Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2018_20.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 9 HỌC KÌ II- Năm học 2018-2019 A- TRẮC NGHIỆM Câu 1. Kĩ thuật gen là A.kĩ thuật tạo ra một gen mới B. là kĩ thuật sữa chữa một gen hư hỏng. C.là thao tác chuyển một gen từ tế bào nhận sang tế bào khác D.là các thao tác tác động lên ADN để chuyển đoạn ADN mang 1 hoặc 1 cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền. Câu 2.Công nghệ gen là A. là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen . B. là ngành kĩ thuật về quy trình tạo ra ADN tái tổ hợp. C. là ngành kĩ thuật về quy trình tạo ra các sinh vật biến đổi gen. D.là ngành khoa học nghiên cứu về cấu trúc và hoạt động cảu các gen. Câu 3.Vi khuẩn đường ruột E.coli thường được dùng làm tế bào nhận trong kĩ thuật gen nhờ có đặc điểm A.có khả năng đề kháng mạnh . B. dễ nuôi cấy, có khả năng sinh sản nhanh. C. cơ thể có một tế bào. D.có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau. Câu 4.Vì sao tự thụ phấn và giao phối gần kéo dài lại dẫn tới hiện tượng thoái hóa giống? A.Vì sức sống của giống giảm dần B. Vì sự sinh trưởng và phát triển của giống giảm dần. C. Vì đồng hợp lặn có hại xuất hiện và tăng dần. D.Vì các đặc tính xấu xuất hiện ngày một nhiều. Câu 5.Các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi là: A. Lai khác dòng B. Lai khác thứ C. Lai kinh tế D. Giao phối gần Câu 6.Phép lai nào tạo ưu thế lai lớn nhất? A. Lai cùng dòng B. Lai khác thứ C. Lai khác dòng D. Lai khác loài. Chủ đề: Sinh vật và môi trường Câu 1.Môi trường là: A. Nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật B. Các yếu tố của khí hậu tác động lên sinh vật C. Tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật D. Các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm Câu 2.Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là: A. Đất, nước, trên mặt đất- không khí B. Đất, trên mặt đất- không khí C. Đất, nước và sinh vật D. Đất, nước, trên mặt đất- không khí và sinh vật Câu 3.Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi: A. Giới hạn sinh thái B. Tác động sinh thái C. Khả năng cơ thể D. Sức bền của cơ thể Câu 4.Tuỳ theo khả năng thích nghi của thực vật với nhân tố ánh sáng, người ta chia thực vật làm 2 nhóm là:
- A. Nhóm kị sáng và nhóm kị bóng B. Nhóm ưa sáng và nhóm kị bóng C. Nhóm kị sáng và nhóm ưa bóng D. Nhóm ưa sáng và nhóm ưa bóng Câu 5.Tuỳ theo khả năng thích nghi của động vật với ánh sáng, người ta phân chia chúng thành 2 nhóm động vật là: A. Nhóm động vật ưa bóng và nhóm ưa tối B. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm kị tối C. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm ưa tối D. Nhóm động vật kị sáng và nhóm kị tối Câu 6.Tuỳ theo mức độ phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường người ta chia làm hai nhóm động vật là: A. Động vật chịu nóng và động vật chịu lạnh B. Động vật ưa nhiệt và động vật kị nhiệt C. Động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt D. Động vật biến nhiệt và động vật chịu nhiệt Câu 7.Nhóm động vật nào dưới đây thuộc động vật biến nhiệt là: A. thằn lằn, ếch, cá. B. Bò, dơi, bồ câu C. Chuột, thỏ, ếch D. Rắn, thằn lằn, voi Câu 8.Những cây sống ở vùng ôn đới, về mùa đông thường có hiện tượng: A. Tăng cường hoạt động hút nước và muối khoáng B. Hoạt động quang hợp và tạo chất hữu cơ tăng lên C. Cây rụng nhiều lá D. Tăng cường oxi hoá chất để tạo năng lượng giúp cây chống lạnh Câu 9. Lớp động vật thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt là: A. chim, thú, bò sát B. Bò sát, lưỡng cư C. Cá, chim, thú D. Chim và thú Câu 10.Đặc điểm thường gặp ở những cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng là: A. Cây có phiến lá to, rộng và dầy B. Cây có lá tiêu giảm, biến thành gai C. Cây biến dạng thành thân bò D. Cây có phiến lá hẹp, mô giậu kém phát triển Câu 11.Quan hệ sinh vật cùng loài là: A. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài với nhau B. Quan hệ giữa các cá thể sống gần nhau C. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài với sống gần nhau D. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài sống ở các khu vực xa nhau Câu 12.Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khu vực có các biẻu hiện quan hệ là: A. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ đối địch B. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh C. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch D. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế Câu 13.Hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm dẫn đến kết quả là: A. Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể B. Làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng C. Hạn chế sự cạnh tranh giữa các các thể D. Tạo điều kiện cho các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi có hiệu quả hơn Câu 14.Hai hình thức quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là: A. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch B. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế C. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ ức chế D. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ đối địch Câu 15.Ví dụ nào sau dây biểu thị mối quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác. A. vi khuẩn sống trong nốt sần cây họ đậu B. Giun đũa sống trong ruột người C. trâu và bò cùng sống trên một cánh đồng. D. địa y sống bám trên cây.
- Chủ đề: Hệ sinh thái Câu 1. Điều đúng khi nói về thành phần của quần xã sinh vật: A. Tập hợp các sinh vật cùng loài B. Tập hợp các cá thể sinh vật khác loài C. Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài D. Tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên Câu 2.Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể sinh vật tự nhiên: A. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông B. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi C. Các con sói trong một khu rừng D. Các con ong mật trong một vườn hoa Câu 3.Những đặc điểm đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác là: A. Giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hoá B. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh và tử C. Văn hoá, giáo dục, mật độ, sinh và tử D. Hôn nhân, giới tính, mật độ Câu 4.Trong một hệ sinh thái, cây xanh là: A. Sinh vật phân giải B. Sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ C. Sinh vật sản xuất D. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất Chủ đề: con người, dân số và môi trường. Câu 1: Xã hội loài người đã trải qua các giai đoạn phát triển, lần lượt theo thứ tự là: A. Thời kì nguyên thuỷ, xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp B. Xã hội nông nghiệp, thời kì nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp C. Thời kì nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp D. Xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp, thời kì nguyên thuỷ, Câu 2.Thời gian được xem là điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp là: A. Thế kỉ XVI B. Thế kỉ XVII C. Thế kỉ XVIII D. Thế kỉ XIX Câu 3 Hậu quả dẫn đến từ việc con người chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng là: A. Đất bị xói mòn và thoái hoá do thiếu rễ cây giữ đất B. Thiếu rễ cây giữ nước, nước ngầm bị tụt sâu hơn và đất bị khô cằn C. Thú rừng giảm do thiếu môi trường sống và nơi sinh sản D. Tất cả đều đúng. Câu 4. Điều sau đây không nên làm là: A. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên tự nhiên B. Bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và động vật hoang dại C. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm D. Phá rừng làm nương rẫy Câu 5. Sự thay đổi các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường, gây tác hại đời sống của con người và các sinh vật khác được gọi là: A. Biến đổi môi trường B. Ô nhiếm môi trường C. Diến thế sinh thái D. Biến động môi trường Câu 6. Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường? A. Trồng nhiều cây xanh B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải C. Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mội người về bảo vệ môi trường Chủ đề: Bảo vệ môi trường Câu 1: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm: A. Đất, nước, dầu mỏ B. Đất, nước, sinh vật, rừng C. Đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật, rừng D. Đất, nước, than đá, sinh vật, rừng Câu 2.Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh: A. Tài nguyên rừng B. Tài nguyên đất C. Tài nguyên khoáng sản D. Tài nguyên sinh vật Câu 3. Tài nguyên nào sau đây được xem là nguồn năng lượng sạch? A. Bức xạ mặt trời, gió, nhiệt trong lòng đất B. Dầu mỏ, khí đốt C. Than đá và nguồn khoáng sản kim loại D. Dầu mỏ, thủy triều, khí đốt
- Câu 4. Những biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất là: A. Trồng cây gây rừng để chống xói mòn B. Tăng cao độ phì cho đất C. Bảo vệ động vật hoang dã D. Chống xói mòn, chống nhiễm mặn, nâng cao độ phì cho đất Câu 5. Ngoài việc cung cấp gỗ quý, rừng còn có tác dụng gì cho môi trường sống của con người? A. Cung cấp động vật quý hiếm B. Thải khí CO2, giúp cây trồng khác quang hợp C. Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ngăn chặn lũ lụt D. Là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật B - TỰ LUẬN Câu 1. Vì sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa. Gợi ý trả lời : Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá vì các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp biểu hiện ra kiểu hình. Câu 2. Chứng minh lý do không dùng con lai F1 để nhân giống. Gợi ý trả lời : - Trong các thế hệ sau, ưu thế lai giảm dần do qua phân li tỉ lệ gen dị hợp giảm, gen đồng hợp tăng, trong đó có gen đồng hợp lặn gây bệnh. Câu 3. Giải thích ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái của môi trường lên đời sống sinh vật Gợi ý trả lời : * Ví dụ: Vì sao các cành phía dưới của cây trong rừng lại bị rụng sớm? - Vì các cành phía dưới ít được chiếu sáng hơn các cành phía trên Khả năng quang hợp kém, chất hữu cơ tích lũy không đủ bù đắp cho sự tiêu hao khi hô hấp, khả năng lấy nước kém hơn nên cành sớm khô và rụng. * Ví dụ chứng minh ảnh hưởng của nhân tố ST ánh sáng đến đặc điểm hình thái giải phẫu, sinh lý, tập tính của sinh vật 1. Thực vật : Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống sinh vật làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lý của TV. - Đặc điểm hình thái: + Cây ở nơi có nhiều ánh sáng: phiến lá nhỏ, hẹp, có màu xanh nhạt,; thân cây có số cành cây phát triển nhiều. + Cây bị che dưới tán: Phiến lá lớn, có màu xanh thẫm; thân cây có số cành cây phát triển ít. -Giải phẫu: + Lá cây ở nơi có nhiều ánh sáng có tầng cutin dày,mô giậu phát triển. + Lá cây bị che dưới tán: có tầng cutin mỏng, mô giậu kém phát triển. - Sinh lý: + Cây ở nơi có nhiều ánh sáng: Quang hợp trong điều kiện ánh sáng mạnh. Cường độ hô hấp mạnh. + Cây bị che dưới tán: Quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu.Cường độ hô hấp yếu hơn. 2. Động vật: Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống động vật: - Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật. VD: Chim bìm bịp và gà cỏ sống trong rừng thường đi ăn trước lúc mặt trời mọc. Những loài chim như vạc, diệc, sếu, cú mèo hay tìm kiếm thức ăn vào ban đêm Câu 4. Các biện pháp để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, dẫn đến làm giảm năng suất. Gợi ý trả lời : - Trong trồng trọt: trồng cây với mật độ hợp lý, kết hợp tỉa thưa cây, chăm sóc đầy đủ, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt. - Trong chăn nuôi: Khi đàn vật nuôi quá đông, nhu cầu về thức ăn, nơi ở trở nên thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm => ta cần tách đàn, cung cấp đủ thức ăn, kết hợp vệ sinh môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho vật nuôi phát triển. Câu 5 QuẦN thể người khác quần thể sinh vật ở điểm nào? Nêu ý nghĩa của tháp dân số. Gợi ý trả lời : Quân thê người khác quần thể sinh vật: quần thể người có cca1 đặc trưng về kinh tế xã hội như pháp luật, hôn nhân, giáo dục văn hóa. Do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
- Ý nghĩa của tháp dân số; thể hiện đặc trưng dân số của mỗi nước. Tháp dân số gồm tháp dân số trẻ và tháp dân số già. +Tháp dân số trẻ: -Có đáy rộng do số lượng trẻ em sinh ra hằng năm cao. Cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp nhọn biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp. +Tháp dân số già:Có đáy hẹp. Cạnh tháp gần như thẳng đứng, đỉnh không nhọn biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử đđều thấp.Tuổi thọ trung bình cao. - Câu 6 Hãy điền những từ và cụm từ thích hợp vào các ô ở sơ đồ chuỗi thức ăn dưới đây và giải thích. Câu 7.Trình bày những tác động tích cực và tiêu cực của con người đối với môi trường? HS tự làm Câu 8 Vì sao nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Nêu những biện pháp hạn chế ô nhiểm môi trường? HS tự làm Câu 9. Bằng cách nào con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lí? HS tự làm