Đề cương ôn tập học kì II Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

doc 7 trang thuongdo99 3200
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II TỔ XÃ HỘI MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI 7 NĂM HỌC: 2019- 2020 I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm vững kiến thức các nội dung đã học, các bài học giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật 2. Kĩ năng: - HS có kĩ năng trả lời câu hỏi, làm bài tập thực hành, bài tập trắc nghiệm, xử lí tình huống - Biết vận dụng kiến thức đã học để tự rèn luyện bản thân, chấp hành những quy định của pháp luật 3. Thái độ: - HS có thái độ học tập, ôn tập nghiêm túc - Tôn trọng, chấp hành nội quy của Nhà trường, pháp luật của Nhà nước 4. Hình thành và phát triển năng lực: - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực công nghệ thông tin, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo - Năng lực chuyên biệt: + Tự nhận thức, điều chỉnh hành vi thể hiện nghĩa vụ với các phạm trù đạo đức và pháp luật. + Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm với các phạm trù đạo đức và pháp luật. + Giải quyết các vấn đề thực tiễn về các phạm trù đạo đức và pháp luật. II. Phạm vi ôn tập: Ôn từ bài 16 đến bài 18 (không kể kiến thức đã được giảm tải do Dịch Covid 19). III. Một số bài tập cụ thể: - Làm các dạng bài tập trắc nghiệm - Bài tập tự luận - Vận dụng các kiến thức đã học để xử lí các bài tập tình huống Bài 1: Nêu trách nhiệm của công dân đối với bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn). Cho bốn ví dụ về việc mà em và gia đình đã liên hệ với các cơ quan hành chính nhà nước ở xã (phường, thị trấn) nơi em ở để được giải quyết. Bài 2: Vì sao nói Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân? Bài 3: Em hiểu thế nào là mê tín dị đoan? Theo em, trong học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan không? Cho ví dụ. Theo em, làm cách nào để khắc phục hiện tượng đó. Bài 4: Bộ máy nhà nước Việt Nam gồm những loại cơ quan nào? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? Vì sao?
  2. Bài 5: Trong cuộc sống, em cần phải làm gì và vận động cha mẹ cùng mọi người trong gia đình làm gì để góp phần xây dựng nhà nước ở cơ sở? Cho bốn ví dụ về việc mà em và gia đình đã liên hệ với các cơ quan hành chính nhà nước ở xã (phường, thị trấn) nơi em ở để được giải quyết. Bài 6: Ở lớp 7A1 có một số bạn nói rằng, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đều là một, vì ở nhiều nơi hai cơ quan này đều có chung một trụ sở làm việc. Theo em, ý kiến trên có đúng không? Vì sao? Bài 7: Huỳnh và Phong tranh luận với nhau: - Huỳnh: Theo tớ, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là hai cơ quan khác nhau. Phong: Tớ thì cho rằng, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đều do nhân dân bầu ra, nên không có sự phân biệt. Theo em, ý kiến của Huỳnh hay Phong là đúng? Vì sao? HẾT BGH duyệt Tổ/ nhóm CM duyệt Người lập đề cương Phạm Thị Hải Vân Trương Thị Thanh Xuân Vũ Thị Phượng
  3. Câu 1. - Ý kiến của Huỳnh là đúng. - Giải thích: Vì: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp tuy đều là cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan đại biểu của nhân dân, do nhân dân bầu ra nhưng đây là hai loại cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương, Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước ta, còn Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở từng địa phương cụ thể. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp cũng khác nhau rõ rệt. Câu 2. Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn): Phải tôn trọng và bảo vệ các cơ quan Nhà nước, đồng thời làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, đặc biệt là phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật cũng như những quy định của chính quyền địa phương. Yêu cầu học sinh nêu được 4 việc, ví dụ như: xin cấp giấy khai sinh, xác nhận lí lịch, sao giấy khai sinh, công chứng, đăng kí kết hôn.v.v Câu 3 - Ý kiến trên không đúng. - Giải thích: Vì: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, còn Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. Đây là hai loại cơ quan Nhà nước khác nhau. Dù có nơi (nhất là ở các xã, phường, thị trấn) Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân có thể có chung trụ sở làm việc nhưng nhiệm vụ của hai loại cơ quan này vẫn khác nhau, không thể coi là một được. Câu 4 Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn): Phải tôn trọng và bảo vệ các cơ quan Nhà nước, đồng thời làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, đặc biệt là phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật cũng như những quy định của chính quyền địa phương. Yêu cầu học sinh nêu được 4 việc, ví dụ như: xin cấp giấy khai sinh, xác nhận lí lịch, sao giấy khai sinh, công chứng, đăng kí kết hôn.v.v
  4. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II TỔ XÃ HỘI MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI 9 NĂM HỌC: 2019 - 2020 I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm vững kiến thức các nội dung đã học, các bài học giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật 2. Kĩ năng: - HS có kĩ năng trả lời câu hỏi, làm bài tập thực hành, bài tập trắc nghiệm, xử lí tình huống - Biết vận dụng kiến thức đã học để tự rèn luyện bản thân, chấp hành những quy định của pháp luật 3. Thái độ: - HS có thái độ học tập, ôn tập nghiêm túc - Tôn trọng, chấp hành nội quy của Nhà trường, pháp luật của Nhà nước 4. Hình thành và phát triển năng lực: - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực công nghệ thông tin, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo - Năng lực chuyên biệt: + Tự nhận thức, điều chỉnh hành vi thể hiện nghĩa vụ với các phạm trù đạo đức và pháp luật. + Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm với các phạm trù đạo đức và pháp luật. + Giải quyết các vấn đề thực tiễn về các phạm trù đạo đức và pháp luật. II. Phạm vi ôn tập: Ôn từ bài 12 đến bài 18 (không kể kiến thức đã được giảm tải do Dịch Covid 19). III. Một số bài tập cụ thể: - Các dạng bài tập trắc nghiệm - Bài tập tự luận - Vận dụng các kiến thức đã học để xử lí các bài tập tình huống Bài 1: Trong chế độ XHCN, các quy định của pháp luật đều có nội dung của đạo đức, vì xử sự theo pháp luật cũng là thực hiện một hành vi đạo đức. a. Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? b. Em hãy lấy ví dụ để chứng minh. Bài 2: Q là thiếu niên (12 tuổi) rất hay gây gổ đánh nhau với mọi người và ăn cắp vặt. Vừa rồi, có người trông thấy Q lấy trộm xe đạp của ông H đầu ngõ đem bán và đã báo Công an nên Q bị bắt về đồn. Tuy nhiên, chỉ nửa ngày sau đã thấy Q ở ngoài phố. Mọi người bàn tán và đưa ra các ý kiến khác nhau, theo em ý kiến nào đúng, vì sao? a. Q phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
  5. b. Q không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì Q chưa đủ 14 tuổi. c. Q đã vi phạm pháp luật hành chính và phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi trộm cắp của mình. Bài 3: Do có mâu thuẫn với nhau, B và D cãi lộn và đánh nhau. B đã dung gậy đánh D bị thương nặng, gây thương tật với tỉ lệ là 12% và phải bồi thường 10 triệu đồng để chi trả cho D trong thời gian điều trị tại bệnh viện. Có người nói rằng B đã vi phạm pháp luật dân sự nên đã phải bồi thường tiền, mà bồi thường tiền tức là chịu trách nhiệm dân sự. a. Trong trường hợp này, B. đã vi phạm pháp luật gì? Vì sao? b. B phải chịu trách nhiệm gì? Bài 4: Trình bày nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân ? Em hãy nêu ba việc công dân có thể làm để quản lí nhà nước và xã hội? BGH duyệt Tổ/ nhóm CM duyệt Người lập đề cương Phạm Thị Hải Vân Trương Thị Thanh Xuân Vũ Thị Phượng
  6. Câu 2: a. Em đồng ý với quan điểm trên. - Đây là một quan điểm đúng đắn vì sống có đạo đức là việc thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội một cách tự giác, được điều chỉnh bằng lương tâm và dư luận xã hội. - Khi hiểu biết các giá trị của các chuẩn mực đạo đức thì nó sẽ trở thành nội lực điều chỉnh hành vi pháp luật, làm cho việc thực hiện những quy định của pháp luật không bị gò bó và như vậy việc thực hiện pháp luật sẽ tự giác, có hiệu quả hơn. Người biết tự nguyện thực hiện những quy định của pháp luật, biết xử sự theo pháp luật cũng là người biết thực hiện những hành vi đạo đức, là người sống có đạo đức. b. Ví dụ: Nhiều người vẫn tự giác dừng xe trước đèn đỏ khi trời rất nắng vì họ biết rằng nếu cố tình vượt đèn đỏ thì sẽ dẫn tới va chạm, gây tai nạn. Vì vậy việc dừng lại là một biểu hiện của lối sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Câu: Học sinh có thể có nhiều cách trả lời khác nhau nhưng cơ bản cần có các ý sau : Ý kiến b (Q không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì Q chưa đủ 14 tuổi) là đúng vì: - Thứ nhất: Q 12 tuổi, chưa có năng lực trách nhiệm pháp luật hình sự nên không phải chịu trách nhiệm hình sự. - Thứ hai: Hành vi lấy trộm xe đạp là hành vi vi phạm pháp luật dân sự chứ không phải là vi phạm pháp luật hành chính. ( Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện, xâm phạm các quy định về quản lý nhà nước, với mức độ nguy hiểm cho xã hội ít hơn so với vi phạm hình sự ( ví dụ: đi xe vượt đèn đỏ, kinh doanh mặt hàng không đúng với giấy phép kinh doanh). Câu: Yêu cầu học sinh nêu được: a. B. đã vi phạm pháp luật hình sự về hành vi đánh người gây thương tích. b. B. đã thực hiện hành vi đánh người gây thương tích, là hành vi nguy hiểm cho con người và xã hội nên B. phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1, Điều 104, Bộ luật Hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 11% trở lên - Ngoài ra, do B. gây thương tích cho D. dẫn đến D. phải vào điều trị tại bệnh viện nên B. phải bồi thường 10 triệu đồng cho D., có nghĩa là B phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi vi phạm của mình. - Như vậy, B. đã vi phạm pháp luận hình sự nhưng phải chịu cả trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự. Câu: Yêu cầu học sinh nêu được: * Nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội: - Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội. - Tham gia bàn bạc công việc chung.
  7. - Tham gia thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động, các công việc chung của nhà nước và xã hội. * Nêu ba việc công dân có thể làm để quản lí nhà nước và xã hội: - Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân. - Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. - Quyền khiếu nại, tố cáo. - Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.