Đề thi học kì I Giáo dục công dân Lớp 8 - Mã đề 04 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề

doc 4 trang thuongdo99 2350
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I Giáo dục công dân Lớp 8 - Mã đề 04 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_i_giao_duc_cong_dan_lop_8_ma_de_04_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề thi học kì I Giáo dục công dân Lớp 8 - Mã đề 04 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN Mã đề thi 04 ĐỀ THI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Môn: Công dân 8 Năm học 2018 -2019 Thời gian làm bài 45 phút- Ngày thi: 03/12/2018 I. Trắc nghiệm khách quan (5 điểm) Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đầu trước câu trả lời đúng Câu 1: Trong cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp, em sẽ chọn cách giải quyết nào sau đây? A. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác. B. Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí nhất thì theo. C. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình. D. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng ý thì mình theo. Câu 2: Câu nào sau đây nói về tính liêm khiết? A. Không tham không giàu. B. Ai cũng tham thì nước sẽ nguy. C. Ăn vóc học hay. D. Tham sinh úy tử. Câu 3: Câu thành ngữ, tục ngữ nói về tính tự lập là: A. Cây ngay không sợ chết đứng. B. Gió chiều nào che chiếu ấy. C. Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ. D. Nước lã mà vã nên hồ, tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan. Câu 4: Tình huống: Đã 23h, Hòa vẫn bật nhạc to, bác Trung chạy sang bảo: - Cháu nghe nhạc nhỏ thôi để hàng xóm còn ngủ. Nếu là Hòa, em sẽ chọn cách nào? A. Hòa tắt đĩa nhạc đi ngủ. B. Lẩm bẩm vài câu trong miệng. C. Vờ như không nghe thấy. D. Vẫn tiếp tục nghe nhạc to như trước Câu 5: Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tôn trọng lẽ phải? A. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông. B. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được. C. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình. D. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí. Câu 6: Biểu hiện nào đúng với tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Chỉ dùng hàng ngoại. B. Chê bai hàng nước ngoài. C. Học hỏi kinh nghiệm, phong tục của các nước khác. D. Chê bai hàng Việt Nam. Câu 7: Hành vi nào thể hiện con người không liêm khiểt: A. Luôn làm giàu bằng tài năng của mình. B. Sẵng sàng dùng tiền bạc, quà cáp để đạt được mục đích. C. Đấu tranh chống quay cóp trong giờ kiểm tra, thi cử. D. Không nhận hối lộ của người khác. Câu 8: Trái với giữ chữ tín là: A. Không giữ lời hứa B. Có trách nhiệm về lời nói. C. Giữ đúng lời hứa. D. Tôn trọng những điều đã cam kết. Câu 9: Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính liêm khiết? A. Chỉ dùng tài sản của tập thể còn của mình thì cất đi. Trang 1/4 - Mã đề thi 04
  2. B. Chỉ hưởng những gì do công sức lao động của mình làm ra, không lấy của người khác. C. Lợi dụng chức vụ để thu lợi cho bản thân. D. Dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén để đạt được mục đích của mình Câu 10: Hành vi không tôn trọng người khác là: A. Chăm chú nhìn người đối diện nói chuyện. B. Mải làm việc, không biết bạn mình đi qua nên không chào. C. Thì thầm với bạn bên cạnh khi đang chơi cùng với một nhóm bạn. D. Nhận xét khuyết điểm của bạn cùng lớp. Câu 11: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là: A. Lấy cắp của người khác thành của minh. B. Bắt chước người khác. C. Chê bai người khác, D. Học hỏi những điều tốt của người khác phát triển thành cái riêng của mình. Câu 12: Biểu hiện của tính tự lập là: A. Tự học tập mà không cần ai nhắc nhở. B. Đợi ba mẹ nhắc mới đi làm. C. Nhà giàu nên A không làm gì cả 24 tuổi vẫn chưa đi làm. D. Mặc dù học lớp 8 nhưng Hòa vẫn nhờ người khác giặt đồ giúp. Câu 13: Hành vi nào sau đây thể hiện tôn trọng người khác? A. Vô lễ với giáo viên và người lớn. B. Chỉ chích khi bạn mắc khuyết điểm. C. Giễu cợt người bị dị tật. D. Nhường chỗ cho người già trên xe buýt. Câu 14: Tôn trọng người khác thể hiện ở hành vi nào sau đây: A. Bật nhạc to giữa đêm khuya. B. Nói chuyên, làm việc riêng trong giờ học. C. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện. D. Châm chọc, chế giễu người khuyết tật. Câu 15: Chúng ta phải học hỏi các dân tộc khác như thế nào? A. Học hỏi có chọn lọc, phù hợp với hoàn cảnh, truyền thống của nước ta. B. Thấy cái gì đẹp của nước khác là chúng ta làm theo. C. Chỉ học hỏi những thành tựu tiên tiến nhất của nước khác. D. Bắt chước, làm theo các nước khác một cách giống như in. Câu 16: Biểu hiện nào sau đây không mang tính tự lập? A. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi gặp khó khăn. B. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tính tự lập. C. Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững. D. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng. Câu 17: Theo em, hành vi nào sau đây không tôn trọng lẽ phải? A. Lắng nghe ý kiến của người khác, tranh luận để tìm ra chân lí. B. Chấp hành tốt nội quy của nhà trường. C. Thực hiện tốt những quy định của pháp luật. D. Chỉ làm những việc mình thích, không phê phán những việc làm sai trái. Câu 18: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là để: A. Học hỏi hết tất cả của nước ngoài. B. Nước ta sẽ bị lạc hậu. C. Đưa đất nước hội nhập với quốc tế. D. Làm nước ta bị mất nền văn hóa riêng. Trang 2/4 - Mã đề thi 04
  3. Câu 19: Câu ca dao : “ Nói chín thì nên làm mười/ Nói mười làm chín kẻ cười người chê” thể hiện đức tính gì ? A. Giữ chữ tín. B. Giản dị. C. Yêu thương con người. D. Liêm khiết. Câu 20: Trong một cuộc tranh luận về nghệ thuật, một số bạn ở lớp của Tâm cho rằng chỉ có nghệ thuật của các nước tiên tiến mới có nhiều thành tựu, nhiều loại hình đặc sắc, đáng thưởng thức còn nghệ thuật dân tộc mình thì đã lạc hậu và không có gì đặc sắc. Nếu là em, em sẽ khuyên bạn điều gì? A. Dân tộc Việt Nam không có thành tựu nào đáng tự hào. B. Mỗi nước đều có những thành tựu riêng và Việt Nam cũng có các thành tựu nên bạn cần tìm hiểu về các nghệ thuật đó. C. Nghệ thuật Việt Nam đã lạc hậu. D. Cần đưa các loại hình vào Việt Nam thật nhiều mà không cần chọn lọc. II. Tự luận (5 điểm) Câu 1 (1 điêm): Học sinh cẩn phải làm gì để có tính tự lập? Câu 2. (2 điểm): Thế nào là tự lập và nêu ý nghĩa? Câu 3 (2 điểm): Tình huống: Lan bị ốm, phải nghỉ học. Vân hứa với cô giáo và cả lớp sẽ đến nhà Lan lấy vở và giúp Lan ghi bài ở lớp. Nhưng Vân đã không thực hiện được việc đóvới lí do Vân dậy muộn, không kịp đến nhà Lan trước khi đến trường. a/ Em có đồng ý với việc làm của bạn Vân không? b/ Em sẽ khuyên Vân như thế nào? LlL HẾT Trang 3/4 - Mã đề thi 04
  4. UBND QUẬN LONG BIÊN Mã đề thi 04 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Môn: Công dân 8 Năm học 2018 -2019 Thời gian làm bài 45 phút Ngày thi: 03/12/2018 I. Trắc nghiệm khách quan (5 điểm). Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B B D A D C B A B C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D A D C A C D C A B II. Tự luận (5 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 Học sinh có cách trả lời khác nhau nhưng cần đảm bảo nội dung sau: 1 điểm -Phải rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường 0,5 đ trong mọi lĩnh vực. - Rèn luyện ở mọi lúc mọi nơi 0,5 đ Câu 2 * Học sinh nêu được khái niệm về tự lập: 2 điểm -Tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo dựng 0,5 đ cho cuộc sống của mình. 0,5 đ -Không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. * Học sinh nêu được ý nghĩavề tự lập: - Giúp thành công trong cuộc sống 0,5 đ - Được mọi người yêu quý kính trọng 0,5 đ Câu 3 Học sinh có cách ứng xử khác nhau nhưng cần đảm bảo nội dung 2 điểm sau: a/ Em không đồng ý với việc làm của Vân 0,5 đ b. Khuyên Vân: - Khi mình đã nhận lời, đã hứa thì phải thực hiện cho bằng được dù khó khăn. Có như vậy mới giữ được lòng tin của mọi 0,75 đ người với mình - Vân nên xin lỗi cô giáo và cả lớp và tiếp tục thực hiện lời hứa của mình (nếu Lan còn ốm và phải nghỉ học) và giữ đúng lời hứa trong 0,75 đ những lần khác. Ban giám hiệu Tổ trưởng CM Giáo viên ra đề Lý Thị Như Hoa Đỗ Thi Phương Mai Kim Thị Viên Trang 4/4 - Mã đề thi 04