Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Quý Cáp (Có đáp án)

doc 6 trang Đăng Bình 09/12/2023 550
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Quý Cáp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2013_2014_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Quý Cáp (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆ KIỂM TRA HKI – NĂM HỌC 2013-2014 TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Học sinh làm bài trên giấy thi) I. Phần Văn - Tiếng Việt: (5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Nêu nội dung và ý nghĩa văn bản Thánh Gióng? Câu 2 (1 điểm): Giải thích nghĩa của các từ sau theo những cách đã biết: a. học hỏi. b. học tập. Câu 3 (2 điểm). Cụm danh từ là gì? Cho ví dụ? Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ gồm mấy phần? II. Phần Tập làm văn: (5 điểm). . Đề: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.
  2. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẨM LỆ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP Năm học: 2013 - 2014 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 ĐỀ CHÍNH THỨC I. Phần Văn- Tiếng Việt (5 điểm): Câu 1: - Nêu đúng nội dung của văn bản Thánh Gióng: 1 điểm. Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. - Nêu được ý nghĩa văn bản: 1 điểm. Văn bản ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta. Câu 2: Giải thích đúng nghĩa của mỗi từ được 0,5 điểm. a. học hỏi: tìm tòi, hỏi han để học tập. b. học tập: học và luyện tập để có hiểu biết, có kỹ năng. Câu 3: - Nêu đúng khái niệm cụm danh từ: Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.(1 điểm) - Lấy được ví dụ về cụm danh từ: 0,5 điểm. - Nêu được cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ gồm 3 phần: phần phụ trước; phần trung tâm; phần phụ sau (0,5 điểm) II. Phần Tập làm văn (5 điểm): 1. Yêu cầu: a. Nội dung: Mở bài: Giới hiệu chung về thầy (cô) giáo mà em quý mến. Thân bài : Kể một số việc làm: ý thức, tính nết, tình cảm của thầy (cô) đối với em. + Hiền hoà, vui vẻ, hòa đồng, yêu quý học sinh, + Nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có tinh thần trách nhiệm, tận tuỵ giúp đỡ, động viên học sinh + Làm việc khoa học, đi đầu trong các hoạt động của nhà trường, giúp đỡ đồng nghiệp, được đồng nghiệp và học sinh yêu quý. + Sở thích, thói quen của thầy (cô) giáo. Kết bài: Nêu tình cảm và suy nghĩ của em đối với thầy(cô). Nay tuy không còn được học thầy (cô) đó nữa nhưng em vẫn nhớ về thầy (cô) đó bằng một sự kính trọng và yêu mến sâu sắc ra sao? b. Hình thức: - Đúng thể loại văn tự sự. - Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng: Mở bài, thân bài, kết bài. - Diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. Ít mắc các lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu. - Lời văn kể chuyện trong sáng, hấp dẫn; Ngôi kể phù hợp
  3. - Biết kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài văn. 2. Biểu điể - Điểm 5: Bài viết hay, diễn đạt mạch lạc, văn giàu cảm xúc, sai không quá 3 lỗi chính tả. - Điểm 4: Bài viết tương đối trôi chảy, diễn đạt tương đối tốt, đúng thể loại, sai không quá 5 lỗi chính tả. - Điểm 3: Xác định đúng trọng tâm, song diễn đạt chưa mạch lạc, viết còn sơ sài; mắc khoảng 6-8 lỗi chính tả. - Điểm 2: Bài làm sơ sài, nội dung lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. - Điểm 1: Có làm bài nhưng bài viết quá kém; sai lệch yêu cầu đề; sai nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng không phù hợp với đề bài. (Tuỳ theo mức độ làm bài của HS, giáo viên chấm có thể cho điểm lẻ)
  4. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẨM LỆ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP Năm học: 2013 - 2014 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không tính thời gian phát đề) ĐỀ DỰ BỊ I. Phần Văn - Tiếng Việt (5 điểm) Câu 1 (3 điểm): Em hãy kể tóm tắt truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”? Nêu ý nghĩa của truyện? Câu 2 (2 điểm): a. Số từ là gì? Cho ví dụ? b. Tìm số từ có mặt trong đoạn văn sau? Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”. (Sơn Tinh, Thủy Tinh) II. Phần Tập làm văn (5 điểm). Đề: Kể về một việc tốt mà em đã làm
  5. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẨM LỆ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP Năm học: 2013 - 2014 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 ĐỀ DỰ BỊ I. Phần Văn- Tiếng Việt (5 điểm): Câu 1: * Tóm tắt được truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:1,5 điểm. Đảm bảo nêu được các sự việc chính sau đây: - Vua Hùng kén rể. - Sơn Tinh Thủy Tinh đến cầu hôn. - Vua Hùng ra điều kiện chon rể - Sơn Tinh đến trước, được vợ. - Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. - Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về. - Hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua. * Nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh: 1,5 điểm. Cần nêu được 3 ý (mỗi ý được 0,5 điểm): +Giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm. + Thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai. + Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Câu 2: a. Nêu đúng khái niệm số từ 1 điểm: Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ thường đứng sau danh từ. b. Tìm đúng các số từ có mặt trong đoạn văn trên: 1 điểm (mỗi số từ được 0,25điểm) Số từ có mặt trong đoạn văn trên: Hai; một trăm; chín; một . II. Phần Tập làm văn (5 điểm): 1. Yêu cầu: a. Nội dung: Mở bài: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em như thế nào. Kết quả của nó ra sao? (giới thiệu một cách khái quát). Thân bài : Kể diễn biến việc làm tốt đã làm. - Đó là việc gì? - Thời gian, địa điểm? - Gồm có những ai (tất nhiên là có em)? - Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến không? - Người được em giúp có cảm xúc như thế nào? Điều đó làm em xúc động ra sao? Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em về viêc làm đó b. Hình thức: - Đúng thể loại văn tự sự. - Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng: Mở bài, thân bài, kết bài.
  6. - Diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. Ít mắc các lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu. - Lời văn kể chuyện trong sáng, hấp dẫn; Ngôi kể phù hợp - Biết kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài văn. 2. Biểu điểm: - Điểm 5: Bài viết hay, diễn đạt mạch lạc, văn giàu cảm xúc, sai không quá 3 lỗi chính tả. - Điểm 4: Bài viết tương đối trôi chảy, diễn đạt tương đối tốt, đúng thể loại, sai không quá 5 lỗi chính tả. - Điểm 3: Xác định đúng trọng tâm, song diễn đạt chưa mạch lạc, viết còn sơ sài; mắc khoảng 6-8 lỗi chính tả. - Điểm 2: Bài viết quá kém; sai lệch yêu cầu đề; sai nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng không phù hợp với đề bài. (Tuỳ theo mức độ làm bài của HS, giáo viên chấm có thể cho điểm lẻ)làm sơ sài, nội dung lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. - Điểm 1: Có làm bài nhưng bài nhưng bài viết quá kém; sai lệch yêu cầu đề; sai nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng không phù hợp với đề bài. (Tuỳ theo mức độ làm bài của HS, giáo viên chấm có thể cho điểm lẻ)