Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Kim Yến
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Kim Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2020_2021_di.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Kim Yến
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN: NGỮ VĂN 6 Năm học 2020 - 2021 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 6/11/ 2020 ĐỀ SỐ Câu 1(5 điểm). Cho đoạn trích sau: “Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng đã sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.” (Ngữ văn 6, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam) a. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Xác định ngôi kể của đoạn trích? b. Giải nghĩa từ “Gia tài”. c. Nêu ý nghĩa chi tiết niêu cơm thần trong văn bản có đoạn trích trên? d. Em hãy chỉ ra hai cụm danh từ và phân tích mô hình cấu tạo của hai cụm danh từ đó trong câu văn sau : “Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.” Câu 2 (5 điểm). Học sinh chọn một trong hai đề sau để làm bài: Đề 1: Kể lại truyện “Thánh Gióng” bằng lời văn của em. Đề 2: Kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng lời văn của em. Chúc các em làm bài thi tốt!
- UBND QUẬN LONG BIÊN MỤC TIÊU, MA TRẬN TRƯỜNG THCS ĐT VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 6/11/ 2020 ĐỀ SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kiểm tra kiến thức của học sinh về các văn bản, các đơn vị kiến thức tiếng Việt đã được học từ tuần 1 đến hết tuần 7. - Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh (văn kể chuyện) 2. Kĩ năng: - Kiểm tra kĩ năng làm bài, vận dụng các kiến thức đã học theo cách thức kiểm tra đánh giá mới. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức làm bài, học bài nghiêm túc, trung thực, có hiệu quả 4. Năng lực: tổng hợp, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ, cảm thụ, tưởng tượng, phân tích II. MA TRẬN ĐỀ : TT Cấp độ tư duy Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng Tổng Chủ đề cao 1 Tác giả, tác phẩm, 3 4 thể loại, phương thức Văn biểu đạt 1,5 Ý nghĩa chi tiết, hình 1 ảnh . 1,5 3 2 Từ, từ loại, cụm 1 2 3 Tiếng từ . 0,5 1,5 2 Việt 3 TLV Văn tự sự 1 1 5 5 Tổng số câu 4 3 1 8 Tổng số điểm 2 3 5 10 Tỉ lệ % 20% 30% 50% 100%
- UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS ĐT VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN 6 ĐỀ SỐ Câu Nội dung Điểm Câu 1. a. Đoạn trích trên thuộc văn bản: Thạch Sanh 0.5 điểm - Thể loại: Truyện cổ tích 0.5 điểm - Ngôi kể: Ngôi thứ 3 0.5 điểm b. Gia tài: của cải riêng của một người, một gia đình. 0.5 điểm c. Ý nghĩa tượng trưng của niêu cơm thần: - Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết 0,5 điểm lại đầy làm quân mười tám nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục. - Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc 0.5 điểm của quân sĩ mười tám nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. - Niêu cơm thần kì tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu 0,5 điểm chuộng hòa bình của nhân dân ta. d. HS tìm được hai trong số ba cụm danh từ sau: 0.5 điểm - một túp lều cũ - cả gia tài - một lưỡi búa của cha để lại. (HS chỉ ra mỗi cụm danh từ được 0.25 điểm) * Phân tích mô hình cấu tạo: 1 điểm Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau một túp lều cũ cả gia tài một lưỡi búa của cha để lại (HS phân tích đúng cấu tạo mỗi cụm danh từ được 0.5 điểm) a. Yêu cầu: Câu 2 *Hình thức: - Đúng thể loại văn tự sự, đúng ngôi kể - Bài rõ bố cục, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không sai chính tả, ngữ pháp, diễn đạt. *Nội dung: Các đề cần đảm bảo nội dung sau: Đề 1: - Mở bài: Giới thiệu câu chuyện sẽ kể. - Thân bài: Kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện (theo trình tự thời gian và diễn biến các sự việc). + Sự ra đời kì lạ của Gióng + Gióng cất tiếng nói đòi đánh giặc và nhận trách nhiệm đánh giặc.
- + Gióng lớn nhanh như thổi. + Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc. + Gióng đánh tan giặc. + Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời. + Vua lập đền thờ phong danh hiệu. + Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng. - Kết bài: Nêu ý nghĩa về bài học rút ra từ câu chuyện. Đề 2: - Mở bài: Giới thiệu câu chuyện sẽ kể. - Thân bài: Kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện (theo trình tự thời gian và diễn biến các sự việc). + Vua Hùng kén rể + Hai thần đến cầu hôn. + Vua ra điều kiện cố ý thiên lệch cho Sơn Tinh + Sơn Tinh đến trước được vợ, Thủy Tinh đến sau mất Mị Nương, đuổi theo để cướp nàng. + Trận đánh dữ dội giữa hai vị thần: kết quả Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua -> Rút quân + Hàng năm, hai thần vẫn kịch chiến, Thủy Tinh đều thất bại -> rút lui. - Kết bài: Nêu ý nghĩa về bài học rút ra từ câu chuyện. b. Biểu điểm: - Đáp ứng đủ yêu cầu trên, hành văn lưu loát, thể hiện tình cảm với đối tượng; có thể đôi chỗ diễn đạt còn vụng về hoặc sai sót nhỏ về chữ viết 5 điểm nhưng không ảnh hưởng đến nội dung - Bài cơ bản đạt yêu cầu trên, nhất là về nội dung; có một vài sai sót nhỏ nhưng không ảnh hưởng đáng kể, diễn đạt lưu loát, rõ ràng; hoặc 4 điểm đạt 2/3 yêu cầu về nội dung nhưng văn viết có cảm xúc, sai ít lỗi chính tả hoặc dùng từ. - Bài đạt ½ yêu cầu trên, về nội dung có thể sơ sài nhưng phải đủ các ý chính; diễn đạt chưa tốt nhưng không mắc quá nhiều lỗi thông thường. 3 điểm - Bài cơ bản chưa đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt quá kém, không thể hiện được nội dung hoặc chỉ thực hiện được 1/3 số ý, hoặc mắc quá nhiều lỗi diễn đạt về từ và câu. 1-2 điểm - Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn. (Căn cứ vào các thang điểm, tuỳ thuộc bài viết của HS, GV có thể cho 0 điểm mức điểm còn lại) BGH duyệt Tổ trưởng Nhóm trưởng Người ra đề Nguyễn Thị Thanh Thủy Nguyễn Thị Hồng Khanh Đinh Thị Kim Yến