Đề cương ôn tập học kì II Toán Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Quan

pdf 2 trang thuongdo99 2680
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Toán Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_toan_lop_7_nam_hoc_2017_2018_truon.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II Toán Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Quan

  1. TRƯỜNG THCS THANH QUAN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TOÁN 7 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 I. PHẦN LÍ THUYẾT: 1. Đại số: + Câu hỏi ôn tập chương III – SGK toán 7 tập 2 trang 22 + Câu hỏi ôn tập chương IV – SGK toán 7 tập 2 trang 49 2. Hình học: + Câu hỏi ôn tập chương III – SGK toán 7 tập 2 trang 86; 87 + Bảng kiến thức cần nhớ – SGK toán 7 tập 2 trang 84; 85 II. PHẦN BÀI TẬP: 1. Đại số: - Bài tập thu gọn đơn thức, đa thức, tìm bậc. - Tính giá trị của BTĐS, cộng trừ đơn thức đồng dạng, đa thức. Tìm nghiệm đa thức, chứng minh một số là nghiệm. 2. Hình học: Tính chất các đường đồng quy, quan hệ giữa góc và cạnh, giữa các cạnh trong tam giác. Chứng minh các tam giác bằng nhau, so sánh đoạn thẳng, góc, chứng minh 3 điểm thẳng hàng, vận dụng tính chất đường trung tuyến, đường trung trực để giải một số bài tập. III. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP: PHẦN TRẮC NGHIỆM: 1. Giá trị của biểu thức A = 2x – 3y tại x = 5 và y = 3 là: A. 0 B. 1 C. 2 D. Một số khác 2. Kết quả thu gọn đơn thức 3x.4x5 bằng: A. 12x10 B. 7x10 C. 12x6 D. 7x7 3. Tích của 2 đơn thức -1/3x2y3 và (-6x3y4) là: A. 6x6y12 B. 2x5y7 C. 2x6y12 D. Một kết quả khác 4. Cho các đơn thức: M = -2x5y3 ; N = 3x3y(-2x2y2) ; P = x3y ; Q = (-3/5xy)x2y2 Có mấy cặp đơn thức động dạng: A. 1 B. 2 C. 3 D. Không có cặp nào 5. Kết quả rút gọn (4x + 7y) – (2x – y) là: A. 2x + 8y B. 6x – 5y C. 2x – 3y D. 2x + 5y 6. Bộ ba độ dài nào sau đây không thể là ba cạnh của một tam giác (tính theo đơn vị cm) A. (3; 4; 5) B. (6; 9; 12) C. (2; 4; 6) D. (5; 8; 10) 7. Cho ABC với hai đường trung tuyến BM và CN, trọng tâm G. Phát biểu nào sau đây đúng: A. GM = GN B. GM = 1/3GB C. GN = 1/2GC D. GB = GC 8. Cho ABC với I là giao điểm của ba đường phân giác. Phát biểu nào sau đây đúng: A. Đường thẳng AI vuông góc với cạnh BC B. Đường thẳng AI luôn đi qua trung điểm của cạnh BC C. IA = IB = IC D. Điểm I cách đều ba cạnh của tam giác. 9. Cho ABC có H là giao điểm của hai đường cao BB’ và CC’. Góc A = 500. Phát biểu nào sau đây sai: A. Điểm H là trực tâm HBC B. Điểm H là trực tâm HAC C. HBC HCA 250
  2. D. HBC HCB 500 10. Trong một tam giác, giao điểm của ba đường trung tuyến là: A. Trọng tâm của tam giác B. Trực tâm của tam giác C. Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác D. Tâm đường tròn nội tiếp tam giác PHẦN TỰ LUẬN Bài 1: Cho đơn thức A = (- x2y)2 x a) Thu gọn đơn thức đã cho rồi viết 2 đơn thức đồng dạng với nó. b) Tính giá trị của đơn thức A tại x = -1; y = -2 Bài 2: Cho 2 đa thức: F(x) = 3x2 – (4x – 10) + (2x2 – 11x) G(x) = (5x2 – 4x) – 7 – (6 – x) a) Thu gọn và sắp xếp theo thứ tự bậc giảm dần và tìm bậc của F(x); G(x). b) Tính F(x) + G(x); G(x) – F(x). c) Chứng tỏ x = 1 là nghiệm của F(x) nhưng không là nghiệm của G(x). d) Tìm nghiệm của H(x) = F(x) – G(x). e) Tìm H(-0,5). Bài 3: Tìm nghiệm các đa thức sau: F1(x) = 2x - 5/2 F2(x) = x - (6 - 2x) 2 2 F3(x) = -x(x + 1)(-x - 5) F4(x) = - x Bài 4: Cho ABC cân tại C. Gọi D, E lần lượt là trung điểm của các cạnh AC, BC. Các đường thẳng AE, BD cắt nhau tại M. Các đường thẳng CM, AB cắt nhau tại I. Chứng minh: a) AE = BD b) DE // AB c) IM  AB, từ đó tính IM trong trường hợp BC = 6cm, AB = 4cm. Bài 5: Cho ABC vuông tại B, góc A = 600, phân giác AD (D BC). Qua điểm D dựng đường thẳng vuông góc với AC tại E và cắt đường thẳng AB tại F. Gọi H là giao điểm của AD và BE. Chứng minh: a) BAD = EAD b) AD là đường trung trực của BE c) DF = DC d) BE // FC e) BD < DC f) BH < FD Bài 6: Cho ABC cân tại A. Trên cạnh BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho BD = CE. Các đường vuông góc với BC kẻ từ D và E cắt AB và đường thẳng AC lần lượt tại M và N. Chứng minh rằng: a) Chứng minh rằng DM = EN b) Chứng minh rằng đường thẳng BC cắt MN tại trung điểm I của MN c) Từ B và C dựng 2 đường thẳng vuông góc với AB, AC, chúng cắt nhau tại O. Chứng minh rằng O thuộc đường trung trực của đoạn thẳng MN. Bài 7: a) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A = (x + 2)2 ; C = (3x - 2)2 + 2018 b) Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức D = -x2 + 1 ; G = 9 - x2 - 4 3 x + 5 Bài 8: Tìm x Z để biểu thức sau có giá trị nguyên: ; x - 5 x + 2 Chúc các con ôn tập tốt!