Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)

pdf 7 trang Đăng Bình 06/12/2023 1560
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc_201.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN GDCD KHỐI 8 NĂM HỌC 2018-2019 (Phạm vi kiểm tra: Bài 3, 4, 5, 6) I/ MỤC TIÊU KIỂM TRA 1. Về kiến thức * Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng người khác. * Nêu được những biểu hiện của việc giữ chữ tín. * Nêu đươc̣ ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật. * Hiểu được thế nào là tình bạn. * Nêu được những biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh. 2. Về kĩ năng * Biết thực hiện đúng những quy định của pháp luật và kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi. * Biết xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp, trong trường và ở cộng đồng. * Biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện những quy định của pháp luật và kỉ luật. 3. Về thái độ * Phản đối hành vi thiếu tôn trọng người khác. * Tôn trọng và mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh. * Quý trọng những người có ý thức xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh. 4. Xác định những năng lực có thể đánh giá và hướng tới trong quá trình dạy học chủ đề * Những năng lực có thể hướng tới trong chủ đề này là : Năng lực tư duy phê phán. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lưc̣ giao tiếp. Năng lưc̣ hơp̣ tác. II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA * Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan. III/ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1.Tôn trọng Trình Từ 1 tình người khác. bày huống, Hs được ý không đồng nghĩa tình với những của việc tôn hành vi thiếu trọng tôn trọng người người khác. khác. Số câu:2 1 1 2 Số điểm:3 1 2 3 Tỉ lệ:30%
  2. 2. Giữ chữ Nhận Xác định Vận dụng tín. dạng được kiến thức được biểu hiện đã học để những của việc rèn luyện ý biểu giữ chữ thức giữ hiện tín. chữ tín. của giữ chữ tín. Số câu:9 4 1 4 9 Số điểm:3 1 1 1 3 Tỉ lệ:30% 3. Pháp luật -Giải thích và kỉ luật được vì sao cần phải tuân theo pháp luật và kỉ luật. -Kết luận được những việc làm mà bản thân đã biết tuân theo pháp luật và kỉ luật. Số câu:4 4 4 Số điểm:1 1 1 Tỉ lệ:10% 4. Xây dựng Nhớ Phân biệt được . Có cách tình bạn lại biểu hiện của ứng xử phù trong sáng được tình bạn trong hợp trong lành mạnh. thế nào sáng lành việc mong mạnh. là tình muốn xây bạn dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh. Số câu:9 4 1 4 9 Số điểm:3 1 1 1 3 Tỉ lệ: 30% TS câu: 9 5 1 4 1 4 24 TS điểm: 3 2 1 1 2 1 10 Tỉ lệ: 30% 20% 10% 10% 20% 10% 100%
  3. Trường THCS Trần Ngọc Quế Điểm KIỂM TRA GIỮA KÌ I GK1 GK2 Lời phê Họ và tên: NH: 2018 - 2019 Lớp: Môn GDCD-Khối 8 Thời gian: 45 phút A/ TRẮC NHIỆM: (7 điểm) I. Khoanh tròn chữ cái trước mỗi câu mà em chọn: (5 điểm) 1. Trong cuộc sống để có được sự tin tưởng của mọi người xung quanh đối với mình đòi hỏi chúng ta phải A. yêu thương mọi người. B. tin ở người khác. C. biết giữ chữ tín. D. tôn trọng người khác. 2. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng .của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng ở người khác. A. tình cảm. B. sự tôn trọng. C. thái độ. D. lòng tin. 3. Người giữ chữ tín là người luôn biết coi trọng A. người khác. B. lời hứa. C. công việc. D. niềm tin. 4. Người biết giữ chữ tín thường có những thái độ, hành vi nào sau đây? A. Luôn trễ hẹn. B. Luôn nói một đằng, làm một nẻo. C. Luôn chỉ tin ở bản thân mình. D. Luôn hoàn thành đúng chức trách, nhiệm vụ được giao. 5. Khi thấy có người ngắt hoa, bẻ cây trong công viên. Em sẽ làm gì? A. Nhắc nhở người đó nên thực hiện tốt quy định chung nơi công cộng. B. Không quan tâm vì không phải chuyện của mình. C. Mặc kệ vì đa số mọi người đều làm như vậy. D. Báo ngay với người quản lý trong công viên. 6. Chi và Ngân là hai người bạn thân cùng lớp. Trong giờ kiểm tra 1 tiết môn toán Chi không làm được bài và ra hiệu cho Ngân cho mình chép bài. Trong trường hợp này Ngân có thể làm thế nào để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh? A. Không cho Chi chép bài và sau đó giải thích cho Chi hiểu. B. Giả vờ không thấy vì sợ Chi bằng điểm với mình. C. Đã là bạn thân nên sẽ tìm mọi cách cho Chi chép bài. D. Không chỉ bài vì sợ giáo viên phát hiện sẽ phạt luôn hai đứa. 7. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về giữ chữ tín? A. Chỉ giữ lởi hứa khi có điều kiện thực hiện. B. Chỉ cần đảm bảo chất lượng tốt nhất đối với những hợp đồng quan trọng.
  4. C. Coi trọng lời hưá trong mọi trường hợp. D. Có thể không giữ lời hứa với khách hàng nhỏ để giữ được khách hàng lớn. 8. Để tuân thủ đúng những quy định của pháp luật và kỉ luật, chúng ta cần phải loại bỏ những yêu cầu nào sau đây? A. Trang bị cho bản thân những hiểu biết cần thiết về pháp luật. B. Thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường. C. Thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những quy định của cộng đồng và Nhà nước. D. Nếu bản thân mắc khuyết điểm thì phải tìm cách che giấu không được để cho người khác biết. 9. Em tán thành ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ cần giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện. B. Khi cần thiết thì cứ hứa, còn thực hiện được đến đâu thì tính sau. C. Phải cố gắng thực hiện bằng được lời hứa của mình, cho dù gặp khó khăn. D. Chỉ cần giữ lời hứa với những người quen, còn đối với những người lạ thì không cần giữ lời hứa. 10. Những quy định của pháp luật và kỉ luật giúp cho mọi người có một để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động. A. nhận thức chung B. chuẩn mực chung C. lợi ích chung D. nội quy chung 11. Để trở thành người giữ chữ tín, chúng ta cần phải loại bỏ những thói quen nào sau đây? A. Suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra lời hứa. B. Bỏ qua những đều đã cam kết nếu thấy cam kết đó không có lợi cho bản thân. C. Luôn đúng hẹn với người khác. D. Luôn tự kiểm tra việc thực hiện những lời hứa của bản thân. 12. Có ý kiến cho rằng “phải chọn bạn mà chơi”. Ý kiến này phải được hiểu như thế nào là đúng? A. Nếu chọn được người bạn giàu có sẽ giúp được mình trong vấn đề tiền bạc. B. Nếu chọn được người bạn tốt ta sẽ học được đức tính tốt của bạn. C. Nếu chọn được người bạn học giỏi sẽ giúp được ta trong những giờ kiểm tra trong lớp. D. Nếu chọn được người bạn cá biệt sẽ bảo vệ ta trong mọi tình huống. 13. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật và kỉ luật sẽ mang lại cho chúng ta các lợi ích nào sau đây? A. Làm cho chúng ta dễ bị xử phạt. B. Tạo sự gò bó, không được tự do làm việc. C. Trong một số trường hợp, chúng ta sẽ bị thiệt thòi hơn so với những người khác. D. Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân và xã hội phát triển lành mạnh theo một định hướng chung.
  5. 14. Tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống được gọi là A. bạn bè. B. tình yêu. C. tình đồng chí. D. tình bạn. 15. Em không tán thành với ý kiến nào sau đây về tình bạn? A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía. B. Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp. C. Biết phê bình nhau mới là tình bạn đẹp. D. Có thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới. 16. Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có thiện chí và cố gắng từ: A. Ít nhất một phía B. Cả hai phía C. Phía người có địa vị cao hơn D. Phía người có địa vị thấp hơn. 17. Em sẽ làm gì khi thấy bạn mình bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo sử dụng ma túy? A. Cùng với mọi người giúp bạn không sa vào cạm bẫy. B. Rất sợ và bỏ chạy mỗi khi thấy bạn. C. Tìm cách xa lánh bạn. D. Cùng với bạn tham gia sử dụng ma túy. 18. Em tán thành ý kiến nào sau đây về tình bạn? A. Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở. B. Tình bạn đẹp khi biết tôn trọng nhau và đối xử bình đẳng. C. Không thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa một bạn nam và một bạn nữ. D. Tình bạn chỉ có ý nghĩa khi nó mang lại cho con ngươì lợi ích thiết thực. 19. Em sẽ làm gì khi thấy hai bạn cùng lớp với mình đánh nhau? A. Chạy sang nơi khác vì sợ bị ảnh hưởng. B. Cùng với các bạn khác khuyên ngăn hai bạn. C. Báo cho thầy cô biết. D. Cùng với các bạn khác cổ vũ nhiệt tình. 20. Tình huống: Lan bị ốm, phải nghỉ học. Vân hứa với cô giáo và cả lớp là sẽ đến nhà Lan lấy vở và giúp Lan ghi bài ở lớp. Nhưng Vân không thực hiện được việc đó với lý do Vân dậy muộn, không kịp đến nhà Lan trước khi đến trường. Trong tình huống này Vân có thể làm gì để giữ chữ tín cho mình? A. Đi học trước, sau đó gặp Lan và xin lỗi. B. Xin nghỉ học một buổi đến nhà Lan giúp Lan ghi bài. C. Trình bày với cô giáo lý do thức khuya. D. Xin lỗi cô giáo và tiếp tục thực hiện lời hứa.
  6. II. Hãy điền những cụm từ còn thiếu trong câu sau cho đúng: (1 điểm) - Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự của người khác đối với mình. Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để xã hội trở nên , trong sáng và hơn. III. Hãy chọn phương án đúng sai bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng. (1 điểm) Nội dung Đúng Sai 1. Nếu bạn chơi với người xấu thì bạn sẽ bị nhiễm những tính xấu của người đó. 2. Với những người bạn thân, chúng ta hoàn toàn có thể cư xử một cách tự nhiên, không cần phải giữ gìn ý tứ. 3. Một trong những biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh là sự thủy chung, trước sau như một. 4. Cư xử với bạn thân cũng phải lịch sự và tế nhị. B/ TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu 1: Theo em, để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì chúng ta phải làm gì? (1 điểm) Câu 2: Tình huống: (2 điểm) Trong giờ học môn Toán, bạn An và bạn Minh thường xuyên nói chuyện riêng với nhau, đã vậy 2 bạn này còn cười rúc rích. a/ Em có nhận xét gì về hành vi của 2 bạn An và Minh? b/ Nếu em ngồi cạnh 2 bạn An và Minh trong tình huống trên em sẽ xử lí như thế nào? BÀI LÀM .
  7. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI GIỮA HKI MÔN GDCD 8 NH 2018-2019 Câu Nội dung Điểm A/ TRẮC NHIỆM I/ Khoanh tròn chữ cái trước mỗi câu mà em chọn đúng 1.C 2.D 3.B 4.D 5.A 6.A 7.C 8.D 9C Mỗi câu 10.B 11.B 12.B 13.D 14.D 15.B 16.B 17.A 0,25 18.B 19.B 20.D II/ Hãy điền những cụm từ còn thiếu trong câu sau cho đúng: Tôn trọng 0,25 1 Quan hệ 0,25 2 Lành mạnh 0,25 3 Tốt đẹp 0,25 4 III/ chọn phương án đúng sai bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng Sai 0,25 A Sai 0,25 B Đúng 0,25 C Đúng 0,25 D B/ TỰ LUẬN 1. Theo em, để giữ được lòng tin của mọi - Giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ 0,5 người đối với mình thì chúng ta phải làm gì? của mình vói mọi người xung quanh. 0,5 - Có trách nhiệm về lời nói, hành vi và việc làm của bản thân. Luôn làm tốt nhiệm vụ được giao. 2. Bài tập tình huống. a/ Hành vi của An và Minh là sai vì không tôn 1 trọng thầy cô và bạn bè. b/ Nếu ngồi cạnh 2 bạn em sẽ nhắc nhở 2 bạn không được nói chuyện riêng nữa vì như vậy sẽ 1 ảnh hưởng đến người khác, không tôn trọng thầy cô và bạn bè.