Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Trần Ngọc Quế

doc 18 trang Đăng Bình 06/12/2023 810
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Trần Ngọc Quế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_tran.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Trần Ngọc Quế

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I (2018-2019) NGỮ VĂN 9 A.VĂN BẢN NGHỊ LUẬN Bài tập 1 Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị Lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng cúa tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì diệu là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển đuợc ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.” (Trích Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục- 2017, trang 4) 1) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? 2) Phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu sau: Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề. 3)Xác định từ mượn trong câu sau: “Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây.” 4) Nêu nội dung chính của đoạn văn. 5) Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đoạn văn trên. Bài tập 2 Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: “ Tôi dám chắc không có vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức: Thu ăn trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan điểm thẩm mĩ vế cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.” (Trích Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị, Lê Anh Trà Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục- 2017, trang 5) 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. 2. Phân tích các phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích. 3. Giải thích nghĩa các từ ngữ sau: hiền triết, thuần đức, danh nho, di dưỡng tinh thần. 4. Nêu nội dung chính của đoạn trích. 5.Từ nội dung phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn trình bày về đức tính giản dị. B. VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Bài tập 3 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở phía dưới: Đề cương ôn tập HKI Ngữ văn 9 - 1819 1
  2. Chàng không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi. Họ hàng, làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bất đắc dĩ nói: - Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình gãy trâm rơi, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuấn cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa. (Trích Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục – 2017, trang 45) 1.Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 2.Nêu tác dụng của cách dùng từ xưng hô trong đoạn trích. 3.Giải thích nghĩa của từ nghi gia nghi thất trong đoạn trích. 4.Em có suy nghĩ gì về tâm trạng của Vũ Nương trong đoạn trích. 5.Từ nội dung đoạn văn gợi ra ở phần Đọc hiểu, viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bài tập 4 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn: Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành họa hai. (Trích Truyện Kiều , Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.81) 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. 2. Chỉ ra các phép tu từ từ vựng được sử dụng trong hai câu sau: Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh 3. Tìm các từ láy được sử dụng trong đoạn trích. 4. Nội dung chính của đoạn trích. 5. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích trên. Bài tập 5 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: Vân Tiên ghé lại bên đàng, Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô. Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ, Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.” Phong Lai mặt đỏ phừng phừng: “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây. Trước gây việc dữ tại mầy, Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.” Vân Tiên tả đột hữu xông, Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang. Lâu la bốn phía vỡ tan, Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay. Đề cương ôn tập HKI Ngữ văn 9 - 1819 2
  3. Phong Lai trở chẳng kịp tay, Bị Tiên một gậy thác rày thân vong. 1.Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. 2.Cho biết tác dụng của phép tu từ từ vựng có trong hai câu sau: Vân Tiên tả đột hữu xông, Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang 3.Lời nói của các nhân vật trong đoạn trích thuộc lời dẫn gì? Căn cứ dấu hiệu nào mà em biết. 4.Hãy thuật lại lời dẫn trên theo cách dẫn khác. 5.Đoạn trích trên kể sự việc gì? 6.Qua đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ về hành động nhân nghĩa của nhân vật Lục Vân Tiên (bằng đoạn văn khoảng 150 chữ). Bài tập 7 Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở phía dưới: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ấm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục – 2017, trang 94) 1.Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. 2.Tìm từ ngữ chỉ không gian và thời gian nghệ thuật trong đoạn thơ. 3.Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. 4.Liệt kê tất cả các từ láy trong đoạn thơ. 5.Qua đoạn thơ, em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Nguyễn Du. 6.Từ ý thơ trong phần Đọc hiểu: Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? 7.Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. C.VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Bài tập 8: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở phía dưới: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng Chí! (Trích Đồng chí, Chính Hữu , Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục – 2017, trang 128) 1) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. 2) Đoạn trích trên được sáng tác theo thể thơ gì? 3) Trình bày hiểu biết của em về thể thơ đó. 4) Chỉ ra các biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong câu thơ sau: Đề cương ôn tập HKI Ngữ văn 9 - 1819 3
  4. Súng bên súng, đầu sát bên đầu, 5) Cho biết tác dụng của các phép tu từ từ vựng đó. 6)Tìm thành ngữ trong hai câu thơ sau và giải thích ý nghĩa của nó: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. 7) Giải nghĩa từ: tri kỉ, đồng chí 8) Nêu nội dung chính của đoạn thơ. 9)Từ nội dung đoạn thơ, hãy viết đoạn văn khoảng 7 dòng, trình bày suy nghĩ của em về tình đồng chí của người chiến sĩ. Bài tập 9: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở phía dưới: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa! (Trích Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục – 2017, trang 144) 1) Đoạn trích trên được sáng tác theo thể thơ gì? 2) Trình bày hiểu biết của em về thể thơ đó. 3) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. 4) Xác định các từ láy trong đoạn thơ và cho biết giá trị biểu cảm của nó. 5) Nêu nội dung chính của đoạn thơ. 6) Phân tích ý nghĩa điệp từ “nhóm” trong 4 câu thơ sau có điểm nào giống và khác nhau: Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ 7) Từ nội dung ý nghĩa của đoạn thơ, hãy viết đoạn văn khoảng 7-10 dòng, suy nghĩ về tình bà cháu của em. Bài tập 10: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở phía dưới: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đó Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lai đi, lại đi trời xanh thêm. Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì mình Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục – 2017, trang 132) 1) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 2) Tìm từ láy và nêu tác dụng của nó. 3) Giải nghĩa từ: bếp Hoàng Cầm Đề cương ôn tập HKI Ngữ văn 9 - 1819 4
  5. 4) Chỉ ra các biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong khổ thơ sau: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì mình Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. 5) Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng đó. 6) Nêu nội dung chính của đoạn trích. 7)Từ nội dung ý nghĩa của đoạn trích, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ. Bài tập 11: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở phía dưới: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng. Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi! (Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục- 2017, trang 139-140) 1) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 2) Đoạn trích trên được sáng tác theo thể thơ gì? 3) Chỉ ra các phép tu từ từ vựng tác giả đã sử dụng trong hai câu thơ sau: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. 4) Hãy cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng đó. 5) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. 6) Từ nội dung ý nghĩa của đoạn trích, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tâm trạng của người ngư dân. Bài tập 12: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở phía dưới: Ngửa mặt lên nhìn mặt Trăng cứ tròn vành vạnh có cái gì rưng rưng kể chi người vô tình như là đồng là bể ánh trăng im phăng phắc như là sông là rừng đủ cho ta giật mình. (Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục – 2017, trang 156) 1.Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn trích. 2.Phân tích giá trị biểu cảm của các từ láy trong đoạn trích trên. 3.Hình ảnh trăng cứ tròn vành vạnh có ý nghĩa gì? 4.Hình ảnh vầng trăng im phăng phắc có ý nghĩa gì? 5.Phân tích cái giật mình của nhà thơ khi nhìn trăng. 6.Nêu nội dung chính của đoạn trích . 7.Từ nội dung phần Đọc hiểu trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 7-10 dòng) rút ra bài học mà tác giả muốn nhắc nhở đến mọi người. Bài tập 13: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Đề cương ôn tập HKI Ngữ văn 9 - 1819 5
  6. “Ông Hai hì hục vỡ một vạt đất rậm ngoài bờ suối từ sáng đến giờ, ông tính để trồng thêm vài trăm gốc sắn ăn vào những tháng đói sang năm. Có một mình, ông phải làm cố, hai vai ông mỏi nhừ. Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèn, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn khướt lám. Chao ôi! Ông nhớ làng, nhớ cái làng quá.” (Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, Tập môt, NXB Giáo dục - 2017, trang 162-163) 1) Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là gì? 2)Trong câu văn sau, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ đó. “Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá ” 3) Xác định các từ láy trong các câu văn sau đây: “Ông Hai hì hục vỡ một vạt đất rậm ngoài bờ suối từ sáng đến giờ, ông tính để trồng thêm vài trăm gốc sắn ăn vào những tháng đói sang năm. Có một mình, ông phải làm cố, hai vai ông mỏi nhừ. Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ.” 4) Các câu văn sau đây sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn khướt lám. Chao ôi! Ông nhớ làng, nhớ cái làng quá. 5) Nêu nội dung chính của đoạn văn. 6) Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng trình bày suy nghĩ của em về tình cảm quê hương. Bài tập 14: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn sự ức hiếp đè nén. Ngày ngày chúng dong ra dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng dám liếc trộm vào, rồi cắm đầu mà lủi đi. Anh nào ho he, hống hách một tí thì chúng nó tìm hết cách để hại, cất phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng ” (Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục-2017, trang 169) 1) Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên. 2) Xác định từ láy trong câu văn: Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình . 3) Tìm thành ngữ và giải thích nghĩa của thành ngữ trong câu sau: Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng dám liếc trộm vào, rồi cắm đầu mà lủi đi . 4) Đoạn văn trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Tác dụng của nó. 5) Nội dung chính trong đoạn văn trên là gì? Bài tập 15: Đọc kĩ đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu ở dưới: “ Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.” (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục – 2017, trang 181) 1) Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn văn. Đề cương ôn tập HKI Ngữ văn 9 - 1819 6
  7. 2) Chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn. 3) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng đó trên. 4) Nội dung chính trong đoạn văn trên là gì? 5)Em có cảm nhận gì về cảnh thiên nhiên trong đoạn văn. Bài tập 16: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nỗi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run ” (Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục-2017, trang 195) 1) Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn văn. 2) Tìm các từ ngữ địa phương và những từ toàn dân tương ứng trong đoạn văn sau: Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run 3) Những từ ngữ địa phương đó thuộc phương ngữ nào? Những từ ngữ địa phương được sử dụng trong truyện có tác dụng gì? 4) Xác định các từ láy trong câu sau: Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run 5) Nội dung chính trong đoạn văn trên là gì? 6) Viết đoạn văn khoảng 10 dòng nói về tình cha con được gợi lên từ nội dung ý nghĩa của đoạn văn trên. Bài tập 17: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Những đêm rừng, nằm trên võng, mắt chỉ thấy tấm ni lông nóc, lúc nhớ con anh cứ ân hận sao mình lại đánh con Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó cũng như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. (Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục-2017, trang 199,200) 1) Xác định các phương thức biểu đạt của các câu văn trên. 2) Đoạn văn đã thể hiện tâm trạng và tình cảm gì của ông Sáu đối với con? 3) Việc lặp lại “cây lược” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? 4) Vì sao cây lược lại có một ý nghĩa quý giá, thiêng liêng đối với ông Sáu? 5) Nội dung chính của đoạn văn? Đề cương ôn tập HKI Ngữ văn 9 - 1819 7
  8. DÀN Ý CHUNG VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ *. Mở bài: có thể mở bài theo các cách - Giới thiệu đôi nét về tác giả (nét đặc biệt về phong cách thơ, đề tài thành công trong sự nghiệp sáng tác, ). - Giới thiệu khái quát về tác phẩm (đề tài, hoàn cảnh sáng tác, nét đặc sắc về nghệ thuật, ). - Nêu một đặc trưng cơ bản của thể loại thơ để mở bài. (Nếu phân tích đoạn thơ thì phải giới thiệu rõ vị trí đoạn thơ, trích lại đoạn thơ). * Thân bài: -Tổng: Khái quát chung về những điểm riêng biệt bài thơ, đoạn thơ. -Phân tích: Lần lượt trình bày những nhận xét đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ ấy (phân tích, chứng minh, bình luận bằng các luận cứ tiêu biểu, xác thực. Sử dụng các thao tác và phương thức biểu đạt cho phù hợp). Trình tự phân tích một ý thơ: + Giới thiệu khái quát ý + Trích dẫn các câu thơ/ đoạn thơ liên quan ý trên. + Chọn lọc phân tích các tín hiệu nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, ) trong câu thơ/đoạn thơ. + Các tín hiệu đó có tác dụng gì? (Liên hệ đối chiếu so sánh với những câu thơ tương đồng để mở rộng ý thơ) - Hợp: đánh giá chung nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ/ bài thơ. * Kết bài: Tóm tắt khẳng định giá trị của đoạn thơ/bài thơ. D. MỘT SỐ GỢI Ý THAM KHẢO DÀN BÀI CHO KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) I.MB: -Tác giả: PTD vừa là nhà thơ vùa là chiến sĩ, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và là gương mặt tiêu biểu cho các thế hệ nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước. -Tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” sáng tác 1969 nằm trong chùm thơ PTD sau đó dược in trong “Vầng trăng quầng lửa” Bài thơ khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe không kính ở Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. II.TB: 1)Tổng: Thể thơ tự do, câu dài, nhịp điệu linh hoạt như câu văn xuôi, ít vần, 4 câu một khổ. Bài thơ là cảm xúc và suy nghĩ của PTD về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ. 2)Phân tích: a)Nhan đề bài thơ khá dài, tưởng như có chỗ thừa, có vẻ mới lạ và độc đáo. Đó là dụng ý nghệ thuật nhà thơ muốn tạo cái khác thường để thu hút, tạo sự chú ý , làm nổi bật hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính -> là một phát hiện thú vị, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn. b) Những chiếc xe không kính: - Mở đầu bài thơ: “Không có kính không phải là xe không có kính” Đề cương ôn tập HKI Ngữ văn 9 - 1819 8
  9. Điệp ngữ + câu phủ định (mang ý nghĩa khẳng định) ->Tả thực, nhấn mạnh một hình ảnh độc đáo và mới lạ (thường những chiếc xe, tàu thuyền đưa vào trong thơ được “mĩ lệ hoá”, “lãng mạn hoá” như “Bài ca lái xe đêm”-Tố Hữu, “Xe ta đi trong đêm Trường Sơn”- Trần Chung ) những chiếc xe trần trụi, xây xước, móp méo, không kính mà vẫn băng ra tiền tuyến Hình ảnh này là lần đầu tiên và duy nhất cho đến nay khơi dậy cảm hứng thơ của PTD. - Giải thích nguyên nhân chiếc xe không có kính rất thực:“Bom giật bom run kính vở đi rồi” Hai câu thơ rất gần với câu văn xuôi + giọng thản nhiên -> càng gây sự chú ý về vẻ khác lạ. Bom đạn chiến tranh làm cho những chiếc xe ấy biến dạng hơn nữa: “Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước” =>Hình những chiếc xe không có kính vốn không hiếm trong chiến tranh, nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm, tinh nghịch, thích cái lạ như PTD mới nhận ra và đưa nó vò thành hình tượng thơ độc đáo thời chiến tranh. c) Hình ảnh những anh lính lái xe: Mặc dù thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu, hoàn cảnh chiến trường khắc nghiệt nhưng người lái xe bộc lộ phẩm chất cao đẹp: - Cảm giác người lái xe trên chiếc xe không kính được diễn tả một cách cụ thể, gợi cảm: “Ung dung buồng lái ta ngồi” “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng Điệp từ “nhìn” -> nhấn mạnh tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh, tự tin, thanh thản, tả cảm giác thị giác kì lạ, đột ngột do xe chạy nhanh, không có kính chắn gió nên thấy đắng, thấy cay, thấy rát mặt. Hình ảnh “Con đường chạy thẳng vào tim” -> tả cảm giác khoan khoái, xúc động khi cho xe phóng nhanh. -Thái độ của người lính lái xe; “Không có kính, ừ thì có bụi Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc” Không có kính, ừ thì ướt áo Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa” Ngôn ngữ rất đời thường, giọng điệu ngang tàng, trẻ trung pha chút hóm hỉnh ->bất chấp khó khăn, gian khổ, nguy hiểm Cấu trúc lặp “ừ thì”, “chưa cần”, những chi tiết “phì phèo châm điếu thuốc”, “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”, “”lái trăm cây số nữa”-> hành động thể hiện tinh thần lạc quan và tình đồng đội. - Khổ cuối: Nhà thơ nhắc lại hình ảnh “chiếc xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước”-> khẳng định những gian khổ, nguy hiểm ngày càng tăng, ngày càng ác liệt. Nhưng nhiệm vụ phục vụ chiến đấu là trên hết: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Vì trong xe có một trái tim” Hình ảnh hoán dụ, hai câu thơ khép lại bằng hình ảnh mới lạ, bất ngờ mà chân thực, các anh chiến đấu vì lòng yêu nước, ý chí và quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. -Liên hệ: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai.” (Tố Hữu) 3)Hợp: Với âm điệu trẻ trung vui tươi, sôi nổi, lời thơ gần với lời nói trong sinh hoạt đời thường, cách xây dựng hình tượng thơ độc đáo, PTD đã làm nổi bật hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường TS. III.KB: Qua “Bài thơ .” PTD đã khắc hoạ hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ VN thời chống Mĩ, một thế hệ thanh niên anh hùng, sống đẹp, ý thức sâu sắc về trách nhiệm tuổi trẻ trước vận mệnh đất Đề cương ôn tập HKI Ngữ văn 9 - 1819 9
  10. nước, trong gian khổ, hi sinh mà vẫn phơi phới niềm tin bằng giọng điệu thơ rất riêng, rất đặc sắc, rất phù hợp với những người lính lái xe Trường Sơn. Đề bài: Phân tích đoạn trích sau: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, Tập một, tr. 131-132, NXB Giáo dục, 2016) Gợi ý làm bài *Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn thơ. * Cảm nhận đoạn trích Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau: * Nội dung: - Hiện thực khốc liệt thời kì chiến tranh chống Mỹ: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. - Vẻ đẹp tinh thần của những người chiến sĩ lái xe trên con đường Trường Sơn huyền thoại: hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm, quyết chiến đấu để giải phóng miền Nam. * Nghệ thuật: - Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực. - Câu thơ rất gần với văn xuôi, nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch. - Các điệp từ, điệp ngữ: “Không có kính”, “nhìn”, “nhìn thấy”, “ừ thì”; hình ảnh hoán dụ: “mắt”, “tim”; hình ảnh so sánh độc đáo: “Bụi phun tóc trắng như người già” * Đánh giá: Đề cương ôn tập HKI Ngữ văn 9 - 1819 10
  11. - Đoạn thơ cho thấy hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính, hình ảnh này đã làm nổi bật vẻ đẹp của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn: hiên ngang, dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. - Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã làm sống lại một thời gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt của những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ. Tác giả đã đưa những hình ảnh hiện thực sinh động của cuộc sống chiến trường, ngôn ngữ giản dị, chân thực, giàu sức biểu cảm. // ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (Huy Cận) Dàn bài I.MB: -HC là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập thơ “Lửa thiêng”, là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ ca hiện đại VN. -“Đoàn thuyền đánh cá” viết giữa năm1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ đã khắc hoạ nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. II.TB: 1) Tổng: Bố cục theo trình tự một chuyến biển của đoàn thuyền đánh cá đồng thời cũng là sự vận động của tự nhiên theo thời gian của vũ trụ từ hoàng hôn đến bình minh, bài thơ tạo nên nhiều bức tranh đẹp, lộng lẫy trong không gian rộng lớn của trời biển và theo trình tự thời gian như trên. 2) Phân tích: a) Cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá khởi hành: (2 khổ đầu) - Mở đầu bài thơ: “Mặt trời sập cửa”->hai câu thơ tả cảnh hoàng hôn thật độc đáo , thú vị + So sánh, liên tưởng bất ngờ, kì vĩ : mặt trời như hòn lửa khổng lồ - Những lượn sóng dài như những then cài, đang cài then và đêm tối bao trùm trời đất như hai cánh của khổng lồ đang sập lại. + Hai vần trắc “lửa-cửa”liền nhau, nối nhau -> gây ấn tượng đột ngột, nhanh chóng của đêm tối bao trùm + Từ “lại”trong câu “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”-> đây là hoạt động, là công việc hằng ngày thường xuyên + Hình ảnh ẩn dụ “câu hát căng buồm” thật thơ mộng, khoẻ khoắn, lãng mạn -> niềm vui được làm chủ thiên nhiên, đất nước, làm chủ công việc mình yêu thích, gắn bó - Khổ thơ: “Hát rằng đoàn cá ơi” ->nội dung lời hát thể hiện ước mơ đánh bắt được thật nhiều được diễn đạt thật lãng mạn đàn cá bơi dọc bơi ngang trên biển như đan dệt vào tấm lưới +Các loài cá được miêu tả bằng sự quan sát ,liên tưởng bay bổng -> vẻ đẹp của tranh sơn mài lung linh, huyền ảo b) Cảnh đánh cá và cảnh biển đêm: (4 khổ tiếp theo) - Cảnh đoàn thuyền lướt êm trên biển đêm trăng và chuẩn bị đánh cá được tả như bức tranh lãng mạn hào hùng bằng hình ảnh đặc sắc “lái gió với buồm trăng”. Trăng, gió, mây hoà nhập với con thuyền, chuẩn bị bao vây, buông lưới “dàn đan thế trận” -> khẩn trương, phấn khởi, tự tin - Các loài cá được miêu tả bằng sự quan sát, liên tưởng bay bổng như vẻ đẹp của bức tranh sơn mài lung linh, huyền ảo trong bể cá khổng lồ: “Cá nhụ Hạ Long” Đề cương ôn tập HKI Ngữ văn 9 - 1819 11
  12. Phép liệt kê -> những loài cá khác nhau được gọi tên, được tả với những đặc điểm hình dáng và hoạt động cụ thể. Trí tưởng tượng chắp cánh cho hiện thực trở nên kì ảo, làm giàu thêm cái đẹp vốn có trong tự nhiên. - Cảnh lao động đánh cá được tả: “Ta hát bài ca trăng cao” “Sao mờ, cá nặng” ->Công việc nặng nhọc của người đánh cá đã thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên. =>Bút pháp lãng mạn và sức tưởng tượng phong phú của nhà thơ: Những hình ảnh được sáng tạo như trên có thể không hoàn toàn đúng như trong thực tế, nhưng đã làm giàu thêm cách nhìn cuộc sống, biểu hiện niềm say sưa, hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hoà hợp với thiên nhiên bằng công việc lao động của mình. c) Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về: (khổ cuối) - Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong ánh bình minh rực rỡ: +Vẫn “Câu hát căng buồm” ->chở niềm vui thắng lợi sau chuyến biển may mắn +Hình ảnh “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” -> hào hứng chạy đua cùng thời gian +Hình ảnh “mặt trời đội biển” ->đẹp, hùng vĩ, tráng lệ +Hình ảnh “mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” ->tượng tượng sáng tạo 3)Hợp: Âm điệu vang khoẻ, bay bổng, tràn đầy cảm hứng lãng mạn, màu sắc lung linh kì ảo, nhà thơ ngợi ca lao động, làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời. III.KB: “Đoàn thuyền đánh cá” là khúc tráng ca ngợi ca lao động tập thể và người lao động trong cảnh bát ngát của biển cả, vũ trụ và niềm vui cuộc sống mới của đất nước trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc. Đọc bài thơ HC đã đưa ta hoà trong cảnh trời biển bao la, cảm nhận con người trở nên hùng vĩ, lãng mạn. Trong cảnh biển đêm, một vùng thiên nhiên của Tổ quốc hiện lên thật giàu đẹp và thơ mộng. BẾP LỬA (Bằng Việt) Dàn bài I.MB: - BV thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ BV trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm và ước mơ của tuổi trẻ nên gần gũi với bạn đọc trẻ. - Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác 1963, khi ấy tác giả là sinh viên đang du học ở Liên Xô và mới bắt đầu đến với thơ. - Bài thơ gợi lại những kỉ niệm về người bà và tình bà cháu vừa sâu sắc, thấm thía vừa rất quen thuộc với mọi người. Đó là tình bà cháu và những kỉ niệm của nhà thơ trong thời thơ ấu. II.TB: 1) Tổng: Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, làm hiện lên hình ảnh bà với sự chăm sóc, lo toan, vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu. Từ kì niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý. Cuối cùng, người cháu muốn gửi niềm nhớ mong về bà. Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà. 2)Phân tích: a)Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu: -Sự hồi tưởng bắt đầu bằng hình ảnh: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.” Đề cương ôn tập HKI Ngữ văn 9 - 1819 12
  13. + Điệp ngữ “một bếp lửa”-> nhấn mạnh đối tượng khơi gợi cảm xúc, liên tưởng tình thương cháu. +“Bếp lửa ấp iu nồng đượm”- >hình ảnh gần gũi,thân thương, ấm áp, quen thuộc trong mỗigia đình VN từ bao đời. + Ấp iu - Từ ghép ( ấp iu và nâng niu) -> gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng của người nhóm lửa. + “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”-> thể hiện trực tiếp tình cảm và lòng biết ơn với bà vì bao vất vả, tần tảo, lo cho con cháu. -Từ đó, bài thơ gợi cả một thời thơ ấu bên người bà. Tuổi thơ ấy nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn: “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe,khô rạc ngựa gầy” + Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn của nạn đói 1945. + Tuổi thơ ấy có mối lo giặc tàn phá “Năm ấy giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” + Tuổi thơ ấy có những hoàn cảnh chung của nhiều gia đình VN trong kháng chiến: bó mẹ đi công tác, cháu sống trong sự cuu mang, dạy dỗ của bà -> sớm có ý thức tự lập, lo toan “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa” – “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc” -Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa: + Chỉ nhớ còn cay – Rồi sớm bà nhen + Bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học” ->Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp, là chỗ dựa tinh thần, là sự cưu mang đùm bọc, chi chích. + Bếp lửa quê hương- Bếp lửa tình bà cháu còn gợi thêm một liên tưởng khác- sự xuất hiện của tiếng chim tu hú: “Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế” “Tu hú ơi! .đồng xa?” ->Tiếng chim quen thuộc của những cánh đồng quê mỗi độ hè về, tiếng chim giục giã, khắc khoải khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong. b) Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa: - Hình ảnh người bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa: + Bà là người nhóm lửa và giữ cho ngọn lửa luôn ấm áp và tỏ sáng trong mọi gia đình. + Sự tần tảo, đức hi sinh chăm lo cho mọi người của bà được thể hiện trong một chi tiết rất tiêu biểu: “Mấy chục năm rồi, nồng đượm” + Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai, là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ và còn “ Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ” Đứa cháu năm xưa giờ lớn khôn, đã được chắp cánh bay xa, làm quen những điều mới lạ, những niềm vui rộng mở “Có ngọn khói niềm vui trăm ngả” nhưng không thể quên ngọn lửa của bà, tám lòng bà. Ngọn lửa đó thành kỉ niệm ->làm ấm lòng cháu, thành niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên chặng đường đời. Nhờ yêu bà, hiểu bà -> cháu thấu hiểu về dân tộc, về nhân dân, về đất nước mình: “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi – Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”. - Hình ảnh người bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa: + Điệp từ “bếp lửa”được nhắc lại rất nhiều lần và hiện diện cùng bếp lửa là hình ảnh người bà, người phụ nữ VN muôn thưở với vẻ đẹp tảo tần, nhẫn nại, yêu thương. Bếp lửa là tình bà Đề cương ôn tập HKI Ngữ văn 9 - 1819 13
  14. ấm, bếp lửa là tay bà chăm chút, bếp lửa gắn với khó khăn, gian khổ đời bà. Nhóm bếp lửa là nhóm niềm vui, sự sống, niềm yêu thương cho con cháu, cho mọi người. ->Nhà thơ cảm nhận trong hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc sự kì diệu , thiêng liêng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!” + Tác giả còn nhận ra một điều sâu xa: Bếp lửa được bà nhen lên không phải chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà chính là được nhen nhóm lê từ ngọn lửa trong lòng bà – ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niếm tin. Từ bếp lửa đã gợi đến ngọn lửavới ý nghĩa trừu tượng và khái quát: “Rồi sớm rồi chiều niềm tin dai dẳng ” =>Hình ảnh bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. 3)Hợp: Với kết cấu như một câu chuyện kể bằng thể thơ tám chữ, với hình tượng thơ vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, bài thơ chứa đựng một ý nghĩa triết lí thầm kín: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suột cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thuơng, gắn bó với gia đình quê hương, đó cũng là khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước. III.KB: Có thể nói “Bếp lửa” của Bằng Việt là bài thơ đã để lại tình cảm đẹp và sâu sắc trong lòng người đọc. Phải chăng với BV, những kỉ niệm về bà, tình bà cháu chắc hẳn sâu nặng lắm, thân thiết lắm nên mới đủ sức khơi nguồn cho dòng cảm xúc ấm nóng, để sáng tạo bài thơ đặc sắc như thế. Đọc bài thơ, hình như ta đang được sưởi chung với nhà thơ hơi lửa tình người giàu ân nghĩa, cao đẹp và thiêng liêng. Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!” (Trích Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2016, tr.144) Gợi ý làm bài *Giới thiệu: - Vài nét về tác giả Bằng Việt, bài thơ Bếp lửa, vị - Những suy ngẫm về bà. *Giới thiệu chung: Có thể nêu nhan đề bài thơ hoặc tình bà cháu; *Phân tích: - Nội dung: Người cháu suy ngẫm về bà và cuộc đời bà. + Hình ảnh người bà trong hồi ức của người cháu: . Người bà vất vả, tảo tần sớm hôm. . Người bà giàu đức hy sinh. . Người bà giàu tình yêu thương. Đề cương ôn tập HKI Ngữ văn 9 - 1819 14
  15. + Tình cảm chân thành, xúc động, thiết tha trìu mến của người cháu dành cho bà: . Từ việc lưu giữ những kỉ niệm cụ thể đến những cảm xúc dâng trào tha thiết và cuối cùng kết đọng lại thành tâm niệm, suy tư, điểm tựa tinh thần, thành nguồn cội để trở về của cuộc đời tâm hồn, . Tình cảm của người cháu đối với bà được nâng lên thành tình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc đối với gia đình, quê hương, đất nước. - Nghệ thuật: + Thể thơ tự do, âm điệu và từ ngữ nhẹ nhàng, giản dị mà giàu sức biểu cảm phù hợp với dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình. +Các biện pháp tu từ: điệp từ nhóm, từ ghép ấp iu, lặp cú pháp, đảo ngữ; kiểu câu cảm thán; đặc biệt là hình ảnh “bếp lửa” có ý nghĩa biểu tượng *Đánh giá: - Hình ảnh người bà tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam chịu nhiều vất vả, gian lao nhưng bền bỉ chịu đựng, hy sinh thầm lặng, vẫn chan chứa tấm lòng nhân hậu, thương yêu. Những kỉ niệm xúc động về người bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa nhỏ nhoi vẫn nồng ấm trong suốt tuổi thơ của cháu. - Chính tình cảm tốt đẹp mà bà dành cho cháu sẽ theo người cháu đến suốt cuộc đời, // ĐỒNG CHÍ (Chính Hữu) I.Mở bài: -Giới thiệu: +Tác giả Chính Hữu +Tác phẩm Đồng chí +Hoàn cảnh sáng tác: Đồng chí được viết năm 1948, thời kì kháng chiến chống Pháp -Đánh giá sơ bộ giá trị bài thơ Đồng chí II.Thân bài: 1.Tổng: Bài thơ theo thể tự do, có 20 dòng. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn sức mạnh của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm ở các dòng 7,17,20. 2.Phân tích: a.Cơ sở của tình đồng chí: - Bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khổ qua thành ngữ: “Nước mặn đồng chua”; “đất caỳ lên sỏi đá.”-> nông dân “xa lạ” từ khắp mọi miền đất nước, tập hợp thành đội quân cách mạng. - Nảy sinh từ cùng nhiệm vụ chiến đấu, chung lí tưởng: “ Súng bên súng, đầu sát bên đầu”-> hình ảnh hoán dụ - Nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, là mối tình tri kỉ: “Đêm rét ”-> hình ảnh cụ thể, giản dị, gợi cảm. -“Đồng chí”->câu gồm 2 tiếng + dấu chấm cảm là một nốt nhấn, vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định tình đồng chí gắn bó, keo sơn giữa những người đồng đội, là sự gắn kết giữa đoạn 1 và đoạn 2 b.Những biểu hiện của tình đồng chí: - Cảm thông sâu xa tâm tư, nỗi lòng: +“Ruộng nương anh nhớ người ra lính” ->hình ảnh gần gũi, quen thuộc, gắn bó với người lính. +“Mặc kệ”-> hi sinh tình nhà lo việc nước thật giản dị, cảm động. -Sẻ chia những gian lao, thiếu thốn : +“Anh với tôi chân không giày” Đề cương ôn tập HKI Ngữ văn 9 - 1819 15
  16. ->hình ảnh chân thực, câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau: sự gắn bó, đồng cảm. +“Thương nhau bàn tay”-> Hình ảnh thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng và sức mạnh của tình cảm ấy. c.Ba câu kết: Bức tranh đẹp về tình đồng đội, đồng chí; vẻ đẹp tinh thần hòa quyện giữa hiện thực và lãng mạn “Đầu súng trăng treo” -Trong bức tranh nổi bật trên nền cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng và vầng trăng. -Đầu súng trăng treo là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích của chính tác giả ->mang nhiều ý nghĩa biểu tượng, được gợi lên từ những liên tưởng phong phú. 3.Hợp: Bài thơ về tình đồng chí, hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạngcụ thể: xuất thân là người nông dân; Trải qua gian lao, thiếu thốn; Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí, đồng đội sâu sắc. III.Kết bài -Nghệ thuật: Thể thơ tự do, các biện pháp tu từ đặc sắc hoán dụ, ẩn dụ; với những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. -Nội dung: Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí, đồng đội của họ. -Bài học nhận thức-hành động. .// . Đề bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp người lính trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp qua đoạn thơ sau: “ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. (Trích Đồng chí– Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục – 2016, tr. 128 – 129 ) Gợi ý làm bài *Nêu vấn đề cần nghị luận: - Vài nét về tác giả Chính Hữu, bài thơ Đồng chí, vị trí đoạn thơ. - Vẻ đẹp của người lính trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. *Giới thiệu chung: Có thể giải thích nhan đề bài thơ Đồng chí hoặc nêu chung về vẻ đẹp của người lính trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, *Phân tích: - Nội dung: + Người lính ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mái tranh nghèo, người thân, + Ruộng nương, gian nhà chẳng có gì đáng giá nhưng vẫn gây nỗi nhớ nhung lưu luyến, lạ thường, + Người lính ra đi vẫn nặng tình đối với quê hương, không nói người lính nhớ mà nói quê hương nhớ là cách để chế ngự tình cảm vì sự nghiệp chung. + Những biểu hiện tạo nên sức mạnh của tình đồng chí, Đề cương ôn tập HKI Ngữ văn 9 - 1819 16
  17. Tóm lại,tình đồng chí, đồng đội đã giúp người lính vượt qua những khó khăn, thử thách để hoàn thành nhiệm vụ, - Nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ bình dị, hình ảnh gần gũi quen thuộc, các biện pháp tu từ đã thể hiện tình cảm chân thành gắn bó giữa những người lính trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. *Đánh giá chung - Hình ảnh đẹp về người nông dân mặc áo lính: có lí tưởng, lòng yêu nước, tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó, - Thế hệ trẻ cần kế thừa và phát huy những phẩm chất tốt đẹp bằng những hành động cụ thể, // ÁNH TRĂNG (Nguyễn Duy .Gợi ý làm bài - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Năm 1978, ba năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất. Con người đã qua thời đạn bom, sống trong hòa bình, cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ hơn, người ta có thể vô tình lãng quên quá khứ gian khổ, nghĩa tình. - Cảm nhận và suy nghĩ về vẻ đẹp của vầng trăng, với những kỉ niệm nghĩa tình trong quá khứ. + Ánh trăng là hình ảnh của thiên hiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn tri kỉ suốt thời tuổi thơ rồi chiến tranh ở rừng. + Vầng trăng trong quá khứ là người bạn bình dị, hiền hậu, nghĩa tình, trong sáng và thủy chung. Là quá khứ nguyên vẹn chẳng thể phai mờ. +Vầng trăng là thiên nhiên, đất nước, là vẻ đẹp vĩnh hằng của sự sống. + Là nhân chứng nghĩa tình, hiền hậu, bao dung và cũng rất nghiêm khắc để con người phải “giật mình” thức tỉnh lương tâm. Nó có tác động khách quan dễ làm thay đổi nhận thức, cách sống của con người. +Vâng trăng vừa là hình ảnh nhân hóa, vừa là hình ảnh ẩn dụ mang nghĩa tượng trưng. - Cảm nhận và suy nghĩ về sự thay đổi nhận thức của con người do tác động khách quan của vầng trăng. + Quy luật phát triển tâm lí con người được nhà thơ phản ánh rất sinh động và tự nhiên qua giọng thơ trữ tình. Người bạn tri kỉ trong quá khứ đã bị lãng quên, bị coi như người xa lạ. + Hoàn cảnh, tình huống bất ngờ “thình lình đèn điện tắt” để “đột ngột vầng trăng tròn” xuất hiện chợt con ngườ nhận ra sự vô tình, vô nghĩa của mình. + Cảm xúc rưng rưng trước người bạn đầy tình nghĩa, thủy chung là một sự thức tỉnh chân thành để thấm thía hơn về cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, nghĩa tình, để từ đó rút ra bài học về cách sống ân nghĩa, thủy chung, về lòng biết ơn trong cuộc sống. - Bài thơ đánh thức lương tâm mỗi người bằng câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, khi ngân nga, thiết tha cảm xúc, lúc trầm lắng, đầy ắp suy tư truyền đến người đọc tình cảm chân thành tha thiết, hướng đến những điều tốt đẹp. // Đề cương ôn tập HKI Ngữ văn 9 - 1819 17
  18. Đề cương ôn tập HKI Ngữ văn 9 - 1819 18