Đề cương ôn tập Bài 15, 16, 17 môn Lịch sử Lớp 11 - Trường THPT Cẩm Lệ

docx 10 trang Đăng Bình 09/12/2023 360
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Bài 15, 16, 17 môn Lịch sử Lớp 11 - Trường THPT Cẩm Lệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_bai_15_16_17_mon_lich_su_lop_11_truong_thpt.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Bài 15, 16, 17 môn Lịch sử Lớp 11 - Trường THPT Cẩm Lệ

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 11 BÀI 15,16,17 I. Phần lý thuyết Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ ( 1918 – 1939) Câu 1: Phong trào Ngũ tứ có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Trung Quốc? - Ý nghĩa của phong trào Ngũ tứ đối với cách mạng Trung Quốc: - Mở đầu cho cao trào chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc vào đầu thế kỉ XX. - Đánh dấu thời kì giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị và trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá sâu rộng. Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản được thành lập. - Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 2:Hãy nhận xét về giai cấp lãnh đạo và con đường đấu tranh của cách mạng Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939? Nhận xét đặc điểm cách mạng Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939: Giai cấp lãnh đạo: Đảng Quốc đại Con đường đấu tranh: Hòa bình, không sử dụng bạo lực. Lực lượng tham gia: Học sinh, sinh viên, công nhân. Lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia. Câu 3: Tìm hiểu những nét lớn về cuộc đời và hoạt động của Mao Trạch Đông và M. Gan-đi? a. Mao Trạch Đông: - Mao Trạch Đông (1893 - 1976), là nhà hoạt động cách mạng Trung Quốc, Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân ở Hồ Nam, là người sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác. + Năm 1921, ông tham gia Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1934 ông tham gia cuộc Vạn lí trường chinh năm 1935, Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. + Ngày 1-10-1949, ông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ông đã liên tiếp giữ vị trí là người đứng đầu nhà nước và Đảng Cộng sản Trung Quốc trong nhiều năm. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng và nhà nước Trung Hoa. Mao Trạch Đông đã có những đóng góp đáng kể cho sự thắng lợi của cách mạng, nâng cao vị thế cùa Trung Quốc trên trường quốc tế. Năm 1976, ông qua đời. b. Gan-đi: - M. Gan-đi (1869 - 1948), là nhà yêu nước Ấn Độ (tâm hồn vĩ đại) và được nhân dân gọi là "thánh, là lãnh tụ Đảng Quốc đại với đường lối đấu tranh bất bạo động. + Ông sinh ra trong một gia đình khá giả, tốt nghiệp ngành luật ở Anh đã từng làm cố vấn luật cho một công ti ở Nam Phi và tham gia vào hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa thực dân.
  2. + Năm 1915, ông về nước vận động phong trào đấu tranh bất bạo động chống thực dân Anh. Sau khi Ấn Độ giành được độc lập (1947), ông đã ra sức hoạt động để ngăn chặn chiến tranh "huynh đệ tương tàn" giữa người Hồi giáo và Ấn Độ giáo. Ngày 30-1- 1948, Gan-đi bị một phần tử phản động ám sát. Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939) Câu 1: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới(1918 – 1939) là gì? - So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào đã có những bước tiến mới: + Một là: Bước phát triển của phong trào dân tộc tư sản cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc. - Giai cấp tư sản đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng,bên cạnh mục tiêu kinh tế, mục tiêu độc lập tự chủ như đòi quyền tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường. - Đảng Tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội. (Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai ) + Hai là: Sự xuất hiện xu hướng vô sản: - Công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin nên chuyển biến mạnh về nhận thức. Vì vậy, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước (tháng 5/1920: Đảng Cộng sản Inđônêxia (5- 1920); năm 1930: Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin ). - Đảng lãnh đạo cách mạng,đưa phong trào trở nên sôi nổi, quyết liệt như khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam). Câu 2: Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương được thể hiện ở những sự kiện nào? Trong kháng chiến , Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dươngluôn đoàn kết. Điều này thể hiện cụ thể: - 10/1930, Đảng Cộng Sản Đông Dương đặt những cơ sở tại Lào và Cam-pu-chia, lãnh đạo nhân dân 3 nước chống Pháp. - 1936 – 1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã tập hợp nhân dân 3 nước tham gia vào cuộc đấu tranh chống phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh. - 1936 – 1939, một số cơ sở cách mạng của Đảng Cộng Sản Đông Dương được xây dựng và củng cố tại 3 nước Đông Dương để vận động nhân dân 3 nước đứng lên đấu tranh mạng mẽ chống Pháp. Câu 3: Phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia giữa hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra như thế nào? Nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu- chia ở Đông Dương: Tên cuộc khởi nghĩa Thời gian Nhận xét chung
  3. Lào Ong Kẹo và Kéo dài 30 - Phát triển mạnh mẽ. Comanđam năm - Mang tính tự phát, lẻ tẻ. - Chủ yếu ở địa bàn Bắc Lào phong trào cách mạng liên hệ chặt chẽ với Việt Nam. Chậu Pachay 1918 – - Phát triển mạnh mẽ. 1922 - Mang tính tự phát, lẻ tẻ. - Chủ yếu ở địa bàn Bắc Lào phong trào cách mạng liên hệ chặt chẽ với Việt Nam. Campuchia Phong trào chống 1925 - - Có sự liên minh chiến đấu của cả 3 thuế. Tiêu biểu là cuộc 1926 nước. khởi nghĩa vũ trang của nhân dân - Phát triển thành đấu tranh vũ trang. Rôlêphan. Cũng mang tính tự phát, phân tán. - Sự ra đời của ĐCS Đông Dương đã tạo nên sự phát triển mới của cách mạng Đông Dương Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 – 1945) Câu 1: Theo em, sự kiện Muy-ních còn được nhìn nhận, đánh giá như thế nào? Ngày 29/09/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của Anh, Pháp, Đức và I-ta-li-a. Sự kiện Muy-ních còn được nhìn nhận, đánh giá: - Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách nhượng bộ phát xít nhằm tiêu diệt Liên Xô của Mĩ – Anh. - Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh - Pháp - Mĩ và Đức - Italia - Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô Câu 2: Từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay? - Ngày nay, chiến tranh xung đột vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nếu như cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra, sẽ không chỉ gây nên một sự thương vong và tổn thất khổng lồ, mà sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhân dẫn đến sự hủy diệt toàn nhân loại. - Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nên văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người. - Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đã các cuộc chiến tranh mang tính khu vực đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới.)
  4. II. Phần trắc nghiệm Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ ( 1918 – 1939) Câu 1. Ý nào không phải là nguyên nhân bùng nổ phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919)? A. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 B. Ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) C. Học sinh, sinh viên Trung Quốc bị phân biệt đối xử D. Chính phủ Trung Quốc làm tay sai cho các nước đế quốc Câu 2. Mục đích của phong trào Ngũ tứ là A. Lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh B. Phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc C. Đánh đuổi các nước đế quốc D. Cải cách đất nước Trung Quốc Câu 3. Điểm mới của phong trào Ngũ tứ là A. Thu hút đông đảo quần chúng tham gia B. Xác định đúng kẻ thù dân tộc: đế quốc và phong kiến C. Làm suy yếu chính quyền Mãn Thanh D. Do học sinh, sinh viên lãnh đạo Câu 4. Mở đầu phong trào Ngũ tứ là cuộc đấu tranh của lực lượng nào? A. Công nhân B. Nông dân C. Học sinh, sinh viên D. Binh lính Câu 5. Đặc biệt, phong trào Ngũ tứ đã lôi cuốn được giai cấp nào tham gia? A. Công nhân B. Nông dân C. Địa chủ D. Trí thức, tiểu tư sản Câu 6. Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc như thế nào? A. Từ cách mạng dân chủ sang cách mạng dân tộc B. Từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới C. Từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng vô sản D. Từ cuộc đấu tranh chống phong kiến sang đấu tranh chống đế quốc Câu 7. Sau phong trào Ngũ tứ, tư tưởng nào được truyền bá sâu rộng ở Trung Quốc? A. Tư tưởng cải cách ở Nhật Bản B. Tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây C. Tư tưởng phục thù của chủ nghĩa phát xít D. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin Câu 8. Trong phong trào Ngũ tứ, giai cấp nào lần đầu tiên xuất hiện trên vũ đài chính trị như một cách mạng độc lập ? A. Tư sản B. Nông dân C. Công nhân D. Tiểu tư sản Câu 9. Từ sau phong trào Ngũ tứ, với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, tổ chức chính trị nào đã ra đời và lãnh đạo phong trào cách mạng Trung Quốc? A. Đảng Cộng sản B. Đảng Lập hiến C. Quốc dân Đảng D. Trung Quốc Đồng minh hội Câu 10. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc là A. Giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị B. Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Trung Quốc C. Phong trào Ngũ tứ D. Đảng Cộng sản ra đời Câu 11. Cho các dữ kiện sau: 1. Mở đầu vai trò cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc; 2. Phong trào Ngũ tứ lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia;
  5. 3. Đánh dấu bước chuyển của cách mạng. Hãy sắp xếp các dữ kiện trên theo đúng logic. A. 2, 3, 1 B. 1, 2, 3 C. 3, 2, 1 D. 2, 1, 3 Câu 12. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến Ấn Độ? A. Chính quyền thực dân Anh tuyên bố Ấn Độ là một bên tham chiến B. Thực dân Anh tăng cường bóc lột C. Thực dân Anh ban hành những đạo luật phản động D. Mâu thuẫn xã hội Ấn Độ ngày càng căng thẳng Câu 13. Lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ từ năm 1918 đến năm 1939 là lực lượng nào? A. Công hội B. Tổ chức công đoàn C. Đảng Quốc đại D. Tướng lĩnh trong quân đội Câu 14. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ phát triển? A. Thực dân Anh đẩy nhân dân Ấn Độ vào cuộc sống cùng cực, tăng cường bóc lột, ban hành những đạo luật phản động B. Thực dân Anh tiến hành xâm lược Ấn Độ C. Mâu thuẫn tôn giáo sâu sắc D. Phương pháp đấu tranh ôn hòa không còn tác dụng Câu 15. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đảng Quốc đại lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh với phương pháp đấu tranh chủ yếu nào? A. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị B. Dùng biện pháp hòa bình, không sử dụng bạo lực, bất hợp tác với thực dân Anh C. Dùng bạo lực cách mạng D. Tiến hành khởi nghĩa vũ trang Câu 16. Sự phát triển của phong trào công nhân Ấn Độ đã đưa đến kết quả gì? A. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng nòng cốt B. Đảng Cộng sản được thành lập (12 – 1925) C. Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh D. Phong trào đấu tranh ở Ấn Độ đã kết thành một làn sóng Câu 17. Những chính sách cai trị và việc chính quyền thực dân Anh tăng cường bóc lột đối với nhân dân Ấn Độ đã dẫn đến hậu quả gì? A. Các hình thức đấu tranh phong phú B. Phong trào tiêu biểu dâng cao C. Phong trào bất bạo động ngày càng lan rộng D. Mâu thuẫn xã hội ngày càng căng thẳng Câu 18. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ tháng 12 – 1925 có ý nghĩa gì? A. Góp phần thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ B. Làm bùng lên làn sóng đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ C. Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia D. Một làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh bùng nổ khắp Ấn Độ Câu 19. Để chống lại chiến dịch bất hợp tác của Đảng quốc đại, thực dân Anh đã thực hiện biện pháp nào để chia rẽ hàng ngũ cách mạng? A. Chia để trị B. Mua chuộc C. Khủng bố D. Nhượng bộ Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939) Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước phương Tây đã thay đổi chính sách đối với các nước thuộc địa ở Đông Nam Á như thế nào?
  6. A. Tăng cường chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chính trị, xã hội C. Hợp tác, giao lưu thúc đẩy kinh tế đối ngoại D. Vơ vét khoáng sản đưa về chính quốc Câu 2. Ý không phản ánh đúng nét nổi bật về kinh tế của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Bị hội nhập cưỡng bức vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa B. Là thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản C. Là nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước tư bản D. Công nghiệp có bước phát triển khởi sắc, nhất là công nghiệp nặng Câu 3. Đặc điểm chung về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế B. Bị chính quyền thực dân khống chế C. Có nước giành được quyền tự chủ trong chừng mực nhất định D. Chính quyền thực dân có nguy cơ sụp đổ trước sức tiến công mạnh mẽ của phong trào cách mạng Câu 4. Tình hình xã hội nổi bật ở các nước Đông Nam Á giai đoạn này là gì? A. Các giai cấp cũ bị phân hóa, các giai cấp mới hình thành B. Xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc, giai cấp mới ngày càng phát triển về số lượng và ý thức giai cấp C. Giai cấp công nhân ngày càng trưởng hành về số lượng và chất lượng D. Giai cấp tư sản dân tộc vươn lên mạnh mẽ Câu 5. Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 B. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc D. Sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển với quy mô như thế nào? A. Diễn ra ở ba nước Đông Dương B. Diễn ra ở hầu khắp các nước Đông Nam Á C. Diễn ra ở chỉ nơi nào có chính đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo D. Diễn ra chỉ ở nơi nào có Đảng Cộng sản lãnh đạo Câu 7. Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến rõ rệt B. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh C. Giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị D. Xuất hiện khuynh hướng cách mạng mới – khuynh hướng cách mạng vô sản Câu 8. Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Mục tiêu giành độc lập được đặt ra rõ rang B. Có sự liên kết với các phong trào khác trong cả nước C. Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng rộng rãi D. Diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú Câu 9. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á là gì?
  7. A. Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường B. Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ C. Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến D. Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc Câu 10. Nét nổi bật của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là A. Đấu tranh đòi các quyền lợi về chính trị B. Đấu tranh đòi các quyền lợi về kinh tế C. Nổ ra các cuộc khởi nghĩa vũ trang D. Thực hiện chủ trương “vô sản hóa” Câu 11. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á diễn ra như thế nào? A. Dưới hình thức bất hợp tác B. Sôi nổi, quyết liệt C. Bí mật D. Hợp pháp Câu 12. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp dâng cao ở Lào và Campuchia? A. Thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân” B. Thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và thực hiện chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề C. Thực dân Pháp tăng cường các chính sách thuế khóa, lao dịch D. Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột nặng nề đối với giai cấp công nhân ở các nước Đông Nam Á Câu 13. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX là A. Khởi nghĩa Ong Kẹo. B. Khởi nghĩa Commađam C. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam D. Khởi nghĩa Chậu Pachay Câu 14. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu ở Campuchia đầu thế kỉ XX mà chính quyền thực dân đã tiến hành đàn áp đẫm máu với hơn 400 người chết là A. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Prâyveng B. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Kampong Cham C. Phong trào chống bắt phu, bắt lính đấu tranh vũ trang chống Pháp ở tỉnh Kampong Chhnang D. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Phacađuốc Câu 15. Sự kiện có tính bước ngoặt, mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương đầu thập niên 30 của thế kỉ XX là A. Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 – 1931) ở Việt Nam B. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (sau là Đảng Cộng sản Đông Dương) C. Phong trào cách mạng dâng cao thành làn sóng mạnh mẽ ở cả ba nước Đông Dương do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) D. Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng ở Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới Câu 16. Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam có tác dụng như thế nào đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Lào và Campuchia? A. Thúc đẩy phong trào công nhân ở Lào, Campuchia phát triển B. Đã đòi được các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân hai nước.
  8. C. Kích thích sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ. D. Giải phóng được nhân dân hai nước khỏi ách thống trị thực dân. Câu 17. Để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít, trong các năm 1936 – 1939, ở ba nước Đông Dương đã thành lập A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương B. Mặt trận Dân tộc Đông Dương C. Mặt trận Giải phóng Đông Dương D. Mặt trận Đoàn kết Đông Dương Câu 18. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian: 1. Thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa ở Đông Dương; 2. Phong trào đấu tranh chống Pháp mạnh mẽ; 3. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời đã mở ra thời kì phát triển mới của phong trào A. 1, 2, 3 B. 2, 1, 3 C. 3, 2, 1 D. 1, 3, 2 Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 – 1945) Câu 1: Sau khi xé bỏ hòa ước Véc-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì? A. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu B. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô C. Thành lập một nước Đại Đức bao gồm toàn bộ châu Âu. D. Chuẩn bị chiếm vùng Xuy-đét và Tiệp Khắc Câu 2: Sau khi Đức liên kết với Italia, Nhật hình thành liên minh phát xít, thái độ của Liên Xô đối với các nước Đức như thế nào? A. Coi nước Đức là đồng minh B. Phớt lờ trước hành động của nước Đức C. Coi nước Đức là kẻ thù nguy hiểm nhất. D. Không đặt quan hệ ngoại giao với Đức. Câu 3: Chủ trương của Liên xô với các nước tư bản sau khi Đức, Italia, Nhật hình thành liên minh phát xít? A. Liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít. B. Đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp C. Hợp tác chặt chẽ với các nước Anh, Pháp trên mọi lĩnh vực. D. Không hợp tác với các nước tư bản vì các nước tư bản dung dưỡng phe phát xít. Câu 4: Hậu quả của chiến tranh thế giới hai: A. Hơn 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế B. Hơn 100 quốc gia với 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến và khoảng 60 triệu người chết, C. Hơn 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 80 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. D. Khoảng 60 triệu người chết, 80 triệu người bị tàn phế, nhiều thành phố làng mạc bị tàn phá. Câu 5: Lực lượng giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là: A. Liên Xô B. Anh, Mỹ. C. Anh, Mỹ, Liên Xô. D. Anh, Mỹ, Liên Xô, Pháp. Câu 6: Ngày 1/1/1942 khối Đồng minh chống phát xít được thành lập ở Oa-sinh-tơn gồm: A. 26 nước. B. 27 nước C. 28 nước D. 29 nước Câu 7: Chiến thắng nào đã làm phá sản chiến lược "chiến tranh chớp nhoáng" của Hít le:
  9. A. Chiến thắng Mát-xcơ-va B. Chiến thắng Xta-lin-gơ-rat. C. Chiến thắng En A-la-men. D. Chiến thắng Gu-a-đan-ca-nan Câu 8: Trong chiến tranh thế giới hai, thành phố được mệnh danh là "nút sống" của Liên Xô là thành phố nào: A. Thành phố Xta-lin-gơ-rat. B. Thành phố Mat-xcơ-va C. Thành phố Lê-nin-gơ-rat. D. Thành phố Ki-ép. Câu 9: Trong chiến tranh thế giới hai, quân Nhật tấn công Hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng vào thời gian nào: A. Ngày 7/12/1941 B. Ngày 7/12/1940 C. Ngày 7/12/1942 D. Ngày 7/12/1943 Câu 10: Từ tháng 3 → 5/1945, quân đội nước nào đã quét sạch liên quân Đức – Italia khỏi lục địa châu Phi: A. Liên quân Mỹ - Liên Xô B. Liên quân Anh - Mỹ. C. Liên quân Anh - Liên Xô. D. Liên quân Liên Xô - Mỹ - Anh Câu 11: Nhật đầu hàng Đồng Minh không điều kiện vào thời điểm nào: A. 15/8/1945 B. 15/9/1945 C. 1/8/1945 D. 1/9/1945 Câu 12. Liên minh chống phát xít hình thành năm 1942 thường được gọi là gì? A. Phe Trục B. Phe Đồng minh C. Phe Liên minh D. Phe Hiệp ước Câu 13. Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít? A. Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác B. Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại C. Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường D. Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết. Câu 14. Văn kiện quốc tế đánh dấu sự cam kết của 26 quốc gia cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít vào năm 1942 tại Oa-sinh-tơn là A. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền C. Tuyên ngôn Hòa bình D. Tuyên ngôn Liên hợp quốc Câu 15. Trong quá trình đẩy lùi quân phát xít Đức, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng được những nước nào? A. Đông Âu B. Tây Âu C. Nam Âu D. Bắc Âu Câu 16. Liên quân Mĩ – Anh và quân Đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng A. Cuộc tấn công vòng cung Cuốc-xcơ (Liên Xô) B. Cuộc tấn công quân Nhật Bản ở Guađancanan trên Thái Bình Dương C. Cuộc đổ bộ Noóc-măng-đi (Pháp) D. Cuộc đổ bộ đánh chiếm đảo Xi-xi-lia (Italia) Câu 17. Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 có ý nghĩa gì? A. Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn B. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu C. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới D. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn Câu 18. Ngày 9-5-1945 đã đi vào lịch sử thế giới là ngày A. Thế giới chiến thắng chủ nghĩa phát xít
  10. B. Chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai C. Hình thành trật tự thế giới mới D. Giải phóng châu Âu Câu 19. Nhật Bản đầu hàng không phải vì lí do nào sau đây? A. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Nagasaki B. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu C. Chính phủ Nhật Bản đa quá hoảng sợ, nhân dân và binh lính Nhật muốn đầu hàng D. Các nước đồng minh gửi Tuyên cáo Pốtxđam yêu cầu Nhật Bản đầu hàng Câu 20. Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có ý nghĩa như thế nào? A. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận C. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng D. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ Câu 21. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với A. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân B. Sự thắng lợi của nhân dân các nước thuộc đại trên thế giới C. Sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản D. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản Câu 22. Nội dung nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Khởi đầu của chiến tranh nguyên tử B. Thế giới có nhiều thay đổi căn bản C. Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế D. Nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy Câu 23. Lực lượng nào là trụ cột trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít? A. Nhân dân lao động ở các nước phát xít B. Nhân dân và Hồng quân Liên Xô C. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh D. Nhân dân các nước thuộc địa HẾT .