Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thái Phiên
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_11_nam_hoc_2018_20.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thái Phiên
- ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ II 2018-2019 Môn Lịch sử 11 A. Phần nội dung HS học theo SGK Lịch sử 11 các nội dung sau đây: Bài 16 PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ 1918 – 1939 I.1 Phong trào cách mạng ở Trung Quốc 1919 – 1939 II.1 Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ 1918 - 1939 Bài 17 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) I. Con đường dẫn đến chiến tranh III. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (6/1941 - 11/1942) IV. Quân Đồng minh chuyển sang phản côn. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (11/1942 – 8/1945) V. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai Bài 19 NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1885 đến trước năm 1873) I. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858 II. Cuộc kháng chiến chống pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1859 đến năm 1862. III. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau hiệp ước 1862 Bài 20 CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG I.2 Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873). I.3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874. II. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai.Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882-1884. III.2 Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng. (Không yêu cầu HS nắm nội dung bản Hiệp ước 1883) Bài 21 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX I. Phong trào Cần vương bùng nổ
- II.1 Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) II.3 Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) II.3 Khởi nghĩa Yên Thế 1884 – 1913 B. Phần bài tập tham khảo phần Lịch sử Việt Nam Câu 1. (3) Từ năm 1888, sau khi vua Hàm Nghi bị Pháp bắt đi đày, phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục phát triển chứng tỏ A. sĩ phu yêu nước cùng với nhân dân vẫn tồn tại tư tưởng trung quân. B. nhân dân luôn ủng hộ lời kêu gọi của “Chiếu Cần Vương”. C. thực chất của phong trào bắt nguồn từ lòng yêu nước. D. tư tưởng “phò vua, giúp nước” vẫn còn tồn tại. Câu 2. (3) Ý nào sau đây không phải là lí do khiến triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (05 - 6 - 1862)? A. Vua quan triều đình Huế có tư tưởng sợ Pháp. B. Triều đình Huế không đủ sức vừa chống Pháp ở Nam Kì vừa đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ở Bắc Kì. C. Triều đình Huế không tin tưởng vào năng lực chiến đấu của nhân dân. D. Triều đình Huế tranh thủ thời gian hòa hoãn để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài chống Pháp. Câu 3. (2) Nội dung chính của Chiếu Cần Vương là A. kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân hợp tác với Pháp. B. kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên kháng chiến. C. kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên vì vua mà kháng chiến. D. kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân bất hợp tác với Pháp. Câu 4. (2) Người đã chống lại lệnh bãi binh của triều Nguyễn, quyết tâm cùng nhân dân phất cao lá cờ “Bình Tây Đại Nguyên soái” kháng chiến chống thực dân Pháp là A. Nguyễn Tri Phương. B. Trương Định. C. Nguyễn Hữu Huân. D. Nguyễn Trung Trực. Câu 5. (2) Vào thời điểm quân Pháp chiếm đóng Gia Định chỉ với khoảng 1.000 tên, lại phải rải ra trên một chiến tuyến dài tới 10 km, nhưng quân đội triều đình Huế vẫn không tấn công vì A. nhân dân không tiếp tục ủng hộ đường lối kháng chiến chống Pháp của triều đình Huế. B. quân Pháp thiện chiến, được trang bị vũ khí hiện đại. C. do đường lối chỉ đạo kháng chiến sai lầm của triều đình Huế. D. do tinh thần chiến đấu của quân đội triều đình rất thấp. Câu 6. (2) Quyền cai trị của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì được triều đình nhà Nguyễn xác lập bằng A. Hiệp ước 1883. B. Hiệp ước 1862. C. Hiệp ước 1884. D. Hiệp ước 1874. Câu 7. (3) Phong trào “tị địa” của nhân dân Nam Kì trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược được thể hiện như thế nào?
- A. Nhân dân bỏ đi nơi khác sống, không chịu hợp tác với Pháp. B. Đến sinh sống ở những vùng đất đang bị Pháp tạm chiếm. C. Lập căn cứ ở vùng đất bị Pháp chiếm đóng để tiếp tục chiến đấu. D. Hợp tác với Pháp để khai phá vùng đất mơi. Câu 8. (2) Năm 1867, thực dân Pháp “không tốn một viên đạn” đã chiếm gọn ba tỉnh miền Tây Nam Kì gồm: A. Hà Tiên, Vĩnh Long, Biên Hòa. B. An Giang, Định Tường, Gia Định. C. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. D. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Câu 9. (3) Triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp qua việc kí A. Hiệp ước 1862. B. Hiệp ước 1874. C. Hiệp ước 1883. D. Hiệp ước 1884. Câu 10. (3) Sự kiện nào dưới đây đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến Việt Nam và xác lập nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước ta? A. Phong trào Cần Vương chấm dứt năm 1896. B. Triều Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước 1862 và Hiệp ước 1874. C. Triều Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước 1874 và Hiệp ước 1883. D. Triều Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884. Câu 11. (3) Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân mang thêm yếu tố mới, đó là A. chống Pháp, chống triều đình phong kiến đầu hàng. B. chống Pháp, chống bọn tay sai của Pháp. C. chống thực dân Pháp. D. chống triều đình phong kiến đầu hàng. Câu 12. (1) Người chỉ huy trận đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng (Hi Vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông là A. Nguyễn Hữu Huân. B. Nguyễn Trung Trực. C. Dương Bình Tâm. D. Trần Thiện Chính. Câu 13. (1) Tên cửa ô Quan Chưởng ra đời sau trận chiến đấu anh dũng của 100 binh sĩ triều đình dưới sự chỉ huy của viên A. Lãnh Binh. B. Phó Quản Cơ. C. Chưởng Cơ. D. Quản Cơ. Câu 14. (2) Thực dân Pháp nổ súng, chính thức mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam vào ngày A. 01 - 9 - 1858. B. 31 - 8 - 1858. C. 30 - 8 - 1858.
- D. 02 - 9 - 1858. Câu 15. (3) Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương (cuối thế kỉ XIX) là A. khởi nghĩa Hương Khê. B. khởi nghĩa Ba Đình. C. khởi nghĩa Bãi Sậy. D. khởi nghĩa Hùng Lĩnh. Câu 16. (3) “Tai nghe súng nổ cái đùng tàu Tây lại tới Vũng Thùng bữa qua” Câu ca dao trên đề cập đến sự kiện nào của lịch sử Việt Nam thời cận đại? A. Quân Pháp tấn công Gia Định. B. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. C. Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu “Hi Vọng” trên sông Vàm Cỏ Đông. D. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng. Câu 17. (3) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta ở Đà Nẵng (từ cuối tháng 8 - 1858 đến đầu tháng 02 - 1859) có ý nghĩa như thế nào? A. Làm thất bại âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp. B. Làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp. C. Làm thất bại kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ” của thực dân Pháp. D. Làm thất bại âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp. Câu 18. (2) Chính sách nào của nhà Nguyễn đã khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài? A. Cấm đạo. B. Bế quan tỏa cảng. C. Độc quyền công thương của nhà nước. D. Kinh tế chỉ huy. Câu 19. (2) Vào giữa thế kỉ XIX, tình hình nước ta có những đặc điểm nổi bật nào? A. Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành. B. Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở giai đoạn khủng hoảng, suy yếu. C. Chế độ phong kiến Việt Nam được củng cố vững chắc. D. Lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đang hình thành trong xã hội phong kiến. Câu 20. (3) Nguyên nhân chủ yếu dẫn dến tình hình công thương nghiệp thời Nguyễn bị đình đốn là do A. xu hướng độc quyền công thương của nhà nước. B. bị thương nhân nước ngoài cạnh tranh gay gắt. C. thợ thủ công và thương nhân hoạt động kinh tế kém hiệu quả vì thuế khóa nặng. C. chính sách bế quan tỏa cảng của triều Nguyễn. Câu 21. (2) Chính sách “cấm đạo” của nhà Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì? A. Hạn chế sự phát triển của đạo Thiên Chúa giáo ở Việt Nam. B. Ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của tôn giáo ở Việt Nam. C. Gây ra những mâu thuẫn xã hội gay gắt. D. Gây ra những mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến. Câu 22 (3) Sự kiện nào đánh dấu mở đầu cho quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? A. Sáng 01 - 9 - 1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. B. Ngày 17 - 02 - 1859, Pháp nổ súng đánh thành Gia Định.
- C. Sáng 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. D. Ngày 25 - 4 - 1882, quan Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. Câu 23. (3) Cho các dữ kiện sau: 1. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất. 2. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng. 3. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt. 4. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất. Hãy sắp xếp các sự kiện lịch sử trên theo đúng trình tự thời gian. A. 1, 3, 4, 2. B. 1, 4, 2, 3. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 3, 2, 4. Câu 24. (3) Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam? A. Triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Hác-măng. C. Triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt. D. Triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Giáp Tuất. Câu 25. (2) Từ tháng 01 đến tháng 10 - 1860, cục diện trên chiến trường chống Pháp ở Nam Kì có đặc điểm gì? A. Lực lượng quân Pháp tập trung đông. B. Lực lượng quân Pháp bị hạn chế về số lượng do phải chia sẻ với các chiến trường khác. C. Quân triều đình ít hơn quân Pháp rất nhiều. D. Tương quan lực lượng hai bên cân bằng nhau. Câu 26. (2) Cơ hội thuận lợi nhất để quân dân ta đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi, bảo vệ được nền độc lập dân tộc là vào thời gian nào? A. Năm 1859. B. Từ tháng 01 đến tháng 10 - 1860. C. Cuối năm 1860. D. Năm 1861. Câu 27. (2) Chiến thắng ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873), lần thứ hai (1883) gắn liền với tên tuổi của các nhân vật lịch sử nào? A. Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc. B. Nguyễn tri Phương, Hoàng Diệu. C. Trương Định, Nguyễn Hữu Huân. D. Nguyễn Trung Trực, Lê Đình Lý. Câu 28. (2) Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa Pháp và triều đình Huế được kí kết trong hoàn cảnh nào? A. Phong trào kháng chiến của nhân dân ngày một dâng cao, khiến quân Pháp vô cùng bối rối. B. Phong trào kháng chiến của nhân dân đang gặp khó khăn. C. Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất. D. Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai. Câu 29. (2) Cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất trong phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì những năm 50, 60 của thế kỉ XIX là
- A. cuộc khởi nghĩa của Trương Quyền. B. cuộc khởi nghĩa của Trương Định. C. cuộc khởi nghĩa của Phan Tôn, Phan Liêm. D. cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân. Câu 30. (3) Thực dân Pháp đã viện cớ nào để đưa quân tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873)? A. Triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Triều đình nhà Nguyễn tiếp tục thi hành chính sách “cấm đạo”. C. Chính sách “bế quan tỏa cảng”. D. Giải quyết “vụ Đuy-puy”. Câu 31. (2) Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị nhằm A. biến Nam Kì thành thuộc địa của Pháp. B. biến Nam Kì thành bàn đạp chuẩn bị mở rộng cuộc chiến tranh ra cả nước. C. củng cố thế lực quân sự của Pháp. D. biến Nam Kì thành bàn đạp mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương. Câu 32. (3) Trận Cầu Giấy ngày 21 - 12 - 1873 ảnh hưởng đến cục diện chiến tranh như thế nào? A. Thực dân Pháp quyết tâm đánh chiếm toàn bộ Việt Nam. B. Thực dân Pháp củng cố lực lượng, mở rộng đánh chiếm các tỉnh thành Bắc Kì. C. Pháp thương lượng với triều đình Huế, kí Hiệp ước 1874, theo đó Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì. D. Thực dân Pháp củng cố lực lượng, hoàn thành đánh chiếm toàn bộ Nam Kì. Câu 33. (2) Trận đánh ngày 01 - 9 - 1858 mở đầu cho cuộc xâm lược của Liên quân Pháp - Tây Ban Nha vào Việt Nam diễn ra ở A. Hà Nội. B. Đà Nẵng. C. Gia Định. D. Huế. Câu 34. (2) Để chuẩn bị cho cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp đã có hành động gì? A. Xây dựng và củng cố lực lượng quân đội ở Bắc Kì. B. Tăng cường viện binh. C. Phái gián điệp điều tra tình hình, lôi kéo tín đồ Công giáo lầm lạc, hình thành đạo quân nội ứng. D. Gây sức ép, buộc triều Nguyễn kí Hiệp ước mới có lợi cho Pháp. Câu 35. (3) Thực dân Pháp đã viện cớ nào để đưa quân tấn công ra Bắc Kì lần thứ hai (1882)? A. Nhà Nguyễn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”. B. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa nông dân. C. Nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh, nhờ viện binh chống Pháp. D. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874). Câu 36. (2) Chiến thắng của quân dân ta tại Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) đã khiến thực dân Pháp phải A. tăng nhanh viện binh ra Bắc Kì. B. hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng.
- C. bàn kế hoạch mở rộng chiến tranh xâm lược ra Bắc Kì. D. ráo riết đẩy mạnh thực hiện âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam. Câu 37. (2) Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình nhà Nguyễn để kí kết bản hiệp ước mới vào năm 1874? A. Pháp thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội. B. Pháp bị chặn đánh ở Thanh Hóa. C. Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất. D. Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai. Câu 38. (2) Triều đình nhà Nguyễn đã làm gì sau chiến thắng của quân dân ta tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873)? A. Kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874). B. Lãnh đạo nhân dân kháng chiến. C. Cử Tổng đốc Hoàng Diệu tiếp tục chỉ huy cuộc kháng chiến. D. Tiến hành cải cách duy tân đất nước. Câu 39. (3) Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp? A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Giáp Tuất. C. Hiệp ước Hác-măng. D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Câu 40. (1) Người lãnh đạo quan quân triều đình chống lại cuộc tấn công thành Hà Nội lần thứ hai (1882) của quân Pháp là A. Nguyễn Tri Phương. B. Lưu Vĩnh Phúc. C. Hoàng Diệu. D. Hoàng Tá Viêm. Câu 41. (2) Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883) đều là chiến công của lực lượng nào? A. Dân binh Hà Nội. B. Quan quân binh sĩ triều đình. C. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc. D. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc kết hợp với quan của Hoàng Tá Viêm. Câu 42. (3) Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam thông qua hiệp ước nào? A. Hiệp ước Hác-măng. B. Hiệp ước Giáp Tuất. C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. D. Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Câu 43. (2) Tuy đã hoàn thành về cơ bản công cuộc bình định Việt Nam, thực dân Pháp vẫn gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào? A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân Nam Kì. B. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân trong cả nước. C. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở trung Kì. D. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước ở Bắc Kì. Câu 44. (1) Người đứng đầu phái chủ chiến chủ trương chống Pháp trong triều đình Huế là
- A. Phan Thanh Giản. B. vua Hàm nghi. C. Tôn Thất Thuyết. D. Nguyễn Văn Tường. Câu 45. (2) Phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi ở địa phương nào? A. Trung Kì và Nam Kì. B. Bắc Kì và Nam Kì. C. Bắc Kì và Trung Kì. D. Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì. Câu 46. (2) Bộ chỉ huy của phong trào Cần Vương đóng tại địa bàn thuộc hai tỉnh nào? A. Quảng Ngãi và Bình Định. B. Quảng Nam và Quảng Trị. C. Quảng Bình và Quảng Trị. D. Quảng Trị và Hà Tĩnh. Câu 47. (2) Sau khi vua Hàm nghi bị bắt (11 - 1888), phong trào Cần Vương A. chấm dứt hoạt động. B. chỉ hoạt động cầm chừng. C. vẫn tiếp tục, nhưng thu hẹp địa bàn ở Nam Trung Bộ. D. tiếp tục hoạt động, quy tụ dần thành những trung tâm lớn. Câu 48. (2) Ý nghĩa của phong trào Cần Vương là A. củng cố chế độ phong kiến Việt Nam. B. buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập C. thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh cứu nước trong nhân dân. D. tạo tiền đề cho sự xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX. Câu 49. (3) Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại của phong trào Cần Vương là gì? A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp. B. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ. C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất. D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam. Câu 50. (4) Đặc điểm của phong trào Cần Vương là A. phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến. B. phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. C. phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. D. phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân. Câu 51. (3) Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là A. khởi nghĩa Hương Khê. B. khởi nghĩa Hùng Lĩnh. C. khởi nghĩa Ba Đình. D. khởi nghĩa Bãi Sậy. Câu 52. (1) Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do ai lãnh đạo? A. Đinh Công Tráng. B. Nguyễn Thiện Thuật. C. Phan Đình Phùng. D. Đinh Gia Quế. Câu 53. (1) Cuộc khởi nghĩa Ba Đình do ai lãnh đạo?
- A. Phạm Bành, Đinh Công Tráng. B. Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Gia Quế. C. Tống Duy Tân, Trần Xuân Soạn. D. Phạm Bành, Cầm Bá Thước. Câu 54. (1) Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo? A. Cao Điền và Tống Duy Tân. B. Tống Duy Tân và Cao Thắng. C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám. D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng. Câu 55. (1) Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu gì? A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp. B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu. C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu. D. Chặn đánh các doàn xe vận tải của thực dân Pháp. Câu 56. (2) Giai đoạn từ năm 1888 đến năm 1896, nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ gì? A. Tập trung lực lượng đánh Pháp. B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân. C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu. D. Chiến đấu quyết liệt. Câu 57. (2) Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là A. khởi nghĩa Hương Khê. B. khởi nghĩa Yên Thế. C. khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà. D. khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên. Câu 58. (4) Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương là A. hưởng ứng chiếu Cần Vương. B. chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà Nguyễn. C. là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần Vương. D. phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình. Câu 107. (2) Chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng từ thời gian nào? A. Thế kỉ XVII. B. Thế kỉ XVIII. C. Đầu thế kỉ XIX. D. Giữa thế kỉ XIX. Câu 108. (2) Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế tiểu nông của Việt Nam bị cản trở phát triển vì A. quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa hình thành. B. gặp phải trở lực lớn là chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến lỗi thời. C. tư tưởng sản xuất nhỏ, manh mún của đa số nông dân Việt Nam. D. kĩ thuật canh tác quá lạc hậu. Câu 109. (2) Giữa thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng thì ở bên ngoài lại xuất hiện nguy cơ gì đe dọa nền độc lập của nước ta?
- A. Nhà Thanh ở Trung Quốc lăm le xâm lược nước ta. B. Nhật Bản tăng cường các hoạt động gây ảnh hưởng đến Việt Nam. C. Chủ nghĩa tư bản phương Tay ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông. D. Phong kiến Xiêm triển khai kế hoạch bành trướng thế lực ở Đông Nam Á. Câu 110. (2) Thực dân Pháp triển khai âm mưu xâm lược Việt Nam thông qua hoạt động nào? A. Điều tra, tìm hiểu tình hình Việt Nam trong thời gian dài. B. Thông qua hoạt động của các giáo sĩ trong Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp để thiết lập cơ sở về chính trị, xã hội cần thiết. C. Mua chuộc quan lại nhà Nguyễn. D. Thông qua các thương nhân Pháp để tìm hiểu tình hình Việt Nam. Câu 111. (2) Trước nguy cơ xâm lược từ tư bản phương Tây, yêu cầu lịch sử đặt ra là gì? A. Cải cách - duy tân đất nước để tự cường, cải thiện đời sống nhân dân. B. Tăng cường liên kết với các nước trong khu vực để tăng tiềm lực. C. “Đóng cửa” không giao thương với phương Tây để tránh những tác động tiêu cực. D. Thực hiện chính sách “cấm đạo” triệt để. Câu 112. (3) Sự kiện liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công ở cửa biển Đ à Nẵng (1858) chứng tỏ điều gì? A. Quan hệ giữa nhà Nguyễn và thực dân Pháp chấm dứt. B. Pháp chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. C. Là hoạt động dọn đường, chuẩn bị cho cuộc xâm lược Việt Nam của quân Pháp. D. Nhà Nguyễn sẽ thất bại trước cuộc xâm lược của quân Pháp. Câu 113. (3) Nguyên nhân chính khiến Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là gì? A. Tiềm lực kinh tế, quân sự yếu hơn nhiều so với tư bản Pháp. B. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm, thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và thiếu ý chí quyết tâm đánh giặc. C. Nhà Nguyễn không nhận được sự ủng hộ của nhân dân. D. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không đủ sức hiệu triệu nhân dân chống Pháp. Câu 114. (3) Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã đánh dấu A. triều đình nhà Nguyễn bước đầu đầu hàng thực dân Pháp. B. một phần nước ta bị bán cho thực dân Pháp. C. lần cuối cùng triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp. D. sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước thực dân Pháp, kết thúc sự tồn tại của nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập. Câu 115. (2) Tại sao sau gần 40 năm (1858 - 1896), thực dân Pháp mới thiết lập được nền thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam? A. Tình hình nước Pháp có nhiều biến động, làm gián đoạn tiến trình xâm lược. B. Pháp phải tập trung lực lượng tranh giành ảnh hưởng ở Trung Quốc với các đế quốc khác. C. Chúng vấp phải cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, quyết liệt của nhân dân ta. D. Sự cản trở quyết liệt của triều đình Mãn Thanh. Câu 116. (2) Một phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân ta diễn ra khắp Bắc Kì, Trung Kì những năm cuối thế kỉ XIX là A. phong trào Cần Vương. B. phong trào “tị địa”. C. phong trào cải cách - duy tân đất nước.
- D. phong trào nông dân Yến Thế. Câu 117. (3) Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là gì? A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn. B. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. C. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực và đề ra đường lối đúng để lãnh đạo phong trào. D. Việt Nam là một nước phong kiến lạc hậu. ___HẾT___