Đề cương ôn tập Bài 33 đến 37 môn Vật lí Lớp 9 - Trường THCS Bình Thủy

docx 8 trang Đăng Bình 08/12/2023 1740
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Bài 33 đến 37 môn Vật lí Lớp 9 - Trường THCS Bình Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_bai_33_den_37_mon_vat_li_lop_9_truong_thcs_b.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Bài 33 đến 37 môn Vật lí Lớp 9 - Trường THCS Bình Thủy

  1. Bài 33: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU I. Chiều của dòng điện cảm ứng: Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây có chiều ngược với chiều dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện đó giảm. II. Dòng điện xoay chiều: - Nếu ta liên tục lần lượt đưa nam châm vào và kéo nam châm ra khỏi cuộn dây dẫn kín thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện luân phiên đổi chiều. - Dòng điện luân phiên đổi chiều như trên gọi là dòng điện xoay chiều. III. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều: 1. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín: Khi nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín luân phiên tăng giảm làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. 2. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường: Khi cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm làm xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín dòng điện cảm ứng xoay chiều. * Ghi nhớ: - Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng. - Khi cho cuộn day dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây dẫn có thể xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. Lưu ý: + Số vòng quay trong 1 giây của cuộn dây gọi là tần số của dòng điện xoay chiều, đo bằng đơn vị Héc (kí hiệu là Hz). + Trên các dụng cụ sử dụng điện thường ghi AC 220V, kí hiệu AC có nghĩa là dòng điện xoay chiều. Bài 34: MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU I. Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều: 1. Cấu tạo: - Các máy phát điện xoay chiều đều có 2 bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. - Một trong 2 bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại có thể quay được gọi là rôto. 2. Hoạt động: Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây biến thiên làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. II. Máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật: 1. Đặc tính kĩ thuật: Máy phát điện trong công nghiệp có thể cho dòng điện có cường độ 2kA =>10 kA và hiệu điện thế xoay chiều (còn gọi là điện áp) 10,5 kV => 25kV, đường kính tiết diện ngang của máy đến 4m, chiều dài đến 20m, công suất 110MW => 300MW. Trong các máy này, các cuộn dây là stato, còn rôto là nam châm điện mạnh. Ở Việt Nam, các máy cung cấp điện có tần số 50Hz cho lưới điện quốc gia. 1
  2. 2. Cách làm quay máy phát điện: Để làm quay máy phát điện ta dùng: + Tua bin nước. + Cánh quạt gió. + Động cơ nổ. + Tua bin hơi nước. Bài 35: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU- ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU. I. Tác dụng của dòng điện xoay chiều: - Dòng điện xoay chiều có các tác dụng nhiệt, quang và từ. II. Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều: Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều. III. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều: - Đo hiệu điện thế và cường độ của dòng điện xoay chiều bằng vôn kế và ampe kế có kí hiệu là AC (hay ~). - Kết quả đo không thay đổi khi ta đổi chỗ hai chốt của phích cắm vào ổ lấy điện. - Khi mắc am pe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt của chúng. Bài 36: TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA * Tính điện năng hao phí trên đường dây tải điện: Công suất hao phí do tỏa nhiệt: 푃 .푈2 2 R = ℎ U = 푅.푃 푃2 푃ℎ - Có 2 cách làm giảm hao phí điện năng khi truyền tải điện: l + Giảm điện trở: Mà R = => giảm S => Rất tốn kém(ít được sử dụng trong cuộc sống S + Tăng HĐT. Được sử dụng nhiều trong cuộc sống và trong kỹ thuật ( bằng cách dùng máy Biến Thế) * Để giảm hao phí điện năng so tỏa nhiệt trên đường dây tải điện thì tốt nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây. * Ghi nhớ: - Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây. - Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào 2 đầu đường dây. Bài 37: MÁY BIẾN THẾ I. Cấu tạo và hoạt động của máy biến thế: 1. Cấu tạo: - 2 cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau. 2
  3. - 1 lõi sắt (hay thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây. 2. Nguyên tắc hoạt động: Khi đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì ở 2 đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều. II. Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế: - Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi U n cuộn: 1 1 U2 n2 Trong đó: U1 là hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp. U2 là hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp. n1 là số vòng dây của cuộn sơ cấp. n2 là số vòng dây của cuộn thứ cấp. 푈2.푛1 푈1.푛2 푈1.푛2 푈2.푛1 U1 = U2 = n1 = n2 = 푛2 푛1 푈2 푈1 - Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp lớn hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp (U 1>U2, n1>n2) ta có máy hạ thế. - Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp nhỏ hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp (U 1<U2, n1<n2) ta có máy tăng thế. III. Lắp đặt máy biến thế ở 2 đầu đường dây tải điện: Để giảm hao phí trên đường dây tải điện, cần có hiệu điện thế lên đến hàng trăm nghìn vôn, nhưng ở nơi dùng điện lại phải có hiệu điện thế thích hợp (thường là 220V). Bởi vậy, ở 2 đầu đường dây tải điện phải đặt 2 loại biến thế có nhiệm vụ khác nhau. * Ghi nhớ: Ở đường dây tải về phía nhà máy điện đặt máy tăng thế, ở nơi tiêu thụ đặt máy hạ thế. 3
  4. BÀI TẬP 1. Công suất hao phí trên đường dây tải điện vì toả nhiệt sẽ thay đổi như thế nào nếu : a) Chiều dài đường dây tải điện tăng 2 lần b) Tiết diện dây tăng tăng 3 lần c) Hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tăng 3 lần d) giảm điện trở của đường dây đi 2 lần. e) đường kính tiết diện của dây dẫn giảm đi một nửa. Giải thích cách làm trong từng trường hợp. 2. Người ta truyền tải một công suất điện 1000kW bằng một đường dây có điện trở 10Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 110kV. Công suất hao phí trên đường dây là bao nhiêu? 3. Người ta cần truyền một công suất điện 200kW từ nguồn điện có hiệu điện thế 5000V trên đường dây có điện trở tổng cộng là 20Ω. Độ giảm thế trên đường dây truyền tải là là bao nhiêu? 4. Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp có 40000 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 400V. a) Máy đó là máy tăng thế hay hạ thế? b) Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp. c) Điện trở của đường dây truyền đi là 40W , công suất truyền đi là 1 000 000W. Tính công suất hao phí trên đường truyền do tỏa nhiệt trên dây? 5. Số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt có 15000 vòng và 150 vòng. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là 220V, thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là bao nhiêu? 6. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là 220V và 12V. Nếu số vòng dây cuộn sơ cấp là 440 vòng, thì số vòng dây cuộn thứ cấp là bao nhiêu? 7. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là 110V và 220V. Nếu số vòng dây cuộn thứ cấp là 110 vòng, thì số vòng dây cuộn sơ cấp là bao nhiêu? 8. Để nâng hiệu điện thế từ U = 25000V lên đến hiệu điện thế U’= 500000V, thì phải dùng máy biến thế có tỉ số giữa số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp là TRẮC NGHIỆM 1. Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây . A. luôn luôn tăng B. luôn luôn giảm C. luân phiên tăng giảm. D. luôn luôn không đổi 2. Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín ? A. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm điện. B. Đưa nam châm lại gần cuộn dây C. Đưa cuộn dây dẫn kín lại gần nam châm điện D. Tăng dòng điện chạy trong nam châm điện đặt gần ống dây dẫn kín 3. Chọn câu phát biểu đúng : A. Dòng điện xoay chiều rất giống dòng điện một chiều của pin B. Dòng điện xoay chiều rất giống dòng điện một chiều của acquy C. Dòng điện xoay chiều có chiều thay đổi. D. Dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi. 4. Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều ? 4
  5. A. Máy thu thanh dùng pin. B. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V C. Tủ lạnh. D. Ấm đun nước 5. Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều? A. Đèn điện. B. Máy sấy tóc. C. Tủ lạnh. D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin. 6. Điều nào sau đây không đúng khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều ? A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho ắcquy. B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều toả ra nhiệt khi chạy qua một dây dẫn C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường. 7. Chọn phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều : A. Dòng điện xoay chiều có tác dụng từ yếu hơn dòng điện một chiều B. Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt yếu hơn dòng điện một chiều C. Dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lý mạnh hơn dòng điện một chiều D. Dòng điện xoay chiều tác dụng một cách không liên tục. 8. Nếu hiệu điện thế của điện nhà là 220V thì phát biểu nào là không đúng ? A. Có những thời điểm, hiệu điện thế lớn hơn 220V B. Có những thời điểm, hiệu điện thế nhỏ hơn 220V C. 220V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng giá trị này . D. 220V là giá trị hiệu điện thế nhất định không thay đổi. 9. Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần 1 lá thép . Khi đóng khoá K , lá thép dao động đó là tác dụng : A. Cơ B. Nhiệt C. Điện D. Từ. 10. Trong thí nghiệm đặt kim nam châm dọc theo trục của nam châm điện, khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện thì hiện tượng : A. Kim nam châm điện đứng yên B. Kim nam châm quay một góc 900 C. Kim nam châm quay ngược lại. D. Kim nam châm bị đẩy ra 11. Đặt một nam châm điện có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫy kín. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều ? A. Tác dụng cơ B. Tác dụng nhiệt C. Tác dụng quang D. Tác dụng từ. 12. Một bóng đèn dây tóc có ghi 12V – 15W có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức : A. Bình ăcquy có hiệu điện thế 16V. B. Đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V. C. Hiệu điện thế một chiều 9V. D. Hiệu điện thế một chiều 6V. 13. Tác dụng nào phụ thuộc vào chiều của dòng điện ? A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng từ. C. Tác dụng quang. D. Tác dụng sinh lý. 14. Để đo cường độ dòng điện trong mạch điện xoay chiều , ta mắc ampe kế : A. Nối tiếp vào mạch điện . B. Nối tiếp vào mạch sao cho chiều dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế C. Song song vào mạch điện. D. Song song vào mạch sao cho chiều dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế. 15. Một bóng đèn có ghi 6V-3W lần lược mắc vào mạch điện một chiều, rồi vào mạch điện xoay chiều có hiệu điện thế 6V thì độ sáng của đèn ở : 5
  6. A. Mạch điện một chiều sáng mạnh hơn mạch điện xoay chiều. B. Mạch điện một chiều sáng yếu hơn mạch điện xoay chiều. C. Mạch điện một chiều sáng không đủ công suất 3W. D. Cả hai mạch điện đều sáng như nhau. 16. Nhà máy điện nào thường gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất ? A. Nhà máy phát điện gió. B. Nhà máy phát điện dùng pin mặt trời C. Nhà máy thuỷ điện. D. Nhà máy nhiệt điện . 17. So với nhiệt điện , nhà máy điện hạt nhân có ưu điểm nào sau đây ? A. Tiêu tốn khối lượng nhiên liệu ít hơn. B. Chi phí xây dựng ban đầu ít hơn. C. An toàn hơn. D. Dễ quản lý , cần ít nhân sự hơn. 18. Khi truyền tải điện năng đi xa, điện năng hao phí đã chuyển hoá thành dạng năng lượng A. Hoá năng. B. Năng lượng ánh sáng. C. Nhiệt năng. D. Năng lượng từ trường. 19. Khi truyền tải một công suất điện P bằng một dây có điện trở R và đặt vào hai đầu đường dây một hiệu điện thế U, công thức xác định công suất hao phí P hp do tỏa nhiệt là U.R P 2.R P 2.R U.R 2 A. P hp = B. P hp = C. P hp = D. P hp = U2 U2 U U2 20. Khi truyền tải điện năng, ở nơi truyền đi người ta cần lắp A. Biến thế tăng điện áp. B. Biến thế giảm điện áp. C. Biến thế ổn áp. D. Cả biến thế tăng áp và biến thế hạ áp. 21. Khi chuyển điện áp từ đường dây cao thế xuống điện áp sử dụng thì cần dùng: A. Biến thế tăng điện áp. B. Biến thế giảm điện áp C. Biến thế ổn áp. D. Cả biến thế tăng áp và biến thế hạ áp. 22. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. C. Tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. D. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. 23. Khi truyền tải điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, để làm giảm hao phí trên đường dây do tỏa nhiệt ta có thể A. đặt ở đầu ra của nhà máy điện máy tăng thế. B. đặt ở đầu ra của nhà máy điện máy hạ thế. C. đặt ở nơi tiêu thụ máy hạ thế. D. đặt ở đầu ra của nhà máy điện máy tăng thế và đặt ở nơi tiêu thụ máy hạ thế. 24. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tải điện không đổi mà dây dẫn có chiều dài tăng gấp đôi thì hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây sẽ A. Tăng lên gấp đôi. B. Giảm đi một nửa. C. Tăng lên gấp bốn. D. Giữ nguyên không đổi. 25. Khi tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn trên đường dây truyền tải điện lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây sẽ A. Giảm đi một nửa. B. Giảm đi bốn lần C. Tăng lên gấp đôi. D. Tăng lên gấp bốn. 26. Trên cùng một đường dây tải điện, nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn lên 100 lần thì công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây sẽ A. tăng 102 lần. B. giảm 102 lần. C. tăng 104 lần. D. giảm 104 lần. 27. Cùng công suất điện P được tải đi trên cùng một dây dẫn. Công suất hao phí khi hiệu điện thế hai đầu đường dây tải điện là 400kV so với khi hiệu điện thế là 200kV là A. Lớn hơn 2 lần. B. Nhỏ hơn 2 lần. C. Nhỏ hơn 4 lần. D. Lớn hơn 4 lần. 28. Khi truyền đi cùng một công suất điện, người ta dùng dây dẫn cùng chất nhưng có tiết diện gấp đôi dây ban đầu. Công suất hao phí trên đường dây tải điện so với lúc đầu A. Không thay đổi. B. Giảm đi hai lần. C. Giảm đi bốn lần. D. Tăng lên hai lần. 6
  7. 29. Trên một đường dây truyền tải điện có công suất truyền tải không đổi, nếu tăng tiết diện dây dẫn lên gấp đôi, đồng thời cũng tăng hiệu điện thế truyền tải điện năng lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây tải điện sẽ A. Giảm đi tám lần. B. Giảm đi bốn lần. C. Giảm đi hai lần. D. Không thay đổi. 30. Máy biến thế là thiết bị A. Giữ hiệu điện thế không đổi. B. Giữ cường độ dòng điện không đổi. C. Biến đổi hiệu điện thế xoay chiều. D. Biến đổi cường độ dòng điện không đổi. 31. Máy biến thế là thiết bị dùng để biến đổi hiệu điện thế của dòng điện A. Xoay chiều. B. Một chiều không đổi. C. Xoay chiều và cả một chiều không đổi. D. Không đổi. 32. Máy biến thế dùng để: A. Tăng, giảm hiệu điện thế một chiều. B. Tăng, giảm hiệu điện thế xoay chiều. C. Tạo ra dòng điện một chiều. D. Tạo ra dòng điện xoay chiều. 33. Máy biến thế là thiết bị biến đổi A. Hiệu điện thế xoay chiều. B. Cường độ dòng điện không đổi. C. Công suất điện. D. Điện năng thành cơ năng. 34. Máy biến thế có cuộn dây A. Đưa điện vào là cuộn sơ cấp. B. Đưa điện vào là cuộn cung cấp. C. Đưa điện vào là cuộn thứ cấp. D. Lấy điện ra là cuộn sơ cấp. 35. Với 2 cuộn dây có số vòng dây khác nhau ở máy biến thế A. Cuộn dây ít vòng hơn là cuộn sơ cấp. B. Cuộn dây nhiều vòng hơn là cuộn sơ cấp. C. Cuộn dây ít vòng hơn là cuộn thứ cấp. D. Cuộn dây nào cũng có thể là cuộn thứ cấp. 36. Trong máy biến thế : A. Cả hai cuộn dây đều được gọi chung là cuộn sơ cấp. B. Cả hai cuộn dây đều được gọi chung là cuộn thứ cấp. C. Cuộn dẫn điện vào là cuộn sơ cấp, cuộn dẫn điện ra là cuộn thứ cấp. D. Cuộn dẫn điện vào là cuộn thứ cấp, cuộn dẫn điện ra là cuộn sơ cấp. 37. Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì từ trường trong lõi sắt từ sẽ A. Luôn giảm. B. Luôn tăng. C. Biến hiên. D. Không biến thiên. 38. Khi nói về máy biến thế phát biểu nào không đúng: Máy biến thế hoạt động A. Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. B. Với dòng điện xoay chiều. C. Luôn có hao phí điện năng. D. Biến đổi điện năng thành cơ năng. 39. Không thể sử dụng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế vì khi sử dụng dòng điện không đổi thì từ trường trong lõi sắt từ của máy biến thế A. Chỉ có thể tăng. B. Chỉ có thể giảm. C. Không thể biến thiên. D. Không được tạo ra. 40. Khi có dòng điện một chiều, không đổi chạy trong cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì trong cuộn thứ cấp đã nối thành mạch kín A. Có dòng điện một chiều không đổi. B. Có dòng điện một chiều biến đổi. C. Có dòng điện xoay chiều. D. Vẫn không xuất hiện dòng điện. 41. Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn thứ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ A. Giảm 3 lần. B. Tăng 3 lần. C. Giảm 6 lần. D. Tăng 6 lần. 42. Một máy biến thế có số vòng dây cuộn thứ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn sơ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ A. Giảm 3 lần. B. Tăng 3 lần. C. Giảm 6 lần. D. Tăng 6 lần. 7
  8. 43. Với : n1, n2 lần lượt là số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp; U 1, U2 là hiệu điện thế giữa hai đầu dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế ta có biểu thức không đúng là: U1 n1 U1n2 U2n1 A. = . B. U1. n1 = U2. n2. C. U2 = . D. U1 = . U2 n2 n1 n2 44. Gọi n1, U1 là số vòng dây và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp. Gọi n 2, U2 là số vòng dây và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp của một máy biến thế. Hệ thức đúng là U1 n1 A. = . B. U1. n1 = U2. n2 . C. U1 + U2 = n1 + n2 . D. U1 – U2 = n1 – n2 U2 n2 45. Một máy biến thế có hai cuộn dây với số vòng dây tương ứng là 125 vòng và 600 vòng. Sử dụng máy biến thế này A. Chỉ làm tăng hiệu điện thế. B. Chỉ làm giảm hiệu điện thế. C. Có thể làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế. D. Có thể đồng thời làm tăng và giảm hiệu điện thế. 8