Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

docx 8 trang Đăng Bình 05/12/2023 890
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc_2018_2019.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

  1. ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI HK2 MÔN: ĐỊA LÍ 9 NĂM HỌC 2018-2019 PHẦN I : TRẮC NGHIỆM: Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau Câu 1. Các tỉnh, thành phố giáp biển ở Đông Nam Bộ là: A.Đồng Nai, Bình Dương. B. Bình Dương, Bình Phước C.Tây Ninh, Đồng Nai D. TP Hồ Chí Minh, BR– Vũng Tàu. Câu 2. Trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng Bằng sông Cửu Long là: A. thành phố Cà Mau. B. thành phố Cần Thơ. C. thành phố Mĩ Tho. D. thành phố Cao Lãnh. Câu 3. Hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng Bằng sông Cửu Long là: A. gạo, hàng may mặc, nông sản B. gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả. C. gạo, xi măng, vật liệu xây dựng. D. gạo, hàng tiêu dùng, hàng thủ công. Câu 4 : Ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ là: A. Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM. B. TPHCM, Biên Hòa, Cần Thơ. C. TPHCM, Biên Hòa, Vũng Tàu. D. Cần Thơ, Vũng Tàu, TPHCM. Câu 5: Ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta sẽ dẫn đến hậu quả: A. Ảnh hưởng xấu đến giao thông biển. B. Khoáng sản và rừng ngập mặn nhanh chóng cạn kiệt. C. Giảm tài nguyên sinh vật, gây ra nhiều thiên tai hơn. D. Giảm tài nguyên sinh vật, ảnh hưởng xấu đến các khu du lịch. Câu 6. Cánh đồng muối Cà Ná nổi tiếng ở nước ta thuộc tỉnh: A. Ninh Thuận. B. Bình Thuận C. Khánh Hòa D. Bà Rịa – Vũng Tàu Câu 7: Tỉnh nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam- Lào-Campuchia A. Gia Lai B. Đắk Lắk C. Kon Tum D. Lâm Đồng Câu 8: Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở ĐNB là: A. Đát xám và đất phù sa B. Đất badan và đất feralit C. Đất phù sa và đất feralit D. Đất badan và đất xám. Câu 9. Trung tâm du lịch lớn nhất của ĐNB và cả nước là: A. Vũng Tàu B. TP Hồ Chí Minh. C. Đà Lạt D. Nha Trang Câu 10: Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, ĐBSCL có diện tích khoảng A. 20 000 km2 B. 30 000 km2 C. 40 000 km2 D. 50 000 km2 Câu 11. Chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển của nước ta tương ứng là
  2. A. 3 160 km và khoảng 0,5 triệu km2 B. 3. 260km và khoảng 1 triệu km2 C. 3. 460 km và khoảng 2 triệu km2 D. 2. 360 km và khoảng 1,0 triệu km2 Câu 12. Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là A. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế D. dặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải Câu 13. Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở vùng thềm lục địa phía Nam của nước ta vào năm A. 1966 B. 1986 C. 1976 D. 1996 Câu 14. Số lượng cảng biển của nước ta hiện nay là hơn A. 60 B. 80 C. 70 D. 90 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án D B B C D A C D B C B C B D PHẦN II : Tự luận ( 7 điểm) Câu 1: Bằng kiến thức đã học, em hãy chứng minh nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành du lịch biển đảo, ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Ngành du lịch biển đảo: Tài nguyên du lịch biển phong phú, đa dạng với nhiều bãi biển đẹp như bãi biển Nha Trang, Vũng Tàu (1đ), nhiều đảo có phong cảnh đẹp như đảo Phú Quốc, Cát Bà Ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản:Vùng biển rộng, đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh với nhiều bãi tôm, bãi cá, ngư trường lớn Nguồn hải sản phong phú với hơn 2000 loài cá, trên 1000 loài tôm và nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao Câu 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ ? Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.
  3. Thuận lợi: Đông Nam Bộ có địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, Đất badan, đất xám diện tích lớn, khí hậu cận xích đạo, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm. Vùng biển ấm, ngư trường rộng lớn, hải sản phong phú → khai thác, nuôi trồng thủy sản, gần đường hàng hải quốc tế → GTVT biển, giao lưu hội nhập kinh tế, thềm lục địa nông và giàu tiềm năng về dầu khí → công nghiệp năng lượng. Mạng lưới sông ngòi dày đặc có tiềm năng lớn về thủy điện, thủy lợi phát triển giao thông, cung cấp nước cho sinh hoạt Khó khăn: Mùa khô kéo dài thiếu nước nghiệm trọng cho sản xuất, sinh hoạt. Trên đất liền nghèo khoáng sản. Diện tích rừng thấp, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và sinh hoạt ngày càng tăng. Câu 3 :Thực trạng Biển Đông hiện nay, quan điểm các nước; đặc biệt là âm mưu thủ đoạn của Trung Quốc Về thực trạng Biển Đông; Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc mà không đưa ra giải quyết rõ ràng về chủ quyền trên các vùng biển, đảo. Vì các lý do kinh tế, chính trị, vận chuyển đường thủy; đường không, nên việc kiểm soát các cấu trúc này trở nên rất quan trọng nhất là tại quần đảo Trường Sa; là nơi xảy ra các tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia Hiện nay Trung Quốc đã cố tạo ra các khu vực tranh chấp mới với các nước, làm cho tình hình Biển Đông thêm gia tăng căng thẳng Câu 4 : Đỉnh núi cao nhất thế giới tên là gì? Đỉnh Everest cao 8.848 m trên dãy Himalaya. Người ta gọi vùng này là nóc nhà thế giới. Núi thuộc địa phận nước Nê-pan (Nepal) tiếp giáp phía Bắc Ấn Độ. Câu 5 :Con sông nào dài nhất thế giới ? Sông Nil ở châu Phi, dài 6600 km, bắt nguồn từ Trung phi và đổ ra Địa trung hải. Con sống này là món quà của thiên nhiên tặng cho Ai cập. Câu 6: Sa mạc nào lớn nhất thế giới Sa mạc Sahara ở miền bắc châu Phi. Cứ khoảng 50 năm, sa mạc này lại tiến chừng 200 km xuống phía nam. Câu 7 : Cho bảng số liệu về sản lượng lúa nước ta trong thời gian 1990- 2000. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi trong cơ cấu vụ lúa trong thời gian nói trên.Nhận xét Sản lượng lúa nước ta trong thời gian 1990- 2000 (Đơn vị Nghìn tấn)
  4. Năm Tổng số Đông xuân Hè thu Lúa mùa 1990 19225,1 7865,6 4090,5 7269,0 1992 21590,4 9156,3 4907,2 7526,9 1994 23528,2 10508,5 5679,4 7340,3 1997 27523,9 13310,3 6637,8 7575,8 1998 29145,5 13559,5 7522,6 8063,4 1999 31393,8 14103,0 8758,3 8532,5 2000 32529,5 15571,2 8625,0 8333,3 .
  5. Câu 8 : Cho bảng số liệu dưới đây: Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá hiện hành (Đơn vị tính: Tỷ đồng) Chia ra Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 1990 20666,5 16393,5 3701,0 572,0 1992 41892,6 33345,0 7500,3 1047,3 1995 85507,6 66793,8 16168,2 2545,6 1997 98852,3 76858,3 19287,0 2707,0 1998 107917,3 87618,5 17551,2 2747,6 Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong thời kì 1990 – 1998 ? Nhận xét về sự thay đổi đó ?
  6. . Câu 9. Cho bảng số liệu sau:Tình hình dân cư nước ta giai đoạn 1990 – 2010 Năm 1990 1995 2000 2005 2010 – Tổng số (triệu người) 66,0 72,0 77,6 82,4 86,0
  7. + Nông thôn 53,1 57,1 58,9 60,1 60,5 + Thành thị 12,9 14,9 18,7 22,3 25,5 – Tỉ lệ gia tăng dân số (%) 1,92 1,65 1,35 1,17 1,06 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số nước ta giai đoạn 1990 — 2010. Nhận xét và giải thích. .