Đề cương ôn tập Bài 22, 23, 24 môn Sinh học Lớp 7 (VNEN) - Trường THCS An Thới

docx 10 trang Đăng Bình 06/12/2023 380
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Bài 22, 23, 24 môn Sinh học Lớp 7 (VNEN) - Trường THCS An Thới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_bai_22_23_24_mon_sinh_hoc_lop_7_vnen_truong.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Bài 22, 23, 24 môn Sinh học Lớp 7 (VNEN) - Trường THCS An Thới

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN BÌNH THỦY TRƯỜNG THCS AN THỚI NỘI DUNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ ÔN TẬP Ở NHÀ MÔN SINH 7- KHTN CHỦ ĐỀ 7 CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE BÀI 22: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ THỂ NGƯỜI Mục tiêu - Kể tên được các hệ cơ quan trong cơ thể người. - Nêu được khái quát cấu tạo và chức năng của từng hệ cơ quan. - Phân tích được sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan trong cơ thể người. Hệ cơ quan Tên các cơ quan Chức năng Hệ vận động Bộ xương và hệ cơ, Nâng đỡ cơ thể và vận động : di chuyển và lao động Hệ tuần hoàn Tim, các mạch máu, máu,. Vận chuyển các chất trong cơ thể : chất dinh dưỡng, oxi, Hệ hô hấp Mũi, hầu, thanh quản, khí quản, Trao đổi khí giữa cơ thể và môi phế quản và phổi trường,. Hệ tiêu hoá Miệng, thực quản, dạ dày, gan, Biến đổi thức ăn thành các chất ruột non, ruột già, hậu môn và các dinh dưỡng và thải chất thải tuyến tiêu hoá Hệ bài tiết Gồm 2 quả thận, ống dẫn nước Lọc máu, bài tiết chất cặn bã tiểu,bóng đái và ống đái Hệ thần kinh Gồm não bộ, tuỷ sống, các dây Điều khiển mọi hoạt động của cơ thần kinh và hạch thần kinh. thể Hệ nội tiết Gồm các tuyến nội tiết như tuyến Tiết hoocmôn yên, tuyến giáp, tuyến tuỵ, tuyến trên thận và các tuyến sinh dục Hệ sinh dục Các cơ quan sinh dục : buồng Sản xuất ra trứng và tinh trùng và trứng,. chức năng sinh sản khác,. B. Hoạt động hình thành kiến thức Sự phối hợp hoạt động giữa các hệ cơ quan: Các cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh (cơ chế thần kinh) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra (cơ chế thể dịch).
  2. Huyết áp tăng cao Hình 21.3. Sơ đồ cơ chế điều hoà huyết áp ở người Bảng 21.3. Tên cơ quan tương ứng với các chức năng STT Chức năng Cơ quan 1 Hút máu về và đẩy máu đi khắp cơ thể. Tim 2 Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường. Phổi, khí quản, mũi, 3 Điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Não bộ 4 Là cơ quan hấp thụ chính các thành phần dinh Ruột non dưỡng trong thức ăn. - Kể tên và phân tích các ví dụ khác về sự phối hợp hoạt động hay mối quan hệ của các cơ quan trong cơ thể. - Tim có vai trò gì trong hệ tuần hoàn? D. Hoạt động vận dụng - Em hãy nêu các biện pháp chăm sóc sức khoẻ để có một cơ thể khoẻ mạnh. - Hướng dẫn HS lập thời gian biểu trong ngày, trong tuần, xây dựng khẩu phần ăn, các biện pháp nâng cao sức khoẻ : các bài tập thể dục, HS chia sẻ lại nội dung này cùng các bạn trong lớp. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng các bộ phận trong mỗi hệ cơ quan của cơ thể người. - Nhóm 1: Tiêu hóa và vệ sinh hệ tiêu hóa - Nhóm 2: Hô hấp và vệ sinh hệ hô hấp - Nhóm 3: Máu và hệ tuần hoàn - Nhóm 4: Bài tiết và cân bằng nội môi - Nhóm 1: Nội tiết và hoocmôn - Nhóm 2: Thần kinh, giác quan và sự thích nghi của cơ thể - Nhóm 3: Cơ sở khoa học của học tập - Nhóm 4: Sức khỏe của con người BÀI 23: TIÊU HÓA VÀ VỆ SINH TIÊU HÓA Mục tiêu bài học - Nêu được bản chất của quá trình tiêu hoá.
  3. - Xác định được trên hình vẽ các cơ quan của của hệ tiêu hoá ở người. - Mô tả được quá trình biến đổi thức ăn trong ống tiêu hoá. - Đề ra được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả. - Có ý thức thực hiện nghiêm túc các biện pháp để có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và sự tiêu hoá có hiệu quả. Hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. Các chất dinh dưỡng Vai trò Giúp cơ thể tạo ra những tế bào mới, làm cơ thể lớn lên ; thay Chất đạm (prôtêin) thế những tế bào già đã bị huỷ hoại trong hoạt động sống Chất béo (lipit) Giúp cơ thể có thêm năng lượng, hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như A, D, E, K Chất bột đường Giúp cơ thể có đủ năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống (cacbohiđrat) Vitamin, muối Cần cho hoạt động sống của cơ thể. Thiếu chúng cơ thể sẽ bị khoáng bệnh B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa - Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người. - Thức ăn sau khi được đưa vào miệng, mặc dù đã được nấu nướng, chế biến cũng vẫn còn rất "thô” so với tiêu chuẩn hấp thụ của cơ thể người. - Chính vì vậy cần phải có hoạt động tiêu hoá. - Hoạt động tiêu hoá thực chất là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được. - Thực chất của quá trình tiêu hóa? - Hoạt động tiêu hoá thực chất là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được. - Hoạt động tiêu hóa diễn ra ở đâu? Hoạt động tiêu hoá diễn ra ở ống tiêu hoá. - Kể tên các bộ phận thuộc hệ tiêu hoá mà em biết? Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn, tuyến. 2.Chức năng của các bộ phận trong hệ tiêu hoá - Thức ăn sau khi được đưa vào miệng được biến đổi như thế nào trong ống tiêu hoá? Thức ăn được cắn, xé, nghiền nhỏ, thấm đều nước bọt, thực hiện phản xạ nuốt. Enzim amilaza trong nước bọt giúp biến đổi một phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantôzơ. - Ở thực quản, thời gian thức ăn đi qua thực quản rất nhanh nên có thể coi thức ăn không được biến đổi gì - Ở dạ dày, thức ăn được nghiền nhỏ thành dạng nhũ chấp. Enzim pepxin trong dịch vị
  4. giúp biến đổi prôtêin thành peptit. Ở ruột non, các enzim tiêu hoá trong dịch mật, dịch tuỵ, dịch ruột ở ruột non sẽ thực hiện tiêu hoá hoá học, biến thức ăn thành các chất đơn giản (như đường đơn, axit amin, triglixerit, axit béo, ). Ruột non là cơ quan chính thực hiện quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu Tại ruột già, nước tiếp tục được hấp thụ, phần chất bã còn lại trở nên rắn đặc hơn và bị vi khuẩn tại đây lên men thối rồi thành phân. - Tiêu hóa ở khoang miệng diễn ra như thế nào? Gồm những hoạt động nào và do cơ quan nào tham gia? Tại khoang miệng loại thức ăn nào được tiêu hóa và do enzym nào thực hiện? - Tiêu hóa ở da dày? - Tiêu hóa ở ruột non? Thải phân? - Vì sao khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có vị ngọt? - Những phân tử các chất dinh dưỡng nào có thể được hấp thụ qua thành ruột non đi vào máu để rồi sau đó đi tới các tế bào của cơ thể? - Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hoá của cơ thể người là gì? - Thức ăn sau khi được đưa vào miệng được biến đổi như thế nào trong ống tiêu hoá? 3.Vệ sinh tiêu hóa Bảng 23.3 Cơ quan hoặc hoạt Tác nhân Mức độ ảnh hưởng động bị ảnh hưởng Răng Tạo nên môi trường axit làm hỏng men răng Vi khuẩn Dạ dày Bị viêm loét CÁC Ruột Bị viêm loét SINH Các tuyến tiêu hoá Bị viêm VẬT Giun, sán, kí Ruột Gây tắc ruột sinh Các tuyến tiêu hoá Gây tắc ống dẫn mật Ăn uống Các cơ quan tiêu hoá Có thể bị viêm không đúng Hoạt động tiêu hoá Kém hiệu quả CHẾ cách ĐỘ Hoạt động hấp thụ Kém hiệu quả ĂN Các cơ quan tiêu hoá Dạ dày và ruột bị mệt mỏi, gan có thể bị xơ UỐN Khẩu phần ăn G không hợp lí Hoạt động tiêu hoá Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả Hoạt động hấp thụ Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả - Các cơ quan và hoạt động của hệ tiêu hoá có thể bị ảnh hưởng bởi các tác nhân nào?  Các tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hoá như: các vi sinh vật gây bệnh, các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống, ăn không đúng cách,. Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả? - Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có
  5. hiệu quả: Cần hình thành các thói quen ăn uống hợp vệ sinh, ăn khẩu phần ăn hợp lí, ăn uống đúng cách và vệ sinh răng miệng sau khi ăn để bảo vệ hệ tiêu hoá tránh các tác nhân có hại và nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu hoá. - Khẩu phần ăn là gì ? Để xây dựng khẩu phần ăn uống hợp lí cần dựa trên những nguyên tắc nào ? Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày. - Nguyên tắc lập khẩu phần: + Đảm bảo lượng thức ăn phù hợp nhu cầu của từng đối tượng. + Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin. + Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. - Nhu cầu dinh dưỡng của từng người có giống nhau không? Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào những yếu tố nào?  Nhu cầu dd từng người k giống nhau. Phụ thuộc: lứa tuổi, giới tính, trình trang sinh lí của cơ thể. - Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ?  Thực phẩm sạch và an toàn là thực phẩm giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn, hoá chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ người sử dụng. - Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ?  Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cần : - Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ. - Dùng nước sạch để rửa thức ăn, dụng cụ và nấu ăn. -Nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay, thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách. D. Hoạt động vận dụng - Hoạt động này HS tự học ở nhà theo hướng dẫn trong sách hướng dẫn học. - Khuyến khích HS về nhà thực hiện cả 4 hoạt động, sau khoảng 1 - 2 tuần viết báo cáo nộp cho GV. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Hãy tìm hiểu trong thư viện thư viện nhà trường) về các nội dung theo yêu cầu trong sách Hướng dẫn học : - Yêu cầu HS ghi chép vào vở/giấy thông tin tìm hiểu được. - HS có thể thực hiện hoạt động này với sự trợ giúp của bố/mẹ, ông/bà, anh/chị hoặc người lớn. - GV yêu cầu HS hoàn thành và nộp lại ghi chép trước tiết học tiếp theo. - GV cần có những nhận xét, phản hồi kết quả hoạt động ứng dụng của HS. - Hãy viết một báo cáo về một số bệnh thường gặp ở cơ quan tiêu hoá - Hoạt động này không chỉ giúp HS ứng dụng kiến thức vào thực tiễn mà còn giúp các em rèn luyện ngôn ngữ viết. GV nên khuyến khích các em viết về các loại bệnh khác nhau, sau đó trao đổi bài viết cho nhau. Hoạt động này còn giúp HS biết được các loại bệnh thường gặp ở hệ tiêu hoá và cách phòng tránh để giúp cho bản thân và gia đình có cuộc sống khoẻ mạnh. BÀI 24: HÔ HẤP VÀ VỆ SINH HÔ HÂP Mục tiêu
  6. - Trình bày được các khái niệm về hô hấp và vệ sinh hô hấp. - Mô tả được chức năng cơ bản của các cơ quan hô hấp. - Mô tả được các kĩ năng vệ sinh hô hấp của cá nhân và cộng đồng để tăng cường sức khoẻ. - Thực hành được các phương pháp hô hấp nhân tạo B. Hoạt động hình thành kiến thức 1.Tìm hiểu chức năng của các bộ phận trong cơ quan hô hấp - Mô tả chức năng của các cơ quan hô hấp? + Khí quản: dẫn khí từ ngoài vào + Phế quản: dẫn khí vào mỗi lá phổi + Tiểu phế quản: dẫn khí vào phế nang + Xương sườn: bảo vệ phổi Hoạt động của các cơ - xương tham gia hô hấp Cử động Cơ liên Hệ thống xương ức và Thể tích lồng hô hấp Cơ hoành sườn xương sườn ngực Hít vào Co Nâng lên Co Tăng Thở ra Dãn Hạ xuống Dãn Giảm + Phổi: trao đổi khí + Cơ hoành: tăng, giảm thể tích lồng ngực + Động mạch phổi, tĩnh mạch phổi: vận chuyển máu. 2. Khái niệm hô hấp Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O 2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO 2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. 3. Qúa trình thông khí ở phổi - Quan sát hình 24.3. Nhận xét sự thay đổi thể tích lồng ngực? - Sự thông khí ở phổi có ích lợi gì? Nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện được động tác hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. Mô tả sự trao đổi khí ở phổi và tế bào? Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào được thực hiện theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. - Trao đổi khí ở phổi: + Oxi khuếch tán từ không khí phế nang vào máu + Cacbonic khuếch tán từ máu vào không khí phế nang. - Trao đổi khí ở tế bào: + Oxi khuếch tán từ máu vào tế bào + Cacbonic khuếch tán từ tế bào vào máu.
  7. O O 2 2 Phế nang Máu Tế bào CO CO 2 2 Nêu vai trò của các biện pháp vệ sinh và bảo vệ hệ hô hấp? 4. Tìm hiểu dung tích phổi - Dung tích sống là gì? - Là thể tích không khí lớn nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào, thở ra - Dung tích phổi phụ thuộc vào yếu tố nào? Dung tích phổi phụ thuộc vào giới tính, tầm vóc, tình trạng sức khoẻ, sự luyện tập . - Làm thế nào để tăng dung tích sống và giảm dung tích khí cặn đến mức nhỏ nhất? Muốn có dung tích sống lớn, giảm dung tích khí cặn cần phải luyện tập TDTT đều đặn từ bé và tập hít thở sâu để tận dụng tối đa không khí đi vào phổi, tăng hiệu quả hô hấp. - Giải thích sự thay đổi biên độ của đồ thị (biểu diễn sự thay đổi dung tích phổi khi hô hấp) ( hình 24.3) Khi ta thở bình thường thì thể tich kk dao động trong phổi từ 2400-2900 (ml). Khi hít thở sâu, thể tích phổi lên đến 5800ml. Nhưng khi thở mạnh thì dung tích phổi hạ xuống chỉ còn 1200ml 5. Các biện pháp vệ sinh và bảo vệ hệ hô hấp Biện pháp Tác dụng
  8. 1. Trồng nhiều cây xanh Điều hòa không khí, cản bụi, 2. Thường xuyên dọn vệ sinh, không Hạn chế ô nhiễm do VSV gây ra khạc nhổ bừa bãi 3. Không hút thuốc lá Hạn chế chất độc: nicotin, và khí độc hại 4. Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh, ở Hạn chế ô nhiễm do bụi nơi nhiều bụi, 5. Hạn chế sử dụng các thiết bị thải Hạn chế khí độc: CO2, NOx, COx, SOx, ra khí độc 6. Các bệnh về đường hô hấp - Kể tên các bệnh về đường hô hấp? Ho,viêm họng, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi, lao phổi, ung thư phổi - Phòng bệnh về hô hấp? 1/ Xây dựng nên tảng thể chất, hệ miễn dịch cho bé thật tốt - Tiêm phòng đầy đủ theo đúng lịch trình và khuyến cái của cơ quan ý tế - Tăng cường cho bé tham gia các hoạt động thể chất, cải thiện sức khỏe. Đặc biệt là các hoạt động vui chơi ngoài trời, tiếp xúc với môi trường vui chơi tự nhiên như: đạp xe đạp, chơi cầu trượt, đá bóng, thả diều, bể bơi cho bé tắm mát, nô đùa . Tăng cường vận động cho bé để có sức khỏe và hệ miễn dịch tốt - Chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch: bữa ăn nên có đẩy đủ các nhóm dưỡng chất cơ bản: Protein (chất đạm): Trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, súp lơ xanh, thịt Glucid (chất bột): Gạo, khoai, mỳ, ngô Lipid (chất béo) tốt cho cơ thể: Trứng, bơ, dầu ô liu, dầu hướng dương, thịt lợn, thịt vịt Vitamin- khoáng chất: các loại rau (Cam, quýt, lê, bưởi, dâu tây, rau cần) và thực phẩm giàu kẽm (tôm, cua, hàu, thịt nạc, gan lợn, các loại cá Loại thực phẩm này giúp tăng cường dưỡng chất và sức đề kháng của cơ thể. 2/ Xây dựng môi trường sống của trẻ lành mạnh - Đảm bảo môi trường nhiều cây xanh, ít khói bụi, thoáng mát - Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, tránh nơi có nhiều nguồn bệnh, nơi gió lùa mạnh - Đi đường cần mang khẩu trang để tránh tác động xấu tới đường hô hấp khi hít phải không khí ô nhiễm. Cách phòng tránh bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ 3/ Chăm sóc bé đúng cách - Giúp trẻ có thói quen sinh hoạt lành mạnh và trong sạch: mẹ có thể và giúp bé học cách vệ sinh cá nhân tốt, chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa vi khuẩn lây bệnh. + Không ngậm đồ chơi + Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc giúp nâng cao sức khỏe. + Cho trẻ mặc đủ ấm (không quá lạnh và quá nóng) giúp trẻ dễ thích nghi hơn với điều kiện môi trường. + Không tự ý đoán bệnh và sử dụng kháng sinh cho trẻ mà chưa tham khảo ý kiến của bác sỹ để tránh điều trị sai bệnh, sai thuốc gây ra hiện tượng nhờn thuốc, khó điều trị sau này và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé. C. Hoạt động luyện tập
  9. HS quan sát hình 23.9 trong sách Hướng dẫn học, qua đó so sánh hình ảnh của người thở oxi nhân tạo với người thở bình thường. Tìm hiểu về tác hại của thuốc lá D. Hoạt động vận dụng 1.HS làm việc cùng gia đình Trao đổi với người thân. + Vai trò của không khí sạch đối với hô hấp. + Những tác hại của việc thiếu vệ sinh hô hấp. + Các biện pháp bảo vệ cơ quan hô hấp. + Những nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp ảnh hưởng đến sức khoẻ. + Vai trò của các biện pháp vệ sinh hô hấp. 2.Làm việc cùng cộng đồng HS học theo nhóm + Viết bài tuyên truyền về ô nhiễm môi trường không khí. + Đề xuất các biện pháp làm sạch không khí. + Đề xuất các hình thức tuyên truyền phòng chống đuối nước. + Đề xuất các biện pháp tuyên truyền trong cộng đồng về tác hại của các bệnh về
  10. đường hô hấp.