Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Quý Cáp (Có đáp án)

doc 4 trang Đăng Bình 09/12/2023 1090
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Quý Cáp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2013_2014_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Quý Cáp (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆ KIỂM TRA HKI – NĂM HỌC 2013-2014 TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP MÔN: SINH HỌC – LỚP 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Học sinh làm bài trên giấy thi) Câu 1: (3 điểm) Nêu khái quát đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh? Câu 2: ( 3 điểm) Giải thích cấu tạo, sự sinh sản và vòng đời ký sinh của Sán lá gan? Câu 3: ( 3 điểm) Trình bày những lợi ích và tác hại của Thân mềm trong đời sống con người? Câu 4: ( 1 điểm) Con người đã làm gì để góp phần tăng tính đa dạng ở Động vật?
  2. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẨM LỆ KIỂM TRA HỌC KỲ I - Năm học 2013 - 2014 TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP Hướng dẫn chấm MÔN : SINH HỌC - LỚP 7 Thời gian: 45 phút ( không kể giao đề) ĐÁP ÁN: Đề chính thức: Câu 1: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành ĐVNS. a. Đặc điểm chung của ngành ĐVNS: (2 điểm) - Có cấu tạo đơn bào, kích thước hiển vi. - Sống dị dưỡng, một số có khả năng tự dưỡng ( trùng roi), và ký sinh gây bệnh ( trùng kiết lỵ, trùng sốt rét). - Di chuyển bằng chân giả, roi bơi hoặc lông bơi. - Hầu hết sinh sản vô tính bằng cách phân đôi. - Gặp điều kiện bất lợi một số ĐVNS hình thành bào xác tự vệ. b. Vai trò thực tiễn của ĐVNS: (1 điểm) - Là nguồn thức ăn cho nhiều động vật lớn hơn. - Một số ĐVNS ký sinh gây bệnh nguy hiểm cho người và động vật. Câu 2: Cấu tạo và vòng đời của Sán lá gan. a. Cấu tạo Sán lá gan: (1,5 điểm) - Mắt, lông bơi tiêu giảm, chưa có hậu môn. - Có 2 giác bám giúp sán lá gan bám chắc vào nội tạng của vật chủ. - Cơ dọc, cơ vòng và cơ bụng phát triển giúp cơ thể sán chùn giãn, phồng dẹp để chui rúc, luồn lách. b. Vòng đời Sán lá gan: (1,5 điểm) - Sán lá gan đẻ nhiều trứng. - Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi. - Ấu trùng chui vào ký sinh trong ốc ruộng, sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi. - Ấu trùng rụng đuôi kết vỏ cứng thành kén sán. - Trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan. Câu 3: Vai trò của Thân mềm Có lợi: (2 điểm) - Làm thực phẩm cho người. - Làm thức ăn cho ĐV khác. - Làm đồ trang sức, trang trí. - Làm sạch môi trường. - Có giá trị xuất khẩu, giá trị về mặt địa chất. Có hại : (1 điểm) - Có hại cho cây trồng. - Là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán. Câu 4: Qua tác động thuần dưỡng, con người đã tạo ra rất nhiều dạng vật nuôi từ một số dạng động vật ban đầu , góp phần làm tăng tính đa dạng ở động vật. (1 điểm)
  3. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẨM LỆ KIỂM TRA HỌC KỲ I - Năm học 2013 - 2014 TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP MÔN : SINH HỌC - LỚP 7 Thời gian: 45 phút ( không kể giao đề) ĐỀ DỰ BỊ Câu 1: ( 3 điểm) Giải thích cấu tạo, sự sinh sản và vòng đời ký sinh của Giun đũa? Câu 2: ( 3 điểm) Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của Tôm sông. Câu 3: ( 3 điểm) Trình bày đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp trong đời sống con người? Câu 4: ( 1 điểm) Con người đã làm gì để góp phần tăng tính đa dạng ở Động vật?
  4. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẨM LỆ KIỂM TRA HỌC KỲ I - Năm học 2013 - 2014 TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP Hướng dẫn chấm MÔN : SINH HỌC - LỚP 7 Thời gian: 45 phút ( không kể giao đề) ĐÁP ÁN: Đề dự bị: Câu 1: Cấu tạo ngoài và vòng đời của Giun đũa. a. Cấu tạo ngoài của Giun đũa: (1,5 điểm) - Giun đũa dài khoảng 25cm, hình ống, cơ thể căng tròn. - Bên ngoài có lớp vỏ cutincun bảo vệ. b. Vòng đời Giun đũa: (1,5 điểm) - Trứng giun đũa theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí sẽ phát triển thành ấu trùng trong trứng. - Người ăn phải trứng giun, đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi rồi quay lại ruột non và ký sinh ở đó. Câu 2 : Cấu tạo ngoài của Tôm. a. Vỏ cơ thể Tôm : bằng kitin có ngấm canxi, chức năng bảo vệ. (1 điểm) b. Các phần phụ và chức năng: (2 điểm) - 2 mắt kép, 2 đôi râu có chức năng định hướng, phát hiện mồi. - 6 đôi chân hàm có chức năng giữ và xử lý mồi. - 5 đôi chân ngực có chức năng bắt mồi và bò. - Các đốt bụng : bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng. - Tấm lái : lái và giúp tôm nhảy. Câu 3 : Đặc điểm chung và vai trò của Chân khớp. a. Đặc điểm chung của Chân khớp: (1 điểm) - Chân phân đốt, khớp động. - Có bộ xương ngoài bằng kitin. - Lớn lên qua nhiều lần lột xác. b. Vai trò của Chân khớp: (2 điểm) Lợi ích : - Làm thuốc. - Làm thực phẩm. - Thụ phấn cho cây. Tác hại : - Phá hại mùa màng. - Làm hỏng đồ dùng bằng gỗ. - Lan truyền bệnh nguy hiểm. Câu 4: Qua tác động thuần dưỡng, con người đã tạo ra rất nhiều dạng vật nuôi từ một số dạng động vật ban đầu , góp phần làm tăng tính đa dạng ở động vật. (1 điểm)