Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_lich_su_lop_9_nam_hoc_2017_2018_truong.doc
- Đề cương hki Lịch sử 9.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên
- TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ XÃ HỘI MÔN : LỊCH SỬ 9- TIẾT 18 NĂM HỌC 2017 - 2018 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày KT: 4/12/2017 I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Kiểm tra kiến thức trọng tâm phần lịch sử thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai. 2. Kỹ năng: - HS biết đánh giá, nhận xét các nhận vật các sự kiện lịch sử. - HS biết giải thích các sự kiện lịch sử 3. Thái độ: - HS biết quý trọng những thành tựu khoa học kĩ thuật mà những người đi trước đã để lại. II. Ma trận đề kiểm tra Các mức độ nhận thức Tổngsố Vận dụng Vận câu/ số Nội dung Nhận biết Thông hiểu thấp dụng cao điểm TN TL TN TL TN TL T TL N - Mĩ, Nhật Bản,Tây Âu sau chiến C1,2,4 C1a C1b tranh thế (I) (II) (II) 4/ 5.5 đ giới thứ 2 1.5 đ 3.0đ 1.0đ đến nay. - Quan hệ quốc tế sau chiến tranh C2b thế giới 2 C3(I) C2a (II) đến nay. 0,5 đ (II) 1.0đ 2/ 4.5 đ - Thành tựu 3.0đ của cách mạng KHKT Tổng 5đ 3 đ 1đ 1đ 6/10.0 đ
- TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ XÃ HỘI MÔN : LỊCH SỬ 9- TIẾT 18 NĂM HỌC 2017 - 2018 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày KT: 4/12/2017 ĐỀ SỐ 1 Phần I. Trắc nghiệm: (2 điểm) Ghi lại ra giấy kiểm tra sự kiện (thời gian) tương ứng với sự kiện (thời gian) cho trước Thời gian Sự kiện 1.Tháng 4/ 1949 2. b. Nhật Bản ban hành Hiến pháp mới. 3. c. Bản đồ gen người được công bố. 4. d. Con người lần đầu tiên lên mặt trăng. Phần II. Tự luận: (8 điểm) Câu 1:( 4 điểm ) a.Theo em nhờ những nguyên nhân nào làm cho Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỉ XX trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới? b. Nêu những hiểu biết của em về mối quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản hiện nay? Câu 2: (4 điểm) a. Em hãy trình bày những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai? b. Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần hai đối với nhân loại?
- HƯỚNG DẪN CHẤM- ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM (Đề số 1) Phần I. Trắc nghiệm (2điểm). Mỗi ý trả lời đúng, đủ nội dung được 0,5 điểm Thời gian Sự kiện 1. Tháng 4/ 1949 a. Thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương ( NATO) 2. Năm 1946 b. Nhật Bản ban hành Hiến pháp mới. 3. Tháng 6/2000 c. Bản đồ gen người được công bố. 4. Tháng 7/1969 d. Con người lần đầu tiên lên mặt trăng. Phần II. Tự luận: (8 điểm) Câu 1: (4 điểm) a. Nguyên nhân làm cho Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỉ XX trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất của thế giới (3điểm) - Nhờ tận dụng được những điều kiện quốc tế thuận lợi như sự phát triển chung của kinh tế thế giới, những thành tựu tiến bộ của khoa học- kĩ thuật hiện đại. (0,5đ) - Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật, sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới, nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc (1,0 đ) - Hệ thống tổ chức quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật .(0,5đ) - Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục phát triển (0,5đ) - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm (0,5đ) b. Mối quan hệ Việt Nam- Nhật Bản ( 1điểm) - Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào ngày 21 tháng 9 năm 1973. (0,25đ) - Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. (0,25đ) - Quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. (0,25đ) - Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô.Sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng lên. (0,25đ) Câu 2: ( 4 điểm) a. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai từ
- năm 1945 đến nay là:(3 điểm) - Trong lĩnh vực khoa học cơ bản con người đã đạt được những phát minh to lớn, đánh dấu những bước nhảy vọt trong Toán học, Vật lí, Sinh học, Hóa học .(0,5đ) - Những phát minh về công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động. (0,5đ) - Tìm ra được những nguồn năng lượng mới. (0,5đ) - Sáng chế được những vật liệu mới. (0,5đ) - Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp. (0,5đ) - Những tiến bộ kì diệu trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc và đạt được những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ (0,5đ) b. Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai (1điểm) - Đây là một mốc đánh dấu trong lịch sử tiến hóa của văn minh loài người. (0,25đ) - Mang lại những tiến bộ phi thường, những tiến bộ kì diệu và thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người. (0,25đ) - Trong cuộc cách mạng này, con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động. (0,25đ) - Mức sống và chất lượng cuộc sống được nâng cao. (0,25đ) BGH duyệt Tổ/Nhóm trưởng CM Người ra đề Hoàng Thị Tuyết Lê Thị Hồng Đăng Đỗ Thị Quyên
- TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ XÃ HỘI MÔN : LỊCH SỬ 9- TIẾT 18 NĂM HỌC 2017 - 2018 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày KT: 4/12/2017 ĐỀ SỐ 2 Phần I. Trắc nghiệm: (2 điểm) Ghi lại ra giấy kiểm tra sự kiện (thời gian) tương ứng với sự kiện (thời gian) cho trước : Thời gian Sự kiện 1. a. Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới 2. b. Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài. 3. Tháng 9- 1949 c. 4. Tháng 12/ 1989 d. Phần II. Tự luận: (8 điểm) Câu 1: (4 điểm) a. Những biểu hiện nào chứng tỏ nền kinh tế Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? b. Nêu những hiểu biết của em về mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mĩ ? Câu 2: (4 điểm) a. Em hãy trình bày những quyết định quan trọng của hội nghị I-an-ta? b. Nêu những hệ quả của những quyết định đó?
- HƯỚNG DẪN CHẤM- ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM (Đề số 2) Phần I. Trắc nghiệm: (2điểm) Mỗi ý đúng 0.5 điểm Thời gian Sự kiện 1. Những năm a. Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn 1945-1950 thế giới 2. Đầu những b. Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài. năm 90 thế kỉ XX 3. Tháng 9- 1949 c. Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập 4. Tháng12/1989 d. Chiến tranh lạnh chấm dứt. Phần II. Tự luận: (8 điểm) Câu 1: ( 4 điểm) a. Những biểu hiện chứng tỏ nền kinh tế Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai (3điểm) - Công nghiệp: sản lượng công nghiệp tăng 14 % mỗi năm. Trong những năm 1945-1949 sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,1% năm 1948) (1,0 đ) - Nông nghiệp: sản lượng nông nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh. Sản lượng nông nghiệp gấp hai lần sản lượng của Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a, Nhật cộng lại. (1,0đ) - Tài chính: Nắm ¾ trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất trên thế giới. (0,5đ) - Hơn 50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ. (0,25đ) - Trong hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế- tài chính duy nhất của thế giới. (0,25đ) b. Mỗi quan hệ Việt- Mĩ: (1điểm) - Tổng thống Mĩ Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1995 (0,25đ) - Kí hiệp định thương mại song phương vào năm 2000 (0,25đ) - Hai nước thường xuyên mở rộng trao đổi chính trị, đối thoại về nhân quyền và an ninh khu vực. (0,25đ) - Mối quan hệ ng ày càng tốt đẹp và trở nên đa dạng. (0,25đ)
- Câu 2: (4 điểm) a.Những quyết định quan trọng của Hội nghị I-an-ta: (3 điểm) - Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. (1,0đ) - Thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm gìn giữu an ninh- hòa bình và trật tự thế giới sau chiến tranh. (1,0đ) - Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước phát xít chiến bại và phân chia phạm vi khu vực ảnh hưởng. (1,0đ) b.Hệ quả của những quyết định trong Hội nghị I-an-ta: (1 điểm) - Những quyết định của hội nghị đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập sau chiến tranh, thường được gọi là “ Trật tự hai cực I- an-ta” đứng đầu là hai siêu cường Liên Xô và Mĩ. BGH duyệt Tổ/Nhóm trưởng CM Người ra đề Hoàng Thị Tuyết Lê Thị Hồng Đăng Đỗ Thị Quyên