Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

doc 2 trang thuongdo99 2740
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2019_2020_tru.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I TỔ XÃ HỘI NĂM HỌC: 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN 6 I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: HS nắm vững kiến thức cơ bản phần Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. 2. Kĩ năng: - Có kĩ năng trả lời câu hỏi về thể loại, nội dung phần văn bản. - Nhận diện được các từ loại, nghĩa của từ, - Biết làm bài văn tự sự có bố cục rõ ràng, văn viết mạch lạc. - Biết vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn. 3. Thái độ: - Học bài và ôn tập nghiêm túc. - Cảm nhận và yêu mến những văn bản văn học dân gian, yêu quê hương đất nước, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường 4. Định hướng năng lực: Phát huy năng lực của học sinh: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ văn học, năng lực sáng tạo. II. Phạm vi ôn tập: A. Phần Văn 1. Kiến thức: Các văn bản truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười: “Thánh Gióng”, “Sơn Tinh Thuỷ Tinh”, “Thạch Sanh”, “Em bé thông minh”, “Thầy bói xem voi”, “Ếch ngồi đáy giếng”, “Treo biển”. 2. Yêu cầu: Nêu được thể loại, ý nghĩa của các văn bản đã học. B. Tiếng Việt: * Kiến thức: 1. Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt 2. Từ mượn 3. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ 4. Từ loại (danh từ/ cụm danh từ, động từ/ cụm động từ, tính từ/ cụm tính từ) * Yêu cầu: Hiểu được khái niệm, nhận diện và làm được các bài tập vận dụng C. Tập làm văn: - Kiến thức: Văn tự sự - Yêu cầu: Viết bài hoàn chỉnh. III. Một số dạng bài tập tham khảo: Dạng 1: Tích hợp kiến thức Văn bản và Tiếng Việt. Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau. Không trả lời được câu đố oái ăm ấy tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút. Có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu Bao nhiêu ông trạng và các nhà thông thái được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ. a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Thuộc thể loại văn học dân gian nào? Kể tên một văn bản đã học cùng thể loại. b. Nêu ý nghĩa của văn bản có chứa đoạn văn trên? Từ đó, em rút ra cho mình bài học gì? c. Chỉ ra các cụm danh từ, cụm động từ trong đoạn văn và phân tích cấu tạo. d. Giải nghĩa các từ “ông trạng”, “nhà thông thái”, “triệu vào” . Bài 2: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Nhà hàng nghe nói lại bỏ ngay hai chữ “có bán” đi. Thành ra biển chỉ còn có mỗi một chữ “cá”. Anh ta nghĩ trong bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ gì nữa.
  2. Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển, nói: - Chưa đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa? Thế là nhà hàng cất nốt cái biển! a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Thuộc thể loại văn học dân gian nào? Kể tên một văn bản đã học cùng thể loại. b. Nêu ý nghĩa của văn bản có chứa đoạn văn trên? Từ văn bản, em rút ra cho mình bài học gì? c. Chỉ ra các cụm danh từ, cụm động từ trong đoạn văn và phân tích cấu tạo. d. Giải nghĩa các từ “bắt bẻ”, “người láng giềng” . Bài 3: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Thuộc thể loại văn học dân gian nào? Kể tên một văn bản đã học cùng thể loại. b. Nêu ý nghĩa của văn bản có chứa đoạn văn trên? Từ văn bản, em rút ra cho mình bài học gì? c. Chỉ ra các cụm danh từ, cụm động từ trong đoạn văn và phân tích cấu tạo. d. Giải nghĩa các từ “dềnh lên”, “nhâng nháo” . Bài 4: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Thuộc thể loại văn học dân gian nào? Kể tên một văn bản đã học cùng thể loại. b. Nêu ý nghĩa của văn bản có chứa đoạn văn trên? Từ văn bản, em rút ra cho mình bài học gì? c. Chỉ ra các cụm danh từ, cụm động từ trong đoạn văn và phân tích cấu tạo. d. Giải nghĩa các từ “cầu hôn”, “ Thuỷ Tinh”. Dạng 2: Tập làm văn: Đề 1: Hãy kể về tâm sự của một dòng sông bị ô nhiễm. Đề 2: Hãy kể về tâm sự của cây hoa bên vườn trường. Đề 3: Hãy kể về tâm sự của một quyển sách cũ bị bỏ quên.