Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Gia Thụy

docx 4 trang thuongdo99 3060
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_2018_tr.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II TỔ XÃ HỘI NĂM HỌC: 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN 7 I. NỘI DUNG 1. Kiến thức * Văn bản - Tục ngữ: - Văn bản nghị luận - Truyện ngắn hiện đại - Văn bản nhật dụng * Tiếng Việt - Phần câu: Các kiểu câu - Dấu câu: Dấu chấm lửng; dấu chấm phẩy; dấu gạch ngang. - Biện pháp tu từ: Liệt kê * Tập làm văn - Nghị luận chứng minh - Nghị luận giải thích 2. Kĩ năng: - Trả lời câu hỏi cảm thụ văn học - Làm các bài tập về rút gọn câu, biến đổi câu, tác dụng của các dấu câu - Viết bài tập làm văn nghị luận chứng minh, giải thích 3. Thái độ: trung thực và nghiêm túc trong thi cử. 4. Phát triển năng lực: Tư duy sáng tạo, phát triển ngôn ngữ, cảm thụ văn chương. II. PHẠM VI ÔN TẬP 1. Văn bản - Tục ngữ: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; Tục ngữ về con người và xã hội - Văn bản nghị luận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta; Đức tính giản dị của Bác Hồ; Ý nghĩa Văn chương. - Truyện ngắn hiện đại: Sống chết mặc bay. - Văn bản nhật dụng: Ca Huế trên sông Hương. 2. Tiếng Việt
  2. - Phần câu: Các kiểu câu và thao tác biến đổi câu: + Câu đặc biệt + Rút gọn câu + Mở rộng câu: (Thêm trạng ngữ cho câu; Dùng cụm c-v để mở rộng câu); chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. - Dấu câu: Dấu chấm lửng; dấu chấm phẩy; dấu gạch ngang. - Biện pháp tu từ: Liệt kê 3. Tập làm văn - Nghị luận chứng minh - Nghị luận giải thích * YÊU CẦU - HS thuộc tục ngữ, tác giả, tác phẩm; giá trị nội dung và nghệ thuật các văn bản. - Học thuộc lí thuyết phần Tiếng Việt. - Viết bài tập làm văn hoàn chỉnh. II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO 1. Chép thuộc các câu tục ngữ: - Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất. - Tục ngữ về con người và xã hội. 2. Tóm tắt văn bản “Sống chết mặc bay”. 3. Chỉ rõ phép liệt kê được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng. a. Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hoà tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người. “Ca Huế trên sông Hương”- Hà Ánh Minh b. Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò đi đánh cá trên sông ngòi, biển cả,hò lúc cấy cày, gặt hái,trồng cây,chăn tằm. Một câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp hò lơ, hò ô, hò nện, gần gũi với dân ca Nhệ Tĩnh. Hò Huế thể hiện lòng khao khát , nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. “Ca Huế trên sông Hương”- Hà Ánh Minh c. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật thảm. “Sống chết mặc bay” – Phạm Duy Tốn
  3. d. Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết! “Sống chết mặc bay “– Phạm Duy Tốn e. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Hồ Chí Minh 4. Bài tập về câu và biến đổi câu - Tìm câu đặc biệt, câu rút gọn và nêu tác dụng. - Đặt một câu chủ động khái quát nội dung đoạn văn, văn bản và chuyển thành câu bị động. - Đặt câu có thành phần mở rộng làm CN, VN, PN. - Tìm trạng ngữ, đặt câu có trạng ngữ. 5. Dấu câu và công dụng của dấu câu (dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang) a. Dấu chấm lửng trong câu văn sau có tác dụng gì? - Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi! b. Hãy nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn sau: Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi cóngười lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay c. Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong câu văn sau: Có người khẽ nói: - Bẩm, dễ có khi đê vỡ! 6. Viết bài văn nghị luận - Đề 1. Chứng minh rằng: Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đinh. - Đề 2. Hãy chứng minh : Ca dao là tiếng nói của tình yêu quê hương đất nước. - Đề 3. Có ý kiến cho rằng: Truyện ngắn Sống chết mặc bay đã vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân. Bằng hiểu biết của em về truyện ngắn “Sống chết mặc bay”- Phạm Duy Tốn, em hiểu nhận xét trên như thế nào, hãy làm sáng rõ nhận xét trên. - Đề 4. Có ý kiến cho rằng: Truyện ngắn Sống chết mặc bay đã bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm”của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. Bằng hiểu biết của em về truyện ngắn “Sống chết mặc bay”- Phạm Duy Tốn, em hiểu nhận xét trên như thế nào, hãy làm sáng rõ nhận xét trên
  4. - Đề 5: Có ý kiến cho rằng: Bác Hồ là người có lối sống giản dị. Bằng hiểu biết của em về văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ „ - Phạm văn Đồng, hãy giải thích và làm sáng rõ nhận xét trên. 7. Viết đoạn văn nghị luận xã hội 1. Từ vẻ đẹp của ca Huế trong văn bản “Ca Huế trên sông Hương” của tác giả Hà Ánh Minh, hãy viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu suy nghĩ của em về việc giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của nước ta trong học sinh hiện nay. 2. Từ tinh thần đoàn kết của nhân dan ta trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Hồ Chí Minh, hãy viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết trong học sinh hiện nay.