Đề cương ôn tập kiến thức môn Sinh học Lớp 7
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiến thức môn Sinh học Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kien_thuc_mon_sinh_hoc_lop_7.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập kiến thức môn Sinh học Lớp 7
- ÔN TẬP KIẾN THỨC SINH 7 Bài ẾCH ĐỒNG A. Lý thuyết LỚP LƯỠNG CƯ Lớp Lưỡng cư bao gồm những động vật như ếch, nhái, ngóe, chẫu, cóc có đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn I. ĐỜI SỐNG - Ếch sống ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước (ao, đầm nước ). Chúng thường đi kiếm mồi vào ban đêm. - Mồi là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc - Ếch ẩn trong hang qua mùa đông (hiện tượng trú đông). - Ếch là động vật biến nhiệt. II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN 1. Di chuyển Ếch có 2 cách di chuyển là nhảy trên cạn và bơi dưới nước. - Khi trên cạn ếch ngồi, chi sau gập dạng chữ Z, lúc nhảy lên chi sau duỗi thẳng tạo lực giúp ếch nhảy cóc trên mặt đất. - Ếch bơi dưới nước: Chi sau đẩy nước, chi trước bẻ lái, ếch bơi dễ dàng trong nước. Bảng : Các đặc điểm thích nghi với đời sống của ếch Đặc điểm hình dạng và cấu tạo Thích nghi với đời sống ngoài ở nước ở cạn Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân Giảm sức cản thành một khối thuôn nhọn về của nước khi phía trước bơi Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao Khi bơi ếch vừa trên đầu thở vừa quan sát Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ Giúp hô hấp thấm khí trong nước dễ dàng Mắt có mi giữ nước mắt do Bảo vệ mắt khỏi bị tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, khô, nhận biết âm mũi thông khoang miệng thanh Chi năm phần có ngón chia đốt, Thuận lợi cho sự linh hoạt di chuyển
- Các chi sau có màng bơi căng Tạo thành giũa các ngón (giống chân vịt) chân bơi để đẩy nước III. SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN - Ếch trưởng thành, đến mùa sinh sản (vào cuối xuân, sau những trận mưa rào đầu hạ) ếch đực kêu “gọi ếch cái” để “ghép đôi”. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái và tìm đến bờ nước để đẻ. - Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh đến đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài (1). Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày (2) nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc (3). Trải qua một quá trình biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn (4, 5) để trở thành ếch con (6). B. Trắc nghiệm Câu 1. Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là đúng? A. Phát triển không qua biến thái. B. Sinh sản mạnh vào mùa đông. C. Nguồn thức ăn chính là rêu và tảo. D. Đẻ trứng và thụ tinh ngoài. Câu 2. Ý nào sau đây đúng khi nói về hệ tuần hoàn của ếch đồng? A. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. B. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn. C. Tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. D. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn. Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh sản của ếch đồng? A. Ếch đồng đực có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài. B. Ếch đồng đực không có cơ quan giao phối, thụ tinh trong. C. Ếch đồng cái đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài. D. Ếch đồng cái đẻ con, ếch đồng đực không có cơ quan giao phối. Câu 4: Các di chuyển của ếch đồng là a. Nhảy cóc b. Bơi c. Co duỗi cơ thể d. Nhảy cóc và bơi Câu 5: Đặc điểm ếch là đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước giúp ếch thích nghi với môi trường sống a. Ở cạn b. Ở nước c. Trong cơ thể vật chủ d. Ở cạn và ở nước bài ĐA DẠNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG LỚP LƯỠNG CƯ
- A. Lý thuyết I. ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. Ở Việt Nam đã phát hiện 147 loài. Chúng đều có da trần (thiếu vảy), luôn luôn ẩm ướt và dễ thấm nước. Sự sinh sản thường lệ thuộc vào môi trường nước ngọt. Lưỡng cư được phân làm 3 bộ: 1.Bộ Lưỡng cư có đuôi: Đại diện là Cá cóc Tam Đảo có thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau. Hoạt động chủ yếu về ban ngày. 2.Bộ Lưỡng cư không đuôi: Có số lượng loài lớn nhất trong lớp. Đại diện là ếch đồng có thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước. Những loài phổ biến trong bộ: ếch cây, ễnh ương, và cóc nhà. Đa số loài hoạt động về đêm. 3. Bộ Lưỡng cư không chân: Đại diện là ếch giun, thiếu chi, có thân dài giống như giun, song có mắt, miệng có răng và có kích thước lớn hơn giun. Chúng có tập tính chui luồn trong hang. Hoạt động cả ngày lẫn đêm. II. ĐA DẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ TẬP TÍNH - Một số đại diện Lưỡng cư điển hình ở Việt Nam Bảng: Một số đặc điểm sinh học của Lưỡng cư Tên đại diện Đặc điểm nơi sống Hoạt động Tập tính tự vệ 1. Cá cóc Sống chủ yếu trong Chủ yếu hoạt Trốn chạy, Tam Đảo nước động về ban đêm ẩn nấp 2.Ễnh ương Ưa sống ở nước Ban đêm Dọa nạt lớn hơn 3. Cóc nhà Ưa sống trên cạn Chiều và đêm Tiết nhựa hơn độc 4. Ếch cây Chủ yếu sống trên Chủ yếu về ban Trốn chạy, cây, bụi cây đêm ẩn nấp 5. Ếch giun Sống chui luồn Cả ngày và đêm Trốn chạy, trong hang đất xốp ẩn nấp III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LƯỠNG CƯ Lưỡng cư là những động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: - Da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng bốn chi. - Hô hấp bằng phổi và da - Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha - Là động vật biến nhiệt - Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.
- IV. VAI TRÒ CỦA LƯỠNG CƯ - Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp. + Lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm. + Lưỡng cư còn tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh như ruồi muỗi - Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, làm thuốc, là động vật thí nghiệm + Thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản + Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em + Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật. + Ếch đồng là vật thí nghiệm trong lí sinh học Ếch làm thí nghiệm - Hiện nay số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt để làm thực phẩm, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế. B. Trắc nghiệm Câu 1: Trên thế giới có bao nhiêu loài Lưỡng cư a. 1000 loài b. 2000 loài c. 3000 loài d. 4000 loài Câu 2: Lớp Lưỡng cư chia làm mấy bộ a. 2 bộ là Bộ Lưỡng cư có đuôi và Bộ Lưỡng cư không đuôi b. 2 bộ là Bộ Lưỡng cư không đuôi và Bộ Lưỡng cư không chân c. 2 bộ là Bộ Lưỡng cư có đuôi và Bộ Lưỡng cư không chân d. 3 bộ là Bộ Lưỡng cư có đuôi, Bộ Lưỡng cư không đuôi và Bộ Lưỡng cư không chân Câu 3: Bộ Lưỡng cư nào có số lượng loài lớn nhất a. Bộ Lưỡng cư có đuôi b. Bộ Lưỡng cư không đuôi c. Bộ Lưỡng cư không chân d. Bộ Lưỡng cư có chân Câu 4: Bộ Lưỡng cư có đuôi có đặc điểm a. Hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau b. Hai chi sau dài hơn hai chi trước c. Thiếu chi d. Hai chi trước dài hơn hai chi sau bài THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI A. Lý thuyết
- I. ĐỜI SỐNG - Thằn lằn bóng đuôi dài, ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng. Có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất - Chúng bắt mồi về ban ngày, chủ yếu là sâu bọ. - Chúng thở bằng phổi - Thằn lằn bóng đuôi dài vẫn còn là động vật biến nhiệt. Trú đông trong các hang đất khô - Sinh sản: Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối. Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của thằn lằn cái (thụ tinh trong). Thằn lằn cái đẻ từ 5 – 10 trứng vào các hốc đất khô ráo. Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng. Thằn lằn mới nở đã biết đi tìm mồi. Bảng : So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn và ếch đồng Đặc điểm đời Thằn lằn Ếch đồng sống 1. Nơi sống Sống và bắt mồi ở nơi Sống và bắt mồi ở nơi ẩm và hoạt động khô ráo ướt cạnh các khu vực nước 2. Thời gian Bắt mồi về ban ngày Bắt mồi vào lúc chập tối hay kiếm ăn ban đêm 3. Tập tính - Thích phơi nắng - Thường ở những nơi tối - Trú đông trong hoặc có bóng râm các hốc đất khô ráo - Trú đông trong các hốc đất ẩm bên vực nước II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN 1. Cấu tạo ngoài Thằn lằn bóng đuôi dài có bốn chi ngắn, yếu với năm ngón chân có vuốt. Da khô có vảy sừng bao bọc. Cổ dài nên đầu có thể quay về các phía, mắt có mi cử động, màng nhĩ nằm ở trong hốc tai ở hai bên đầu. Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn STT Đặc điểm thích Ý nghĩa thích nghi nghi 1 Da khô có vảy Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể sừng bao bọc 2 Có cổ dài Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng 3 Mắt có mi cử động, Bảo vệ mắt, có nước mắt để giữ cho mắt có nước mắt không bị khô
- 4 Màng nhĩ nằm Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động trong hốc tai âm thanh vào màng nhĩ 5 Thân dài, đuôi rất Động lực chính của sự di chuyển dài 6 Bàn chân có 5 Tham gia di chuyển trên cạn ngón vuốt Thằn lằn bóng đuôi dài có cấu tạo thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn. Da khô có vảy sừng; cổ dài, mắt có mi cử động và tuyến lệ; màng nhĩ nằm trong hốc tai. Đuôi và thân dài; chân ngắn, yếu, có vuốt sắc. 2. Di chuyển Khi di chuyển thân và đuôi thằn lằn uốn mình liên tục. Sự co, duỗi của thân và đuôi với sự hỗ trợ của chi trước, chi sau (cả hai còn ngắn, yếu) và vuốt sắc của chúng tác động vào đất làm con vật tiến lên phía trước. B. Trắc nghiệm Câu 1: Đặc điểm nào của thằn lằn có giúp ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể a. Da khô có vảy sừng bao bọc b. Mắt có mi cử động, có nước mắt c. Có cổ dài d. Màng nhĩ nằm trong hốc tai Câu 2: Cơ quan hô hấp của thằn lằn là a. Mang b. Da c. Phổi d. Da và phổi Câu 3: Thằn lằn bóng đuôi dài là a. Động vật biến nhiệt b. Động vật hằng nhiệt c. Động vật đẳng nhiệt d. Không có nhiệt độ cơ thể Câu 4: Đặc điểm sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài a. Thụ tinh ngoài b. Thụ tinh trong c. Phân chia cơ thể d. Kí sinh qua nhiều vật chủ BÀI: CẤU TẠO TRONG THẰN LẰN A. Lý thuyết I. BỘ XƯƠNG
- Bộ xương thằn lằn có 3 phần: - Xương đầu - Xương thân. Cột sống dài, có 8 đốt sống cổ, có các xương sườn tạo thành lồng ngực - Xương chi gồm xương đai và các xương chi Bộ xương thằn lằn tiến hóa hơn ở ếch đồng và phù hợp với sống trên cạn - Có các xương sườn tạo lồng ngực giúp thằn lằn hô hấp - Số lượng đốt sống cổ lớn hơn (8 đốt thay vì 1 đốt ở ếch) - Cột sống dài, có đốt sống đuôi dài phù hợp di chuyển trên cạn - Đai chi trước khớp với cột sống khiến chi trước cử động linh hoạt II. CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG 1. Tiêu hóa Các cơ quan trong hệ tiêu hóa của thằn lằn có sự thay đổi so với ếch: - Ống tiêu hóa đã phân hóa rõ hơn, ruột già chứa phân đặc do có khả năng hấp thu lại nước. 2. Tuần hoàn và hô hấp - Hệ tuần hoàn Thằn lằn cũng có 2 vòng tuần hoàn, tim xuất hiện vách ngăn hụt ngăn tạm thời tâm thất thành 2 nửa (tim 4 ngăn chưa hoàn toàn) nên máu ít bị pha hơn - Hệ hô hấp + Sống hoàn toàn trên cạn nên phổi là cơ quan hô hấp duy nhất của thằn lằn. So với phổi ếch, phổi thằn lằn có cấu tạo phức tạp hơn, có nhiều vách ngăn và mao mạch bao quanh. + Sự thông khí ở phổi (hít, thở) là nhờ sự xuất hiện của các cơ liên sườn. Khi các cơ này co đã làm thay đổi thể tích của lồng ngực - Cấu tạo của hệ tuần hoàn và hô hấp như vậy là phù hợp với hoạt động đòi hỏi cung cấp nhiều năng lượng khi di chuyển trên cạn, nhưng còn chưa hoàn thiện nên thằn lằn vẫn là động vật biến nhiệt. 3. Bài tiết Thằn lằn có thận sau (hậu thận) tiến bộ hơn thận giữa của ếch, có khả năng hấp thu lại nước. Nước tiểu đặc. III. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN Hệ thần kinh của thằn lằn phát triển hơn so với của ếch, có não trước và tiểu não phát triển liên quan với đời sống và hoạt động phức tạp hơn. - Tai có màng nhĩ nằm sâu trong một hốc nhỏ tương tự ống tai ngoài nhưng chưa có vành tai. - Mắt cử động rất linh hoạt, có thể quan sát dễ dàng con mồi ngay khi đầu giữ bất động. Mắt có mi mắt và tuyến lệ, ngoài 2 mi trên dưới, mắt thằn lằn còn có mi thứ 3 mỏng rất linh hoạt, đảm bảo cho mắt khỏi khô mà vẫn nhìn thấy được. B. Trắc nghiệm Câu 1: Bộ xương thằn lằn chia làm mấy phần
- a. 2 phần là xương đầu và xương thân b. 2 phần là xương đầu và xương chi c. 2 phần là xương thân và xương chi d. 3 phần là xương đầu, xương thân và xương chi Câu 2: Thằn lằn có bao nhiêu đốt sống cổ a. 1 đốt b. 5 đốt c. 8 đốt d. 10 đốt Câu 3: Cơ quan tiêu hóa nào của thằn lằn giúp hấp thu lại nước a. Dạ dày b. Thận c. Gan d. Ruột già BÀI ĐA DẠNG VÀ ĐỰC ĐIỂM CHUNG BÒ SÁT A. Lý thuyết I. ĐA DẠNG CỦA LỚP BÒ SÁT - Trên thế giới có khoảng 6 500 loài bò sát. Ở Việt Nam đã phát hiện 271 loài. Chúng có da khô, vảy sừng bao bọc và sinh sản trên cạn. - Bò sát hiện nay được xếp vào 4 bộ: bộ Đầu mỏ, bộ Có vảy (chủ yếu gồm những loài sống ở cạn), bộ Cá sấu (sống vừa ở nước vừa ở cạn) và bộ Rùa gồm một số loài rùa cạn, một số loài rùa nước ngọt (sống vừa ở nước vừa ở cạn), ba ba sống chủ yếu ở nước ngọt, rùa biển sống chủ yếu ở biển. II. CÁC LOÀI KHỦNG LONG 1. Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long Tổ tiên của bò sát đã được hình thành cách đây khoảng 280 – 230 triệu năm. Sau đó, do gặp những điều kiện thuận lợi, bò sát cổ đã phát triển mạnh mẽ. Đây là thời kì phồn thịnh nhất của bò sát, được gọi là Thời đại Bò sát hoặc Thời đại Khủng long. Trong thời đại Khủng long có nhiều loài bò sát to lớn, hình thù kì lạ, thích nghi với những môi trường sống có điều kiện sống rất khác nhau. 2. Sự diệt vong của khủng long - Cách đây khoảng 65 triệu năm, khi đó trên Trái Đất đã xuất hiện chim và thú. Chim và thú có cỡ nhỏ hơn khủng long, song sức sống cao và hoạt động mạnh mẽ hơn, có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định không phụ thuộc vào môi trường (động vật hằng nhiệt). Chúng có số lượng đông và nhiều loài đã phá hoại trứng khủng long. Thậm chí nhiều loài thú ăn thịt đã tấn công cả khủng long ăn thực vật - Lúc đó khí hậu Trái Đất đang nóng bỗng trở nên lạnh đột ngột, cùng với những thiên tai như núi lửa, khói bụi che phủ bầu trời Trái Đất trong nhiều năm ảnh hưởng tới sự quang hợp của thực vật, thiên thạch va vào Trái Đất, khủng long cỡ lớn thiếu chỗ trú thích hợp để tránh rét, thiếu thức ăn, đã bị tiêu diệt hàng loạt. Chỉ còn một số loài cỡ nhỏ hơn nhiều so với khủng long như thằn lằn, rắn, rùa, cá sấu còn tồn tại đến ngày nay.
- III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BÒ SÁT Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn: da khô, vảy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt. IV. VAI TRÒ - Đại bộ phận bò sát có ích cho nông nghiệp vì tiêu diệt sâu bọ có hại như đa số thằn lằn, gặm nhấm (chuột), như đa số rắn. - Có giá trị thực phẩm đặc sản (ba ba), dược phẩm (rượu rắn, mật trăn, nọc rắn, yếm rùa ), sản phẩm mĩ nghệ (vảy đồi mồi, da thuộc của trăn và rắn ). Vì thế bò sát cần được bảo vệ và gây nuôi những loài quý. B. Trắc nghiệm Câu 1: Bò sát được chia thành mấy bộ a. 2 bộ b. 3 bộ c. 4 bộ d. 5 bộ Câu 2: Đặc điểm của bộ Rùa là a. Hàm không có răng, có mai và yếm b. Hàm có răng, không có mai và yếm c. Có chi, màng nhĩ rõ d. Không có chi, không có màng nhĩ Câu 3: Loài bò sát to lớn nhất là a. Thằn lằn b. Rùa c. Cá sấu d. Khủng long Câu 4: Bò sát có bao nhiêu loài a. 1500 loài b. 2500 loài c. 4500 loài d. 6500 loài PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1 Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước? Lời giải: - Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước giảm sức cản của nước. - Da phủ chất nhày giảm ma sát khi bơi. - Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) thích nghi với hoạt động bơi lội.
- Câu 2: Hãy nêu đặc điểm chung của lưỡng cư về: môi trường sống, da, cơ quan di chuyển, hệ tuần hoàn, sự sinh sản, sự phát triển cơ thể, đặc điểm nhiệt độ cơ thể. Lời giải: - Môi trường sống: vừa ở nước vừa ở cạn - Da: da trần, ẩm ướt - Cơ quan di chuyển: di chuyển bằng 4 chi - Hệ tuần hoàn: tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha - Sự sinh sản: thụ tinh ngoài, trong môi trường nước - Sự phát triển cơ thể: nòng nọc phát triển qua biến thái - Đặc điểm nhiệt độ cơ thể: là động vật biến nhiệt Câu 3: Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng. Lời giải: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn: - Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước. - Cổ dài: tăng khả năng quan sát. - Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt. - Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển. - Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ. - Thân dài, đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển. Câu 4: Nêu rõ hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác với của ếch Lời giải: - Giống: tim 3 ngăn (2 nhỉ, 1 thất), máu đi nuôi cơ thể là máu pha. - Khác nhau: Thằn lằn Ếch - Tim 3 ngăn không có vách - Tim 3 ngăn, xuất hiện vách ngăn hụt ngăn hụt - Máu đi nuôi cơ thể là máu - Máu đi nuôi cơ thể ít pha pha hơn