Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT huyện Thới Lai (Có đáp án)

doc 4 trang Đăng Bình 05/12/2023 1670
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT huyện Thới Lai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2016_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT huyện Thới Lai (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 6 Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp Cộng chủ đề độ Cấp độ cao thấp I.ĐỌC – HIỂU Xác định tên Văn bản bài thơ, tên tác Lượm giả. Số câu Số câu : 1.0 Số câu :1.0 Số điểm Số điểm:1.0 Số điểm : 1.0 Tỉ lệ % Tỉ lệ : 10 % Tỉ lệ : 10% Tiếng Việt Tìm phép so So sánh sánh và chỉ ra phép so sánh Số câu Số câu : 1.0 Số câu : 1.0 Số điểm Số điểm :2.0 Số điểm :2.0 Tỉ lệ % Tỉ lệ : 20 % Tỉ lệ: 20% II. LÀM VĂN Biết vận dụng Văn tả cảnh kiến thức, kĩ năng để viết bài văn tả cảnh Số câu Số câu : 1.0 Số câu : 1.0 Số điểm Số điểm : 7.0 Số điểm : 7.0 Tỉ lệ % Tỉ lệ : 70% Tỉ lệ : 70% Tổng số câu Số câu : 1.0 Số câu : 1.0 Số câu : 1.0 Số câu : 3.0 Tổng số điểm Số điểm:1.0 Số điểm: 2.0 Số điểm :7.0 Số điểm:10.0 Tỉ lệ % Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ % : 70% Tỉ lệ : 100%
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II HUYỆN THỚI LAI Năm học 2016 – 2017 MÔN: NGỮ VĂN - Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể phát đề. I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng ’’ (Ngữ văn 6, tập 2, trang 75, NXBGD 2012) Câu 1 (1,0 điểm) Đoạn thơ trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Câu 2 (2,0 điểm) Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Chép lại những dòng thơ sử dụng biện pháp tu từ ấy. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Hãy viết bài văn miêu tả quang cảnh trường em giờ ra chơi. HẾT
  3. PHÒNG GDVÀ ĐT ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II HUYỆN THỚI LAI Năm học 2016 – 2017 MÔN: NGỮ VĂN - Lớp 6 I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá được một cách tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Khi chấm điểm cần chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc từng trường hợp để đánh giá chính xác giá trị của từng bài viết. Tinh thần chung nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 điểm đến 10 điểm) một cách hợp lí tùy theo chất lượng của bài, sự nỗ lực và cố gắng của học sinh. - Học sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản vẫn chấp nhận cho đủ điểm. - Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn điểm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách tính điểm đối với bài kiểm tra định kì. II. Đáp án và biểu điểm I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm) Mức tối đa (1,0 điểm): HS nêu được: Đoạn thơ trích trong văn bản “Lượm”. Tác giả là Tố Hữu. Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm. Mức chưa đạt (0,0 điểm): Học sinh không làm bài hoặc xác định sai. Câu 2 (2,0 điểm) Mức tối đa (2,0 điểm) HS xác định được: Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng thành công nghệ thuật so sánh - Những dòng thơ trực tiếp có hình ảnh so sánh : ‘‘Mồm huýt sáo vang Như con chim chích ’’ Mức chưa tối đa (0,25 – 1,75 điểm): Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm. Mức chưa đạt (0,0 điểm): Học sinh không làm bài hoặc xác định sai. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết vận dụng kiến thức, kĩ năng và năng lực đã học về văn miêu tả để viết một bài văn tả cảnh. - Bài viết có bố cục chặt chẽ, cân đối, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận rõ ràng. 2. Yêu cầu về kiến thức:
  4. Trên cơ sở hiểu biết về văn miêu tả, khả năng quan sát thực tế học sinh có thể tả theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Mở bài : Giới thiệu quang cảnh trường em giờ ra chơi. Thân bài : Tả cảnh trường giờ ra chơi theo trình tự: Trước giờ ra chơi: cảnh ngôi trường yên tĩnh, không khí trong lành, chỉ nghe tiếng giảng bài của thầy cô Trong giờ ra chơi: - Có tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến, học sinh ùa ra như đàn ong vỡ tổ. - Tả cảnh học sinh tập thể dục, múa sân trường - Hoạt động vui chơi của học sinh: + Các bạn nam: chơi bóng chuyền, bắn bi, kéo co + Các bạn nữ: chơi nhảy dây, đá cầu + Các bạn khác: tụ tập thành nhóm ngồi trong lớp hoặc đứng ngoài hành lang nói chuyện. + Một số bạn ngồi ôn lại bài trong lớp. Hết giờ ra chơi: Học sinh vào lớp chuẩn bị cho tiết học tiếp theo Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em đối với những giờ ra chơi. Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. 3. Biểu điểm: - Điểm 6- 7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn một vài sai sót nhưng không đáng kể. - Điểm 4- 5,5 : Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 2- 3,5: Hiểu đề, đáp ứng được một nửa yêu cầu trên, trình bày chưa sâu sắc, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. - Điểm 0,5- 1,5: Bài viết quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Không trình bày được ý nào theo yêu cầu.