Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT huyện Thới Lai (Có đáp án)

doc 5 trang Đăng Bình 05/12/2023 780
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT huyện Thới Lai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT huyện Thới Lai (Có đáp án)

  1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 9 Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cộng Cấp độ cao chủ đề thấp I.ĐỌC -HIỂU Xác định biện Nêu được pháp tu từ được Viếng lăng hoàn cảnh sử dụng trong Bác sáng tác các câu thơ và ý nghĩa của các biện pháp tu từ đó Số câu Số câu :1.0 Số câu : 1.0 Số câu :2.0 Số điểm Số điểm:1.0 Số điểm: 2.0 Số điểm :3.0 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ :20 % Tỉ lệ :30% II. LÀM VĂN Biết vận dụng kiến thức, kĩ Nghị luận năng, năng lực xã hội để viết một bài văn nghị luận xã hội Số câu Số câu : 1.0 Số câu : 1.0 Số điểm Số điểm : 7.0 Số điểm : 7.0 Tỉ lệ % Tỉ lệ : 70% Tỉ lệ : 70% Tổng số câu Số câu:1.0 Số câu : 1.0 Số câu : 1.0 Số câu : 3.0 Tổng số Số điểm:1.0 Số điểm:2.0 Số điểm : 7.0 Số điểm:10 điểm Tỉ lệ : 10 % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ % : 70% Tỉ lệ : 100% Tỉ lệ %
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II HUYỆN THỚI LAI Năm học: 2016 – 2017 MÔN: NGỮ VĂN - Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể phát đề. I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc các câu thơ và thực hiện các yêu cầu sau: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (Viếng lăng Bác - Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập 2, trang 58, NXBGD 2008) Câu 1 (1.0 điểm): Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương Câu 2 (2.0 điểm): Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên và ý nghĩa của biện pháp tu từ đó. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về sự cần thiết phải có tính tự lập đối với học sinh ngày nay. HẾT
  3. PHÒNG GDVÀ ĐT ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II HUYỆN THỚI LAI Năm học 2016 – 2017 MÔN: NGỮ VĂN - Lớp 9 I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá được một cách tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Khi chấm điểm cần chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc từng trường hợp để đánh giá chính xác giá trị của từng bài viết. Tinh thần chung nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 điểm đến 10 điểm) một cách hợp lí tùy theo chất lượng của bài, sự nỗ lực và cố gắng của học sinh. - Học sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản vẫn chấp nhận cho đủ điểm. - Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn điểm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách tính điểm đối với bài kiểm tra định kì. II. Đáp án và biểu điểm I. ĐỌC – HIỂU: (3,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) - Mức tối đa (1,0 điểm): Học sinh nêu được: Bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương được sáng tác vào tháng 4/ 1976. Một năm sau khi đất nước thống nhất, cũng là lúc lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa mới khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc vào lăng viếng Bác Hồ và sáng tác bài thơ này. - Mức chưa tối đa (0,25 – 0,75 điểm): Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để xem xét, đánh giá đúng theo mức điểm chưa tối đa. - Mức không đạt (0,0 điểm): Học sinh không làm được bài hoặc sai nội dung. Câu 2 (2,0 điểm) * Ý 1: (0,5 điểm) - Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh xác định được: + Mặt trời đi qua trên lăng – nhân hóa + Mặt trời trong lăng - ẩn dụ - Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh xác định được một biện pháp tu từ. - Mức không đạt (0,0 điểm): Học sinh không làm được bài hoặc sai nội dung. * Ý 2: (1,5 điểm) - Mức tối đa (1,5 điểm): Học sinh xác định được: + Mặt trời được nhân hóa như người ngày ngày chứng kiến một mặt trời kì diệu khác. + Mặt trời trong lăng - ẩn dụ chỉ Bác Hồ, Bác là ánh sáng soi đường đem lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Mặt trời Bác tỏa sáng, ấm áp, sóng đôi và trường tồn
  4. cùng mặt trời thiên nhiên. Cách nói này vừa ca ngợi sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ và lòng biết ơn vô hạn đối với Bác. - Mức chưa tối đa (0,25 – 1,25 điểm): Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để xem xét, đánh giá đúng theo mức điểm chưa tối đa. - Mức không đạt (0,0 điểm): Học sinh không làm được bài hoặc sai nội dung. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) a. Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài nghị luận luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Trình bày cẩn thận. - Học sinh biết cách lập luận và nêu dẫn chứng. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về câu nói học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau: - Giới thiệu vấn đề nghị luận - Giải thích: + Tự lập là tự xây dựng lấy cuộc sống, không ỷ lại, dựa dẫm, nhờ vả người khác trong mọi công việc. + Tự lập đối với học sinh là tự mình phải chủ động, tích cực, tự giác trong học tập và trong cuộc sống, không trông chờ, ỷ lại vào gia đình, thầy cô, bạn bè - Bàn luận: + Trong xã hội hiện đại ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, mỗi con người ngay từ tuổi học sinh đã cần phải hình thành cho mình tính tự lập để có thể làm chủ được kiến thức, làm chủ được cuộc sống một cách vững vàng. + Đối với người học sinh, tự lập là một trong những yếu tố cần thiết để làm nên thành công trong học tập và cuộc sống: . Trong học tập, người học sinh có tính tự lập sẽ có thái độ chủ động, tự giác, tích cực, có động cơ, mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn. Từ sự chủ động đó, người học sẽ tìm ra phương pháp học tập tốt, phát huy được năng lực của bản thân để vươn lên đạt kết quả cao. . Trong cuộc sống, người học sinh có tính tự lập sẽ luôn chủ động, nhanh nhẹn, hoạt bát, không dựa dẫm, ỷ lại người khác trong công việc. Điều đó sẽ góp phần hình thành bản lĩnh sống mạnh mẽ, không e ngại, rụt rè trước khó khăn hoặc trong giao tiếp + Nếu không có tính tự lập, học sinh sẽ thường có tâm lí trông chờ, dựa dẫm, thiếu bản lĩnh và dễ bị vấp ngã, thất bại trong học tập và cuộc sống. Tuy nhiên tự lập không phải là tự cô lập mình, từ chối sự hợp tác, giúp đỡ chân thành, hợp lí của người khác + Hiện nay, có không ít học sinh còn thiếu tính tự lập, có những biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào gia đình, bạn bè Cần phê phán những hiện tượng đó. (Học sinh cần nêu được dẫn chứng rõ ràng, thuyết phục để bàn luận) - Bài học nhận thức và hành động: + Cần nhận thức được vai trò quan trọng của tính tự lập đối với bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
  5. + Cần tích cực rèn luyện bản thân để có tính tự lập và thể hiện cụ thể trong học tập và trong cuộc sống của mình. c. Cách cho điểm: - Điểm 6 - 7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 4 - 5,5: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, nội dung khá tốt. - Điểm 2 - 3,5: Hiểu đề, đáp ứng được một nửa yêu cầu trên, trình bày chưa sâu sắc, mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả, nội dung chưa đầy đủ. - Điểm 0,5 - 1,5: Bài viết quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0,0: Không trình bày được ý nào theo yêu cầu.