Đề cương ôn học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

docx 2 trang thuongdo99 2790
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_hoc_ki_i_vat_li_lop_8_nam_hoc_2020_2021_truong_t.docx

Nội dung text: Đề cương ôn học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I TỔ TOÁN - LÝ MÔN VẬT LÝ 8 Năm học 2020 - 2021 I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Kiểm tra và đánh giá nắm kiến thức của HS về chương Cơ học như: Chuyển động cơ học, biểu diễn lực, lực ma sát, sự cân bằng lực, quán tính, áp suất, lực đẩy Acsimet, sự nổi. 2. Kỹ năng - Kiểm tra đánh giá kỹ năng trình bày của học sinh, kỹ năng vận dụng kiến thức để làm bài tập, kỹ năng liên hệ thực tế. 3. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ khi làm bài, có ý thức vươn lên trong học tập 4. Phát triển năng lực: - Năng lưc giải quyết vấn đề. năng lực sáng tạo; năng lực sử dụng ngôn ngữ. năng lực tính toán. II. PHẠM VI ÔN TẬP Chương I: Chuyển động cơ học, biểu diễn lực, lực ma sát, sự cân bằng lực, quán tính, áp suất, lực đẩy Acsimet, sự nổi. III. NỘI DUNG ÔN TẬP (trang sau) BAN GIÁM HIỆU T/N CHUYÊN MÔN Phạm Hải Vân Trần Thị Huệ Chi
  2. TRƯỜNG THCS GIA THỤY NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ I TỔ TOÁN - LÝ MÔN VẬT LÝ 8 Năm học 2020 - 2021 A. Lý thuyết 1. Chuyển động cơ học, biểu diễn lực, sự cân bằng lực, lực ma sát, quán tính 2. Áp suất: chất rắn, chất lỏng, chất khí 3. Lực đẩy Acsimet, sự nổi B. Bài tập: I. Bài tập trắc nghiệm: các dạng bài tập trắc nghiệm trong SBT Vật lý 8 bài: 1, 2, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12. II. Bài tập tự luận: 1. Các dạng bài tập trong SBT Vật lý 8 thuộc bài: 7, 8, 10, 12 2. Tham khảo thêm một số dạng bài tập sau: Bài 1: Đặt một bao gạo 50kg lên một cái bàn có bốn chân nặng 15kg. Tính áp suất mà các chân bàn tác dụng lên sàn nhà biết diện tích tiếp xúc của mỗi chân bàn là 8cm2? Bài 2: Tiết diện pittông nhỏ của một cái kích dùng dầu là 1,3 cm2, tiết diện của pittông lớn là 1,6 dm2. Người ta dùng cái kích nâng để nâng một vật nặng 3200N, hỏi phải tác dụng một lực có độ lớn là bao nhiêu lên pittông nhỏ? Bài 3: Ba quả cầu làm bằng ba chất: sắt, đồng, thép có thể tích như nhau. a. Hãy so sánh lực đẩy Acsimet tác dụng lên ba quả cầu khi cùng nhúng chúng ngập trong nước? (Giải thích) b. Nhúng lần lượt ba quả cầu trên vào các chất lỏng là nước, rượu, dầu. Hãy so sánh 3 3 lực đẩy Acsimet tác dụng lên chúng, biết d nước = 10000 N/m ; d rượu = 8000 N/m ; 3 d dầu = 8000 N/m . c. Nếu quả cầu sắt có thể tích là 3 dm 3 được nhúng chìm trong nước thì hãy tính độ lớn lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu đó? d. Nếu thả quả cầu sắt vào bình đựng thủy ngân thì có hiện tượng gì xảy ra với quả 3 3 cầu? Giải thích? Cho d Hg = 136000 N/m , d Fe = 78000 N/m Bài 4: Treo một vật vào lực kế khi vật ở trong không khí thì lực kế chỉ F = 14 N. Khi nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ F’ = 8N. a. Vì sao có sự chênh lệch này? 3 b. Tính thể tích của vật và khối lượng riêng của nó biết D nước = 1000kg/m . HẾT