Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

docx 6 trang Đăng Bình 05/12/2023 1780
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2018_201.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

  1. ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI HK2 NĂM HỌC: 2018-2019 ÔN TẬP TẬP TRUNG VÀO CÁC BÀI: 27,28,29,30.CỤ THỂ NHƯ SAU: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn trước ý trả lời đúng trong các câu sau. Mỗi ý đúng 0,5 điểm Câu 1.Kế hoạch quân sự Na-va được ra đời ngày A. 5/7/1953 B. 7/5/1953 C. 5/7/1954 D. 7/5/1954 ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI:Đáp án B Câu 2.Lực lượng địch ở Điện Biên Phủ lúc cao điểm có A. 12.600 quân B. 16.200 quân C. 21.600 quân D. 26.100 quân ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI: Đáp án B Câu 3.Tướng Pháp chỉ huy Điện Biên Phủ là A. Na-va B. Đác-giăng-li-ơ C. Đờ Ca-x tơ-ri D. Đờ Lát đờ Tát-xi- nhi ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI: Đáp án C Câu 4.Thực dân Pháp rút quân khỏi thủ đô Hà Nội ngày A. 1/10/1953 B. 10/10/1953 C. 1/10/1954 D.10/10/1954 ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI:Đáp án D Câu 5.Tháng 5/1959, Mĩ-Diệm đã thực hiện đạo luật A. tố cộng, diệt cộng B. 10-59 C. đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật D. lập “ấp chiến lược” ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI: Đáp án B Câu 6.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III diễn ra tại A.Trung Quốc B. Tuyên Quang C. Hà Nội D. Việt Bắc ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI:Đáp án C Câu 7.Chiến thắng đầu tiên của ta trong chiến đấu chống “ Chiến tranh cục bộ” là
  2. A. Vạn Tường (Quảng Ngãi) B. Ấp Bắc (Mĩ Tho) C. Mỏ Cày ( Bến Tre) D. Đường 9- Nam Lào ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI:Đáp án A Câu 8.Hướng tấn công chủ yếu của ta trong chiến lược năm 1972 là A. Tây Nguyên B. Sài Gòn C. Quảng Ngãi D. Quảng Trị ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI:Đáp án D Câu 9.Hiệp định Pa-ri được kí kết giữa đại diện A. 2 bên B. 3 bên C. 4 bên D. 5 bên ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI: Đáp án C Câu 10.Mở đầu chiến dịch Tây Nguyên, quân ta tấn công vào A. Plây Cu B. Buôn Ma Thuột C. Kon Tum D. Gia Lai ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI:Đáp án B Câu 11.Chiến dịch Hồ Chí Minh được tiến hành với A. 3 cánh quân B. 4 cánh quân C. 5 cánh quân D. 6 cánh quân ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI:Đáp án C Câu 12.Tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng là A. Sài Gòn B. Long An C. An Giang D. Châu Đốc ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI: Đápán D II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1.Kế hoạch Na-va của Pháp-Mĩ ra đời trong hoàn cảnh nào ? Nêu nội dung của kế hoạch Na-va. - Hoàn cảnh lịch sử: Kế hoạch quân sự Na-va ra đời (7/5/1953) khi Pháp sa lầy trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương với hi vọng trong 18 tháng “kết thúc Chiến tranh trong danh dự”.
  3. - Nội dung kế hoạch: Gồm 2 bước: + Bước 1(từ thu-đông 1953 đến xuân 1954): Giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược để “bình định” miền trung và miền Nam Đông Dương. + Bước 2(từ thu đông 1954): Chuyển lực lượng ra miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc Chiến tranh. Câu 2.Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. -Diễn biến: (từ 13/3/1954 đến 7/5/1954) chia làm 3 đợt: + Đợt 1: Ta tiến công tiêu diệt căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. + Đợt 2: Ta tiến công tiêu diệt các căn cứ phía đông phân khu Trung tâm. + Đợt 3: Ta đồng loạt tiến công tiêu diệt các cứ điểm còn lại của phân khu Trung tâm và phân khu Nam.17 giờ ngày 7/5/1954, Tướng Đờ Ca-x tơ-ricùng toàn bộ Ban Tham mưu địch ra đầu hàng. - Kết quả: Tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên, hạ 62 máy bay, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. - Ý nghĩa: Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc Pháp phải kí kết Hiệp định Giơ ne vơ về Đông Dương. Câu 3.Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp(1945-1954) Ý nghĩa lịch sử - Đối với Việt Nam: Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta .Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. - Đối với thế giới: Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Nguyên nhân thắng lợi - Có sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  4. - Sự đoàn kết một lòng, quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. - Sự đoàn kết giữa nhân dân ba nước Đông Dương trong liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung. - Chúng ta được sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới. Câu 4.Trình bày tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ 1954 về Đông Dương. - Ngày 10/10/1954, Pháp rút khỏi Hà Nội và rút khỏi miền Bắc vào giữa tháng 5/1955. - Hội nghị hiệp thương giữa hai miền Nam và Bắc nhằm Tổng tuyển cử tự do thống nhất chưa được tiến hành. - Pháp rút, Mĩ dựng lên chính quyền tay sai ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam thành hai miền, biến miền nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á. Câu 5.Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất (1953-1956) như thế nào? - Thành tựu: Qua 5 đợt cải cách ruộng đất (1953-1956) có khoảng 81 vạn ha ruộng đất; 10 vạn trâu bò; 1,8 triệu nông cụ được chia cho hơn 2 triệu hộ nông dân. Khẩu hiệu “người cày có ruộng” được thực hiện. - Sai lầm: Đấu tố cả những địa chủ kháng chiến, những người thuộc tầng lớp trên có công với cách mạng Những sai lầm này đã được Đảng, Chính phủ phát hiện và sửa sai ngay khi kết thúc cải cách. - Ý nghĩa: Bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi, giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, khối công nông được củng cố Câu 6. Đế quốc Mĩ đã thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam như thế nào? - Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là chiến lược thực dân mới của Mĩ được tiến hành bằng quân đội tay sai do “cố vấn” Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ. - Hành động của Mĩ-Ngụy:
  5. + Quân đội Sài Gòn mở những cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng, lập “ấp chiến lược”, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, bình định miền Nam. + Tiến hành phá hoại miền Bắc, phong tỏa Biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự thâm nhập từ bên ngoài vào Việt Nam. Câu 7.Hãy nêu những thành tích của miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ (1965-1968) - Thành tích trong chiến đấu: Ngay khi Mĩ mở rộng chiến tranh, miền Bắc đã kịp thời chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, anh dũng chiến đấu, bắn rơi và phá hủy hàng ngàn máy bay, buộc Mĩ tuyên bố ngừng Chiến tranh phá hoại miền Bắc(1/11/1968). - Thành tích trong sản xuất: + Nông nghiệp: Diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động không ngừng tăng lên,nhiều huyện và hợp tác xã đạt mục tiêu 5 tấn thóc/1 ha trong hai vụ. + Công nghiệp: Các cơ sở công nghiệp lớn kịp thời sơ tán, sớm đi vào sản xuất phục vụ chiến đấu và đời sống. Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng đều phát triển. + Giao thông vận tải: Đảm bảo thông suốt. Câu 8.Trong chủ trương giải phóng miền Nam, có điểm nào thể hiện sự đúng đắn của Đảng ? - Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. - Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975” Câu 9.Trình bày ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975). Ý nghĩa lịch sử - Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta. - Đất nước thống nhất, Bắc Nam sum họp, non sông thu về một mối. - Mở ra kỉ nguyên mới: độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
  6. - Là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc. Nguyên nhân thắng lợi - Sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng với đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo. - Nhân dân ta đoàn kết, giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp thống nhất nước nhà. - Hậu phương lớn miền Bắc đáp ứng các yêu cầu của cuộc kháng chiến. - Sự phối hợp, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của ba dân tộc Đông Dương, sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới.