A. Đầu dây bên A nối với cực dương nguồn điện. B. Đầu dây bên A nối với cực âm nguồn điện. C. Cả hai đầu dây nối với cực âm nguồn điện. D. Cả hai đầu dây nối với cực dương nguồn điện. Câu 24: Treo hai cuộn dây đồng trục, đặt gần nhau có dòng điện chạy qua như hình vẽ, hai cuộn dây sẽ A. đẩy nhau. B. hút nhau. C. lúc đầu đẩy, lúc sau hút. D. lúc đầu hút, lúc sau đẩy.
  8. Câu 25: Một ống dây dẫn được đặt sao cho trục của nó có phương dọc theo thanh nam châm như hình vẽ. Khi đóng công tắc K, đầu A của thanh bị hút về phía cuộn dây. Đầu B của thanh là cực gì? A. Cực từ N. B. Cực từ S. C. Cực dương. D. Cực âm. Câu 26: Vì sao sau khi chạm mũi kéo vào thanh nam châm, mũi kéo lại hút được các vụn sắt? A. Vì kéo làm bằng thép nên khi chạm vào nam châm kéo bị nhiễm từ, khi lấy ra khỏi nam châm vẫn còn giữ được từ tính. B. Vì mũi kéo làm bằng thép mà thép có khả năng hút các vụn sắt. C. Vì mũi kéo trở thành một phần của nam châm nên có khả năng hút các vụn sắt. D. Vì kéo được làm bằng sắt nên khi chạm vào nam châm nó đã hút hết từ tính của nam châm do đó có thể hút được các vụn sắt. Câu 27: Trong hình dưới đây, lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện cường độ I chạy qua có các yếu tố nào? A. Đặt vào dây dẫn, phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái. + I B. Đặt vào dây dẫn, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. C. Đặt vào dây dẫn, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. D. Đặt vào dây dẫn, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. Câu 28: Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện cường độ I chạy qua có các yếu tố nào? A. Đặt vào dây dẫn, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. . B. Đặt vào dây dẫn, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. C. Đặt vào dây dẫn, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. I D. Đặt vào dây dẫn, phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái. Câu 29: Trong hình dưới đây, lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB có phương chiều như thế nào? N A. Phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ; Chiều từ trong ra ngoài. - + B. Phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ; Chiều từ ngoài vào trong. C. Phương thẳng đứng trong mặt phẳng hình vẽ; Chiều từ dưới lên trên. D. Phương thẳng đứng trong mặt phẳng hình vẽ; Chiều từ trên xuống dưới. S Câu 30: Trong hình dưới đây, dưới tác dụng của lực điện từ, dây dẫn AB có dòng điện chạy qua sẽ chuyển động như thế nào? A - A. Dây dẫn chuyển động từ phía sau ra phía trước trang giấy. B. Dây dẫn chuyển động từ phía trước ra phía sau trang giấy. C. Dây dẫn chuyển động từ bên phải sang bên trái hình vẽ. K D. Dây dẫn chuyển động từ bên trái sang bên phải hình vẽ. B + - +