Đề cương ôn tập Bài 15 đến 17 môn Lịch sử Lớp 11 - Trường THPT Trần Phú

docx 9 trang Đăng Bình 11/12/2023 240
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Bài 15 đến 17 môn Lịch sử Lớp 11 - Trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_bai_15_den_17_mon_lich_su_lop_11_truong_thpt.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Bài 15 đến 17 môn Lịch sử Lớp 11 - Trường THPT Trần Phú

  1. ĐỀ CƯƠNG BÀI 15, 16, 17 – LỊCH SỬ 11 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ BÀI 15: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ (1918-1939) Câu 1. Phong trào Ngũ tứ được coi là A. Cách mạng dân chủ tư sản. B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. C. Cách mạng vô sản. D. Cách mạng giải phóng dân tộc Câu 2. Lực lượng chính tham gia vào phong trào Ngũ tứ ngay từ ngày đầu bùng nổ là A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản. B. Sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh. C. Tư sản dân tộc và nông dân. D. Tất cả các tầng lớp nhân dân. Câu 3. Ngày 4/5/1919, ở Trung Quốc diễn ra. A. Phong trào Ngũ Tứ. B. Cuộc chiến tranh Bắc phạt. C. Nội chiến Quốc-Cộng. D. Cuộc Vạn lí trường chinh. Câu 4. Sau phong trào Ngũ tứ, giai cấp nào nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Trung Quốc? A. Nông dân. B. Tiểu tư sản. C. Tư sản. D. Vô sản. Câu 5. Tháng 7/1921, ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì? A. Cuộc chiến tranh Bắc phạt bùng nổ. B. Cuộc nội chiến Quốc-Cộng nổ ra. C. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập. D. Chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Trung Quốc. Câu 6. Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1918-1929 đặt dưới sự lãnh đạo của A. Đảng Quốc đại. B. Đảng Cộng sản. C. Đảng Quốc xã. D. Đảng tự do. Câu 7. Phong trào Ngũ tứ đã giương cao khẩu hiệu: A. “Trung Quốc bất khả xâm phạm” B. “ Đã đảo đế quốc xâm lược”. C. “Trung Quốc của người Trung Quốc”. D. “Trung Quốc độc lập muôn năm”. Câu 8. Phong trào Ngũ tứ đã mở đầu cao trào cách mạng chống lại thế lực nào ở Trung Quốc? A. Đế quốc và tư sản mại bản. B. Đế quốc và phong kiến. C. Đế quốc và bọn phản cách mạng. D. Tư sản và phong kiến. Câu 9. Tác dụng lớn nhất của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc là gì? A. Tạo điều kiện cho cho chủ nghĩa Mác-Lê nin được truyền bá vào Trung Quốc. B. Cạo điều kiện cho tư tưởng cách mạng tháng Mười Nga thấm sâu vào Trung Quốc. C. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triên mạnh mẽ ở Trung Quốc. D. Dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921. Câu 10. Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ A. đánh đổ phong kiến sang đánh đổ đế quốc. B. cách mạng dân chủ sang cách mạng dân tộc. C. cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng vô sản. D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 11. Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc diễn ra nhằm mục đích gì? A. Chống lại sự bành trướng Trung Quốc của Nhật Bản. B. Ngăn chặn âm mưu nhòm ngó xâm lược của thực dân Anh. C. Phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. D. Kêu gọi học sinh, sinh viên chống lại đế quốc, phong kiến. Câu 12: Mục tiêu của phong trào Ngũ Tứ ngày 4/5/1919 là A. chống đế quốc B. chống phong kiến C. chống đế quốc và phong kiến D. chống tư sản Câu 13: Phong trào Ngũ Tứ năm 1919 là cuộc đấu tranh của lực lượng nào? A. Công nhân B. Nông dân C. Học sinh, sinh viên D. Binh lính Câu 14: Cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên Trung Quốc 1919 nổ ra ở đâu? A. Thượng Hải B. Bắc Kinh C. Hồng Kong D. Nam Kinh Câu 15: Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc (1918–1939) là A. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn B. Cách mạng Tân Hợi C. Phong trào Ngũ Tứ D. Cải cách Duy Tân Câu 16: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ ? GV: NGUYỄN THỊ THANH HẢI NĂM HỌC 2019-2020
  2. ĐỀ CƯƠNG BÀI 15, 16, 17 – LỊCH SỬ 11 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ A. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Trung Quốc bước lên vũ đài chính trị B. Phong trào đã chuyển từ CMCD tư sản kiểu cũ sang kiểu mới C. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập D. Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để Câu 17: Tính chất của phong trào Ngũ Tứ năm 1919 là A. CMDC tư sản kiểu cũ B. CMDC tư sản kiểu mới C. CM vô sản D. CM xã hội chủ nghĩa Câu 18: Tư tưởng nào được truyền bá vào Trung Quốc sau phong trào Ngũ Tứ năm 1919? A. Tư tưởng phong kiến bảo thủ B. Tư tưởng cải cách ở Nhật Bản C. Chủ nghĩa Mác – Lênin D. Tư tưởng của chủ nghĩa phát xít Câu 19: Ai là người đứng đầu đảng Quốc Đại sau thế chiến I? A. Gan-di B. Nehru C. Tilak D. Irwin Câu 20. Phong trào độc lập trong những năm 1918- 1929 ở Ấn Độ lôi cuốn các tầng lớp nào tham gia? A. Nông dân, công nhân B. Tư sản, tiểu tư sản C. Học sinh, sinh viên D. Nông dân, công nhân và thị dân Câu 21: Nhận định nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của phong trào Ngũ tứ? A. Lần đầu giai cấp công nhân Trung Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị. B. Tính chất phong trào đã chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới. C. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập. D. Đánh đổ hoàn toàn ách thống trị của thực dân, phong kiến. Câu 23: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa ra đời của Đảng cộng sản Trung Quốc? A. Đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc. B. Từ đây giai cấp vô sản đã có chính Đảng của mình. C. Đánh dấu việc giai cấp vô sản nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Trung Quốc. D. Chuyển cách mạng Trung Quốc từ dân chủ tư sản kiểu cũ sang Dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 24: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thực dân phương tây có chính sách gì đối với các nước thuộc địa? A. Tăng cường buôn bán. B. Tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học, kĩ thuật. C. Tăng cường chính sách khai thác và bốc lột. D. Tăng cường lực lượng quân đội. ___ BÀI 16: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918 – 1939) Câu 1. Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 – 1939) là gì? A. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc trong phong trào đấu tranh. B. Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng rộng rãi. C. Giai cấp vô sản bắt đầu trưởng thành từ thập niên 1920. D. Các Đảng Cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào đấu tranh. Câu 2. Mục tiêu đấu tranh mà giai cấp tư sản dân tộc đề ra trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á là A. đòi quyền lãnh đạo cách mạng. B. đoàn kết các lược lượng để chống đế quốc. C. đấu tranh giành độc lập bằng con đường hòa bình. D. đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị. Câu 3. Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương trong giai đoạn 1918 – 1939 được thể hiện ở sự kiện nào? GV: NGUYỄN THỊ THANH HẢI NĂM HỌC 2019-2020
  3. ĐỀ CƯƠNG BÀI 15, 16, 17 – LỊCH SỬ 11 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ A. Sự ra đời của Đảng CS Đông Dương và Mặt trận Dân chủ Đông Dương. B. Một số cơ sở bí mật đầu tiên của Đảng được thành lập ở 3 nước Đông Dương. C. Sự ra đời của Đảng CSVN ( từ 10/1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương). D. Cuộc vận động dân chủ Đông Dương đã tập hợp đông đảo nhân dân Đông Dương. Câu 4. Nguyên nhân chính của phong trào đấu tranh chống Pháp ở Lào và Campuchia trong những năm 1918 – 1939 là A. Thực dân Pháp đàn áp dã man những người cộng sản, phá vỡ các cơ sở cách mạng. B. Sự ra đời của Đảng CSVN ( từ 10/1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương) lãnh đạo nhân dân đấu tranh. C. Cuộc vận động dân chủ đã tạo động lực cho sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. D. Chính sách khai thác thuộc địa và chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề của thực dân Pháp. Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nào của Lào trong những năm 1918 – 1939 lan rộng đến vùng Tây Bắc Việt Nam? A. Khởi nghĩa của Ong Kẹo. B. Khởi nghĩa của Com-ma-dam. C. Khởi nghĩa của Chậu pa-chay. D. Phong trào chống thuế. Câu 6. Sau CTTG I, trước sự chèn ép của các nước đế quốc, giai cấp nào ở khu vực Đông Nam Á đã hăng hái đứng ra lập đảng phái, tổ chức chính trị đấu tranh? A. Tư sản dân tộc. B. Tư sản. C. Nông dân. D. Công nhân. Câu 7. Trong những năm 1929-1933 sự kiện nào là tiêu biểu cho phong trào chống Pháp ở Đông Dương? A. Cuộc khởi nghĩa của người Mèo ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam B. Cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam. C. Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 D. Phong trào chống thuế ở Công-pông-chơ-năng. Câu 8. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào vô sản ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã dẫn đến A. Hình thành cao trào cách mạng. B. Chủ nghĩa Mác-Lê nin truyền bá sâu rộng. C. Giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành. D. Đảng Cộng sản thành lập ở các nước Câu 9. Sự ra đời của Đảng cộng sản ở các nước Đông Nam Á đã khẳng định điều gì? A. Cách mạng ở Đông Nam Á chấm dứt thời kì khủng hoảng về lãnh đạo. B. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị quan trọng. C. Hình thành cao trào cách mạng. D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin có điều kiện ảnh hưởng sâu rộng. Câu 10. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Đông Nam Á lớn mạnh cùng sự phát triển kinh tế công thương nghiệp? A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp nông dân. C. Giai cấp TS dân tộc. D. Giai cấp TS mại bản. Câu 11. Đảng Cộng sản nước nào được thành lập đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Đảng CS Việt Nam. B. Đảng CS Phi-lip-pin. C. Đảng CS Mã Lai. D. Đảng CS In-đô-nê-xi-a. Câu 12. Trong những năm 1930, các Đảng CS lần lượt ra đời ở những nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á? A. Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin. B. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xiêm. C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mã lai. D. Việt Nam, Mã Lai, Lào, In-đô-nê-xi-a. Câu 13: Cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đan diễn ra ở quốc gia nào? A. Campuchia B. Lào C. Thái Lan D. Inđonesia Câu 14: Đảng Cộng sản được thành lập ở Inđônêxia vào thời gian nào? A. Năm 1919 B. Năm 1920 C. Năm 1921 D. Năm 1922 Câu 15: Cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Lào trong 30 năm đầu thế kỉ XX là A. khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam. B. khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc. C. khởi nghĩa của Chậu Pa-chay. D. khởi nghĩa Com-ma-đan. GV: NGUYỄN THỊ THANH HẢI NĂM HỌC 2019-2020
  4. ĐỀ CƯƠNG BÀI 15, 16, 17 – LỊCH SỬ 11 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Câu 16 : Sự ra đời của Đảng cộng sản Đông Dương mở ra bước A. phát triển của cách mạng Việt Nam. B. thời kì mới của cách mạng Đông Dương. C. phát triển của cách mạng Việt Nam, Campuchia. D. phát triển mới của cách mạng Lào. Câu 17: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thực dân phương Tây có chính sách gì đối với các nước thuộc địa? A. Tăng cường buôn bán. B. Tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật. C. Tăng cường chính sách khai thác và bóc lột. D. Tăng cường lực lượng quân đội. Câu 18: Trên thế giới sự kiện nào ảnh hưởng đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á? A. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất. B. Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa. C. Phong trào công nhân thế giới phát triển mạnh. D. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Câu 19.: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển với quy mô như thế nào? A. Chỉ ở ba nước trên bán đảo Đông Dương. B. Diễn ra chỉ ở Việt Nam. C. Diễn ra chỉ ở nơi nào có Đảng cộng sản lãnh đạo. D. Diễn ra hầu khắp các nước. Câu 20: Những giai cấp nào không phải ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ở các nước Đông Nam Á? A. Công nhân. B. Nông dân. C. Tư sản. D. Trí thức, tiểu tư sản. Câu 21: Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phong trào đòi độc lập dân tộc có điểm gì nổi bật? A. Xuất hiện hình thức đấu tranh chính trị. B. Hình thức khởi nghĩa vũ trang nổ ra. C. Có sự tham gia của nhiều tầng lớp, giai cấp. D. Được sự giúp đỡ của Liên Xô. Câu 22: Giai cấp tư sản đề ra mục tiêu gì trong cuộc đấu tranh? 1. Đòi tự do kinh doanh. 2. Đòi tự chủ về chính trị. 3. Đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường. 4. Đòi mở rộng ngoại giao. A. 1,2,3 B. 2,3 ,4 C. 1,3,4 D. 1,2,4 Câu 24: Nguyên nhân làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống Pháp ở các nước Đông Dương là A. do chính sách khai thác tàn bạo và chế độ thuế khóa lao dịch nặng nề. B. chính sách đàn áp giả man của thực dân Pháp. C. chính sách bóc lột nặng nề chinhcủa thực dân Pháp. D. chính sách chia để trị. Câu 25: Thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa ở Đông Dương vào khoảng thời gian. A. trước Chiến tranh thế giới thứ I. B. sau Chiến tranh thế giới thứ I. C. trong Chiến tranh thế giới I. D. giữa Chiến tranh thế giới I. Câu 26: Thời kì mới của phong trào cách mạng ở các nước Đông Dương (1930 – 1931) dưới sự lãnh đạo của A. Đảng cộng sản Việt Nam. B. Đảng cộng sản Đông Dương. C. Đảng lao động Việt Nam. D. Đông Dương cộng sản đảng. Câu 27: Trong những năm 1936 – 1939 cơ sở cách mạng của Đảng cộng sản Đông Dương đã được xây dựng và GV: NGUYỄN THỊ THANH HẢI NĂM HỌC 2019-2020
  5. ĐỀ CƯƠNG BÀI 15, 16, 17 – LỊCH SỬ 11 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ củng cố ở đâu A. Viêng Chăn, Phnom Pênh. B. Hà Nội, Viêng Chăn. C. Phnom Pênh, Hà Nội. D. Sài Gòn, Phnom Pênh. Câu 28: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nơi nào được coi là thuộc địa quan trọng và giàu có nhất trong các thuộc địa của Pháp? A. Đông Nam Á. B. Việt Nam C. Ba nước Đông Dương. D. Châu Mĩ la tinh. Câu 29: Vì sao trong những năm 20 của thế kỉ XX chủ nghĩa Mác-Lê nin được truyền bá vào Đông Dương? A. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và tác động. B. Các cuộc cách mạng dân chủ tư sản không ngừng diễn ra. C. Chủ nghĩa xã hội khoa học hình thành. D. Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. Câu 30. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân đã dẫn đến A. hình thành cao trào cách mạng. B. chủ nghĩa Mác-Lê nin có điều kiện ảnh hưởng. C. giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành. D. Đảng cộng sản thành lập ở các nước. Câu 31. Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Chỉ có xu hướng tư sản phát triển manh. B. Tồn tại và phát triển song song hai xu hướng tư sản và vô sản. C. Chỉ có xu hướng vô sản. D. Chỉ có xu hướng cải cách. Câu 32. Đâu là nguyên nhân thất bại của phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia sau chiến tranh thế giới thứ nhất ? A. Còn tự phát, phân tán, chưa có một tổ chức, lãnh đạo chưa đủ khả năng. B. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia. C. Nội bộ những ngừoi lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết. D. Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Cam-pu-chia và Lào. Câu 33. Quy luật nào rút ra từ phong trào đấu tranh giành và giữ nền độc lập dân tộc của cá nước trên bán đảo Đông Dương trên bán đảo Đông Dương? A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. B. Sự lãnh đạo của đảng Dân tộc tư sản. C. Liên minh, đoàn kết chiến đấu cùng chống kẻ thù chung. D. Sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc thống nhất. Câu 34. Điểm khác biệt về lực lượng lãnh đạo trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của ba nước Đông Dương so với các nước Đông Nam Á từ thập niên 30 của thế kỉ XX trở đi là A. lãnh đạo của giai cấp tư sản dân tộc. B. lãnh đạo của Mặt trận dân tộc thống nhất. C. sự lãnh đạo của các tổ chức chính trị, xã hội. D. sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. BÀI 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945) Câu 1: Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1943, lực lượng nào đã quét sạch liên quân Đức – Italia khỏi Bắc Phi? A. Liên quân Liên Xô- Mĩ B. Liên quân Anh-Mĩ C. Liên quân Anh- Pháp D. Liên quân Liên Xô- Anh Câu 2: Sau khi xóa bỏ hòa ước Vec-xai, Đức hướng tới mục tiêu: A. chuẩn bị tiến đánh Liên Xô B. chuẩn bị thôn tính vùng Xuy-đét GV: NGUYỄN THỊ THANH HẢI NĂM HỌC 2019-2020
  6. ĐỀ CƯƠNG BÀI 15, 16, 17 – LỊCH SỬ 11 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ C. thành lập một nước “Đại Đức” ở Châu Âu D. chuẩn bị gây chiến tranh chia lại thế giới Câu 3: Chiến thắng đánh dấu chiến lược chiến tranh chớp nhoáng của Hít-le thất bại là: A. chiến thắng Mátx-cơ-va B. chiến thắng Xta-lin-grát C. chiến thắng En A-la-men D. chiến thắng Cuốc-xcơ Câu 4: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ khi: A. Liên Xô tuyên chiến với Đức B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức C. Đức tấn công Ba Lan D. Mĩ tuyên chiến với Đức Câu 5: Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ khi: A. Nhật đánh chiếm Đông Bắc Trung Quốc B. Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng C. Nhật vào Đông Dương D. Nhật bành trướng khu vực Thái Bình Dương Câu 6: Chiến tranh thế giới thứ hai chấm bằng sự kiện nào? A. Chủ nghĩa phát xít Italia sụp đổ B. Nước Đức kí văn bản đầu hàng C. Nhật Bản kí văn bản đầu hàng D. Liên Xô đánh bại quân Quan Đông của Nhật Câu 7: Phe Trục gồm những nước nào? A. Đức, Italia, Nhật Bản B. Đức, Anh, Nhật C. Đức, Anh, Pháp D. Liên Xô, Anh, Mĩ Câu 8: Liên Xô có chủ trương gì đối với chủ nghĩa phát xít? A. Liên kết với các nước Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít B. Ủng hộ quan điểm của Mĩ thực hiện chính sách trung lập C. Kí hiệp ước với Đức đẩy chiến tranh về các nước tư bản D. Chuẩn bị về mọi mặt để một mình đánh chủ nghĩa phát xít Câu 9: Để thực hiện mục tiêu thành lập một nước Đại Đức ở Châu Âu, Đức đã đánh chiếm nước nào đầu tiên? A. Tiệp Khắc B. Áo C. Ba Lan D. Bỉ Câu 10: Lực lượng nào đóng vai trò quyết định nhất trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? A. Liên Xô B. Anh C. Mĩ D. Pháp Câu 11: Tuyên ngôn Liên hợp quốc ngày 1/1/1942 có ý nghĩa gì? A. Cục diện chính trị thế giới đã thay đổi B. Khối Đồng minh chống phát xít được hình thành C. Khôi phục lại chủ quyền của các dân tộc bị phát xít nô dịch D. Phe phát xít bắt đầu suy yếu Câu 12: Vì sao nói: chiến thắng Xta-lin-grát (11/1942 đến 2/1943) đã tạo nên bước ngoặt của chiến tranh thế giới thứ hai? A. Từ đây, quân Đức liên tiếp thất bại trên các chiến trường B. Từ đây, chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ C. Từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt D. Từ đây, khối Đồng minh chống phát xít hình thành Câu 13: Đỉnh cao trong chính sách nhân nhượng của Anh, Pháp, Mĩ đối với chủ nghĩa phát xít là: A. Để Nhật tự do đánh Đông Bắc Trung Quốc B. Kí Hiệp định Muy-ních C. Mĩ thực hiện chính sách trung lập D. Để cho Đức “xóa bỏ” hòa ước Véc-xai Câu 14: Đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh tranh thế giới thứ hai? A. Do Mĩ thực hiện chính sách trung lập B. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản về thuộc địa C. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 GV: NGUYỄN THỊ THANH HẢI NĂM HỌC 2019-2020
  7. ĐỀ CƯƠNG BÀI 15, 16, 17 – LỊCH SỬ 11 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ D. Anh, Pháp kí Hiệp định Muy-ních với Đức Câu 15: Điểm giống nhau giữa chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến B. Quy mô của hai cuộc chiến tranh thế giới như nhau C. Hậu quả chiến tranh nặng nề như nhau D. Đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước tư bản Câu 16: Sắp xếp theo thứ tự thời gian quá trình phát xít Đức tấn công châu Âu (1) tấn công Liên Xô (2) Đức tấn công Ba Lan (3) Tấn công Bắc và Tây Âu (4) Tấn công Đông và Nam Âu A. 4, 1, 2, 3 B. 2, 1, 3, 4 C. 2, 3, 4,1 D. 3, 4, 2, 1 Câu 17: Cho bảng dữ liệu sau: Thời gian Sự kiện 1. 1/9/1939 a. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ 2. 1/1/1942 b. Đức đầu hàng không điều kiện 3. 9/5/1945 c. Nhật đầu hàng 4. 15/8/1945 d. Khối Đồng minh chống phát xít hình thành A. 1-a, 2-c, 3-d, 4-b B. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d C. 2-c, 3-a, 1-d, 4-b D. 1-a, 2-d, 3-b, 4-c Câu 18: Ý không phản ánh âm mưu của Mĩ khi ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật? A. Mĩ muốn nhanh chóng tiêu diệt quân phiệt Nhật B. Mĩ muốn khẳng định vai trò của mình trong tiêu diệt chủ nghĩa phát xít C. Mĩ muốn khẳng định sức mạnh quân sự của mình D. Mĩ muốn tàn phá nước Nhật Câu 19: Nhận xét của anh/chị về sự kiện: Khi Đức tấn công Ba Lan, liên quân Anh, Pháp dàn trận ở biên giới phía Tây nước Đức nhưng không tấn công Đức và không có hành động quân sự nào chi viện cho Ba Lan. A. Anh, Pháp không đủ sức mạnh để đối phó Đức B. Anh, Pháp muốn hướng cuộc chiến về phía Liên Xô C. Anh, Pháp chờ đợi Liên Xô tấn công Đức từ phía Đông D. Anh, Pháp chấp nhận đầu hàng Đức Câu 20: Sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại bài học gì cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới? A. Không chế tạo vũ khí sát thương cao B. Giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình C. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa hơn là quân sự D. Mở rộng liên kết để cùng phát triển. Câu 21: Các nước phát xít sau khi hình thành liên minh đã có hành động gì? A. Tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi trên thế giới. B. Đầu tư vốn vào nhiều nơi trên thế giới. C. Tăng cường trang bị vũ khí cho quân đội để chuẩn bị chiến tranh. D. Ra sức đầu tư phát triển vũ khí mới để chuẩn bị chiến tranh. GV: NGUYỄN THỊ THANH HẢI NĂM HỌC 2019-2020
  8. ĐỀ CƯƠNG BÀI 15, 16, 17 – LỊCH SỬ 11 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Câu 22: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai 1939 -1945? A. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933. B. Sự xuất hiện của Chủ nghĩa Phát xít ở Đức, Italia, Nhật Bản và chính sách phản động, hiếu chiến, gây ra chiến tranh xâm lược nhiều nơi trên thế giới. C. Chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ tạo điều kiện cho Phát xít phát động chiến tranh. D. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1918 – 1923. Câu 23: Từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941, phát xít Đức nhanh chóng chiếm được châu Âu là vì A. Đức có ưu thế sức mạnh quân sự, đồng thời thực hiện kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng. B. Đức có ưu thế sức mạnh quân sự. C. các nước châu Âu tiếp tục chính sách thỏa hiệp nên không tích cực chống trả. Hơn nữa, Đức có ưu thế về sức mạnh quân sự. D. các nước châu Âu thể hiện thái độ nhượng bộ phát xít nên không tích cực chống trả khi bị tấn công. Câu 24: Phát xít Italia năm 1935 đã xâm lược nước nào ở Châu Phi? A. Ai cập. B. Ma rốc. C. Angeri. D. Êtiopia. Câu 25: Thái độ của các nước tư bản đối với Liên Xô như thế nào? A. Liên kết với Liên Xô. B. Hợp tác chặt chẽ với Liên Xô. C. Thù ghét Liên Xô. D. Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Câu 26: Hội nghị Muy-ních được triêu tập vào thời gian nào? A. Tháng 8/ 1938. B. Tháng 9/ 1938. C. Tháng 10/ 1938. D. Tháng 11/ 1938. Câu 27: Trước hành động leo thang chuẩn bị chiến tranh của Đức, Liên Xô có chính sách đối ngoại như thế nào với Đức? A. Đối đầu với Đức. B. Sẵn sàng chiến đấu chống lại Đức. C. Bắt tay với Anh, Pháp, Mĩ để cô lập Đức. D. Kí với Đức bản Hiệp định Xô- Đức. Câu 28: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ được mở đầu bằng sự kiện nào? A. Đức tấn công Tiệp Khắc. B. Đức tấn công Ba Lan. C. Đức tham gia hội nghị Muy- nich. D. Đức tấn công Liên Xô. Câu 29: Đức tấn công Ba Lan vào thời gian nào? A. Tháng 7/1939. B. Tháng 8/1939. C. Tháng 9/1939. D. Tháng 10/1939. Câu 30: Khi đức đánh chiếm Ban Lan, Đức thực hiện chiến lược gì? A. Đánh nhanh thắng nhanh. B. Chiến tranh chớp nhoáng. C. Đánh lâu dài. D. Đánh chắc, tiến chắc. GV: NGUYỄN THỊ THANH HẢI NĂM HỌC 2019-2020
  9. ĐỀ CƯƠNG BÀI 15, 16, 17 – LỊCH SỬ 11 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Câu 31: Đức chuyển hướng tấn công từ phía Đông sang Tây vào thời gian nào? A. Tháng 1/1940. B. Tháng 2/1940. C. Tháng 3/ 1940. D. Tháng 4/ 1940. Câu 32: Đức thực hiện kế hoạch đánh nước Anh vào thời gian nào? A. Tháng 7/ 1940. B. Tháng 8/1940. C. Tháng 9/1940. D. Tháng 10/ 1940. Câu 33: Chiến thắng Matxcova có ý nghĩa như thế nào? A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô. B. Làm tổn thất nặng nề quân Đức, tạo bước ngoặt chiến tranh. C. Làm phá sản chiến lược chiến tranh chớp nhoáng của Hitle. D. Quân Đức chuyển sang thế bị động. Câu 34: Quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng vào thời gian nào? A. Tháng 10/ 1941. B. Tháng 11/ 1941. C. Tháng 12/ 1941. D. Tháng 1/ 1941. Câu 35: Chiến thắng Xtalingrat có ý nghĩa gì? A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô. B. Tạo bước ngoặt của chiến tranh. C. Đây là thắng lợi vĩ đại nhât trong lịch sử quân sự Liên Xô. D. Phát xít Đức phải đầu hàng Đồng minh. Câu 36: Vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? A. Là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. B. Có vai trò quan trọng tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít. C. Góp phần nhỏ vào tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít. D. Liên Xô là một trong ba cường quốc là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Câu 37: Cuộc chiến tranh chống phát xít thắng lợi dựa vào nguyên nhân nào? A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Hồng quân Liên Xô và nhân loại tiến bộ thế giới. B. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. C. Tương quan lực lượng giữa hai phe phát xít và đồng minh quá chênh lệch. D. Phe phát xít chưa chế tạo được bom nguyên tử. Câu 38: Điểm khác biệt lớn nhất giữa cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và thứ hai (1939-1945) là A. nổ ra do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc. B. nổ ra do mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với Liên Xô. C. có sự can thiệp của vũ khí hạt nhân. D. tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh thay đổi khi Liên Xô tham chiến. GV: NGUYỄN THỊ THANH HẢI NĂM HỌC 2019-2020