Đề khảo sát chất lượng Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Lê Lợi

pdf 2 trang thuongdo99 5410
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_ngu_van_lop_6_truong_thcs_le_loi.pdf

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Lê Lợi

  1. ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 6 Họ tên và chữ kí giám thị : MÔN: TIẾNG VIỆT Thời gian làm bài: 60 phút Giám thị 1 : Họ và tên học sinh : Ngày sinh : Nam (nữ): Giám thị 2 : Học sinh trường Tiểu học : Số báo danh : Phòng KT: Số phách : ( Thí sinh làm bài vào đề ) Điểm thi : Giám khảo 1 : Số phách : (Bằng chữ : ) Giám khảo 2 : Bài 1: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “(1)Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp.(2)Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu.(3)Tôi dụi mắt.(4)Những sắc vàng động đậy.(5)Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non.(6)Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó.(7)Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.” (Theo Nguyễn Phan Hách, Kì diệu rừng xanh) 1/ Liệt kê các đại từ có trong đoạn văn trên: 2/ Câu (5) và (6) trong đoạn văn được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào ? Chỉ ra những từ ngữ thể hiện phép liên kết đó. 3/ Theo em, “những sắc vàng động đậy” trong đoạn văn chỉ cái gì ? Cách nói như vậy thể hiện điều gì ? 4/ Tìm từ đồng nghĩa với từ “rực” được dùng trong câu (7): 5/ Từ “vạt” trong câu (7) được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Đặt 1câu có từ “vạt” được dùng với nghĩa chuyển. 6/ Xác định câu ghép có trong đoạn văn: 7/ Vì sao Nguyễn Phan Hách lại gọi rừng khộp là “cái giang sơn vàng rợi” ? Bài 2: Sắp xếp các từ sau đây thành hai nhóm : Từ ghép và từ láy. Nhỏ nhoi, nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ, mong ngóng, mong mỏi, mong muốn, tươi tốt, tươi tắn, học hành, mặt mũi. Từ ghép: ,,,,,,,,,,, Từ láy:
  2. Học sinh không viết vào phần gạch chéo này ! Bài 3: Gạch chân dưới các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau. a. Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. b. Tiếng chim chóc nô đùa vang động cả núi rừng. Bài 4: Trong bài thơ “Mùa hoa bưởi”, nhà thơ Tô Hùng có viết: Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương. Tại sao trong câu thơ tác giả lại dùng từ “rắc” mà không dùng từ “rơi” hoặc “rụng” ? Bài 5: Khổ thơ thứ 3 trong bài thơ “Cao Bằng” (TV5,tập 2), nhà thơ Trúc Thông có viết: Rồi đến chị rất thương Rồi đến em rất thảo Ông lành như hạt gạo Bà hiền như suối trong. Hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu, trình bày cảm nhận của em về phẩm chất tốt đẹp của con người Cao Bằng qua đoạn thơ trên.