Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)

doc 5 trang Đăng Bình 06/12/2023 1180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2017_2018_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ( 2017- 2018 ) MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN 6 (Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra) Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ Vận dụng Cộng thấp cấp độ cao Chủ đề I. Đọc hiểu - Chỉ ra được - Tóm tắt 1.Văn bản: phương thức được nội biểu đạt dung chính - Thạch Sanh - Xác định đoạn văn được chi tiết - Xác định hoang đường được ý nghĩa trong đoạn văn của chi tiết hoang đường trong đoạn văn Số câu: 2 2 4 Số điểm 0,5 điểm 1,5 điểm 2 điểm Tỉ lệ: % 5 % 15 % 20 % 2.Tiếng Việt: Xác định được Từ nội dung của - Số từ và lượng từ ít nhất một số đoạn văn, học từ và một sinh viết đoạn lượng từ văn từ 6 đến 10 dòng, trình bày cảm nhận của mình về nhân vật Thạch Sanh, có sử dụng ít nhất một số từ hoặc một lượng từ. Số câu: 1 1 2 Số điểm 0,5 điểm 1,5 điểm 2 điểm Tỉ lệ: 20 % 5 % 15 % 20 % II. Tập làm văn - Biết vận Văn tự sự dụng kiến thức, kĩ năng đã được học để viết
  2. một bài văn kể chuyện tưởng tượng sinh động . Số câu: 1 1 Điểm 6,0 điểm 6 điểm Tỉ lệ: 60% 60% 60 % Tổng cộng Số câu: 3 2 1 1 7 Điểm 2 điểm=20 % 1 điểm = 10 1 điểm 6 điểm = 60 10 điểm= Tỉ lệ: % % 100% % BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2017– 2018 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU: ( 4 điểm ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. [ ] “ Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh.Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc.Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ đượcgì tới chuyện đánh nhau nữa.Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho đọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm bé xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho nhũng ai ăn hết.Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước. ” ( Trích truyện Thạch Sanh Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục, 2017, trang 64,65 ) Câu 1: ( 0,25 điểm ) Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên. Câu 2: (0,25 điểm ) Xác định một chi tiết hoang đường trong đoạn văn trên. Câu 3: ( 0,5 điểm ) Nêu ý nghĩa của chi tiết hoang đường vừa tìm được trong đoạn văn. Câu 4: ( 1 điểm ) Nêu nội dung chính đoạn văn trên . Câu 5: ( 0,5 điểm )
  3. Xác định ít nhất một số từ và một lượng từ trong đoạn văn. Câu 6: ( 1,5 điểm ) Từ nội dung của đoạn văn, em hãy viết đoạn văn từ 6 đến 10 dòng, trình bày cảm nhận của mình về nhân vật Thạch Sanh, có sử dụng ít nhất một số từ hoặc một lượng từ. II. PHẦN LÀM VĂN: ( 6 điểm) Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào . ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. PHẦN ĐỌC HIỂU: ( 4 điểm ) 1. Yêu cầu chung: - Kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh, học sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản để làm bài. - Học sinh nắm chắc thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung văn bản hoặc đoạn trích và kiến thức về từ loại, cụm từ, từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt . Từ đó, vận dụng để giải quyết các yêu cầu đề cho. 2. Yêu cầu cụ thể: I. ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm) Điểm Câu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. 1 Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên. ( 0,25 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên: tự sự điểm ) 2 Xác định một chi tiết hoang đường trong đoạn văn trên. ( 0,25 Xác định một chi tiết hoang đường trong đoạn văn trên: cây đàn thần điểm ) hoặc niêu cơm thần 3 Nêu ý nghĩa của chi tiết hoang đường vừa tìm được trong đoạn văn. ( 0,5 Ý nghĩa của chi tiết hoang đường vừa tìm được trong đoạn văn: điểm ) - Đàn thần: Tiếng đàn công lý, đại diện cho cái thiện, đánh bại kẻ xâm lược. - Niêu cơm thần: tượng trưng cho tấm lòng nhân hậu. Các chi tiết hoang đường đều nhấn mạnh sự kì lạ và tài năng của Thạch Sanh khi sử dụng chúng, đồng thời thể hiện được ước mơ và niềm tin của nhân dân, yêu chuộng hòa bình, ghét chiến tranh 4 Nêu nội dung chính đoạn văn trên . ( 1 Nội dung chính đoạn văn trên : Thạch Sanh chống lại quân xâm lược 18 điểm ) nước chư hầu bằng cây đàn thần đã giành thắng lợi và đãi kẻ thua trận một bữa cơm rồi thả về nước. 5 Xác định ít nhất một số từ và một lượng từ trong đoạn văn. ( 0,5 Xác định ít nhất một số từ và một lượng từ trong đoạn văn: điểm ) - Số từ: một, mười tám. - Lượng từ:các, những, cả mấy.
  4. 6 Từ nội dung của đoạn văn, em hãy viết đoạn văn từ 6 đến 10 dòng, ( 1,5 trình bày cảm nhận của mình về nhân vật Thạch Sanh, có sử dụng điểm ) ít nhất một số từ hoặc một lượng từ. - Học sinh viết đúng theo yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Có thể viết theo gợi ý sau: Thạch Sanh: + Dũng cảm, tài năng. + Lòng nhân đạo, yêu hòa bình. + II. LÀM VĂN: ( 6,0 ĐIỂM) ( 6 Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. điểm ) Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào . 1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh làm một bài văn tự sự. Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, biết tách đoạn phần thân bài, diễn đạt trôi chảy mạch lạc; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, viết chữ dễ đọc, trình bày sạch sẽ. 2. Yêu cầu về kiến thức: Cần nêu được các ý chính sau: Ý 1 HS giới thiệu đề hay / ấn tượng / sáng tạo ( 0,5 Giới thiệu giấc mơ của em thấy Thánh Gióng và hỏi bí quyết của ngài. điểm ) Ý 2 Kể lại giấc mơ gặp Thánh Gióng. (5 điểm Giấc mơ thấy Thánh Gióng người cao to, đội nón sắt, mặc giáp sắt, cầm ) roi sắt, ngồi trên ngựa sắt rất oai phong đang nói chuyện với em, em tâm sự và hỏi bí quyết làm sao được giống như ngài. Lời khuyên của Gióng: * Ở nhà: - sắp xếp cho mình thời khóa biểu làm việc hằng ngày như: ngủ dứng giờ, đủ giấc; giữ gìn vệ sinh; ăn uống điều độ, đủ chất; luyện tập thể dục thường xuyên để có sức mạnh cường tráng. - Biết vâng lời và hiếu thảo với ông bà- cha mẹ, biết kính trên nhường dưới. Biết sắp xếp thời khóa biểu học tập ở nhà, học bài và làm bài tập trước khi đến lớp. * Ở trường: - Đến lớp tích cực phát biểu xây dựng bài, chú ý lắng nghe thầy (cô ) giảng bài. - Đồng thời tham gia các hoạt động do lớp, trường tổ chức. * Tự học: - Có ý thức tự học hỏi qua giao tiếp, tìm hiểu sách, báo, đài - Biết đoàn kết và hỗ trợ, hợp tác với mọi người xung quanh làm việc. = > Một người phát triển toàn diện: có tài, có đức, có sức khỏe tốt phát minh sáng kiến hoặc chế tạo ra để giúp ích cho gia đình và đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
  5. * Lí do giật mình tỉnh giấc trở về hiện tại. Ý 3 Nêu cảm nghĩ ( 0,5 - Giấc mơ gặp Thánh Gióng thật đẹp và giàu ý nghĩa. điểm ) - Em thắm thía lời khuyên thiết thực của Thánh Gióng , cố gắng phấn đấu thành con người toàn diện góp phàn giúp ích TỔNG 10 ĐIỂM điểm