Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

docx 6 trang thuongdo99 4360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_7_nam_hoc_2020_2021_truo.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

  1. Trường THCS Trưng Vương Năm học 2020 – 2021 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Họ và tên Môn Vật lý 7 Lớp 7 . Thời gian làm bài: 45 phút. ĐỀ 701 (Học sinh được sử dụng máy tính) Câu 1: Trong 20 giây một lá thép thực hiện được 500 dao động. Tần số dao động của lá thép có giá trị là A. 1000Hz. B. 10000Hz. C. 250Hz. D. 25Hz. Câu 2: Vật nào sau đây là nguồn sáng? A. Cái lá đang rung rinh trong gió, dưới ánh nắng mặt trời. B. Sơn phản quang phản xạ lại ánh sáng khi được chiếu vào. C. Ngọn lửa đang cháy trên bếp ga. D. Bóng đèn pin chưa được bật công tắc. Câu 3: Trong hiện tượng phản xạ ánh sáng, tia tới là A. tia sáng đi từ ngoài đến mặt phản xạ của gương. B. tia sáng từ gương tới mắt người quan sát. C. tia sáng nằm trên mặt phản xạ của gương. D. tia kẻ vuông góc với mặt phản xạ của gương. Câu 4: Chọn cụm từ đúng điền vào chỗ trống trong câu phát biểu sau: Chùm sáng song song gồm các tia sáng . trên đường truyền của chúng. A. loe rộng ra B. không giao nhau C. gấp khúc D. giao nhau Câu 5: Chọn phát biểu sai. A. Biên độ dao động ảnh hưởng đến độ to, độ nhỏ của âm phát ra. B. Âm có độ to dưới 160dB không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người. C. Khi biên độ dao động càng lớn thì âm phát ra càng to, và ngược lại. D. Vật dao động càng yếu thì âm phát ra càng nhỏ, và ngược lại. Câu 6: Chiếu tia sáng SI tới gương phẳng, cho tia phản xạ IR (với I là điểm tới tại gương). Biết góc hợp bởi tia tới SI và gương phẳng là 30o. Hỏi góc phản xạ có giá trị bằng bao nhiêu? A. 60o. B. 30o. C. 0o. D. 90o. Câu 7: Cho hình bên dưới, biết góc tới i=30o. Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải quay gương quanh điểm tới của nó theo chiều nào, quay một góc bao nhiêu? A. Quay theo chiều kim đồng hồ một một góc 60o. B. Quay theo chiều kim đồng hồ một góc 30o. C. Quay ngược chiều kim đồng hồ một góc 30o. D. Quay ngược chiều kim đồng hồ một góc 60o. Câu 8: Trong các câu sau đây, câu nào sai? A. Chùm tia phân kì chiếu đến gương cầu lõm sẽ luôn cho chùm tia phản xạ là chùm sáng hội tụ. B. Các tia sáng khi đến gặp gương cầu lõm đều bị phản xạ lại.
  2. C. Tia phản xạ sẽ trùng với tia tới nếu tia tới đi qua tâm gương cầu lõm. D. Chùm tia song song chiếu đến gương cầu lõm sẽ cho chùm tia phản xạ là chùm hội tụ. Câu 9: Khi chiếu tia sáng vuông góc với mặt phản xạ của gương phẳng thì A. tia phản xạ vuông góc với tia tới. B. tia phản xạ trùng với mặt phẳng gương. C. góc phản xạ và góc tới đều bằng 00 . D. góc phản xạ bằng 900 . Câu 10: Ta nhìn thấy dây tóc bóng đèn (trong bóng đèn dây tóc) khi đèn không sáng vì A. có ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền tới mắt ta. B. có ánh sáng từ mắt truyền đến dây tóc bóng đèn. C. có dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn. D. giữa mắt và dây tóc bóng đèn không có vật chắn sáng. Câu 11: Khi trời giông bão, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Nguồn âm phát ra lúc này là do A. các đám mây va chạm mạnh với nhau. B. tia chớp phóng qua làm đám mây giãn nở đột ngột. C. tia sét phóng qua làm không khí giãn nở mạnh. D. nhiều hơi nước trong không khí va chạm nhau. Câu 12: Ở những đoạn đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường lắp gương gì? Vì sao? A. Lắp gương phẳng vì gương phẳng cho ảnh lớn đúng bằng vật, giúp dễ dàng trong quan sát vật. B. Lắp gương cầu lồi vì gương này cho ảnh rõ nét hơn gương phẳng cùng kích thước, giúp dễ dàng quan sát vật hơn. C. Lắp gương cầu lồi vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng cùng kích thước. D. Lắp gương cầu lồi chứ không dùng gương phẳng cùng kích thước vì gương phẳng dễ vỡ hơn, hay phải thay thế hơn. Câu 13: Theo định luật phản xạ ánh sáng thì A. tia phản xạ nằm trên mặt phẳng gương. B. độ lớn góc phản xạ bằng độ lớn góc tới. C. độ dài tia phản xạ bằng độ dài tia tới. D. tia phản xạ luôn vuông góc với mặt gương. Câu 14: Trong các vật sau, vật nào có thể coi là gương cầu lõm? A. Mặt hồ nước đang gợn sóng. B. Mặt hồ nước đang phẳng lặng. C. Mặt ngoài cái muôi (muỗng) inox. D. Pha đèn của ô tô. Câu 15: Khi nào một vật phát ra âm thanh? A. Khi uốn cong vật đó. B. Khi nén vật đó lại. C. Khi làm cho vật dao động. D. Khi kéo dãn vật đó. Câu 16: Nguồn sáng là gì? A. Là những vật hắt lại ánh sáng. B. Là những vật tự phát ra ánh sáng. C. Là những vật được nung nóng. D. Là những vật được chiếu sáng. Câu 17: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nguyệt thực? A. Mặt trăng bỗng dưng ngừng phát sáng. B. Mặt tán xạ của Mặt Trăng không hướng về phía Trái Đất.
  3. C. Mặt Trăng bị mây đen che khuất. D. Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Câu 18: Nguồn sáng nào sau đây có thể phát ra chùm sáng hội tụ? A. Cây nến đang cháy. B. Mặt trời. C. Đèn pin. D. Bóng đèn dây tóc. Câu 19: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào không vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng? A. người thợ xây dùng dây dọi để xây cho thẳng khi xây một tòa nhà. B. bạn lớp trưởng nhìn theo vai các bạn để "gióng hàng" cho thẳng. C. người đi ngoài đường giơ tay lên để che ánh nắng chiếu vào mắt. D. khi bắn cung, vận động viên thường "ngắm" trước khi bắn. Câu 20: Chọn câu phát biểu đúng về tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. A. Độ lớn của ảnh ảo phụ thuộc vào vị trí của vật trước gương. B. Độ lớn của ảnh ảo tạo bởi gương lớn hơn độ lớn của vật. C. Độ lớn của ảnh ảo tạo bởi gương nhỏ hơn độ lớn của vật. D. Độ lớn của ảnh ảo tạo bởi gương bằng độ lớn của vật. Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Khi gõ đàn đá, các viên đá rung động phát ra âm thanh. B. Khi thổi sáo, các lỗ sáo dao động phát ra âm thanh. C. Khi gõ vào mặt trống, mặt trống dao động phát ra âm thanh. D. Nguồn âm là các vật dao động phát ra âm thanh. Câu 22: Khi dùng búa cao su gõ nhẹ vào âm thoa thì âm thoa dao động phát ra âm thanh. Nhưng khi cho con lắc dao động thì người ta không nghe được âm thanh. Vì A. âm thoa dao động là nguồn âm còn con lắc dao động không phải ra nguồn âm. B. con lắc là nguồn phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ nên tai người không nghe được. C. con lắc phát ra âm thanh nhưng tần số lớn nên tai người không nghe được. D. dây của con lắc ngắn, nên con lắc không có khả năng phát ra âm thanh. Câu 23: Một tia sáng được chiếu tới gương phẳng. Muốn thu được góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ có độ lớn bằng 50o thì khi đó góc hợp bởi tia tới và gương có giá trị bằng bao nhiêu? A. 65o. B. 25o. C. 50o. D. 40o. Câu 24: Đơn vị đo của tần số là A. N.m. B. dB. C. m/s. D. Hz. Câu 25: Vật sáng AB đặt trước gương cầu lồi cho ảnh A’B’ là A. ảnh ảo, nhỏ hơn vật. B. ảnh ảo, lớn hơn vật. C. ảnh ảo, bằng vật. D. ảnh thật, nhỏ hơn vật.
  4. Trường THCS Trưng Vương Năm học 2020 – 2021 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Họ và tên Môn Vật lý 7 Lớp 7 . Thời gian làm bài: 45 phút. ĐỀ 702 (Học sinh được sử dụng máy tính) Câu 1: Trong các ứng dụng sau, ứng dụng nào là của gương cầu lồi? A. Làm gương chiếu hậu ở ô tô, xe máy. B. Làm nóng đồ vật. C. Đốt cháy thuyền quân giặc. D. Là gương trong pha đèn pin. Câu 2: Đơn vị đo độ to của âm là A. dB. B. Hz. C. m/s. D. số dao động/giây. Câu 3: Chiếu tia sáng SI tới gương phẳng, cho tia phản xạ IR (với I là điểm tới tại gương). Biết góc hợp bởi tia tới SI và gương phẳng là 70o. Hỏi góc hợp bởi tia phản xạ và mặt gương có giá trị bằng bao nhiêu? A. 0o. B. 70o. C. 20o. D. 90o. Câu 4: Chiếu một chùm sáng song song tới gương, chùm phản xạ là chùm sáng hội tụ. Gương đã dùng là loại gương nào? A. Gương cầu lõm hoặc gương cầu lồi. B. Gương cầu lồi. C. Gương phẳng. D. Gương cầu lõm. Câu 5: Một gương phẳng đặt nghiêng góc 45 o so với phương nằm ngang, chiếu một chùm tia tới song song theo phương nằm ngang lên mặt gương. Hỏi gương tạo ra chùm tia phản xạ như thế nào? A. Là chùm song song, phản xạ theo hướng thẳng đứng xuống phía dưới. B. Là chùm song song, phản xạ theo hướng ngược lại chùm tia tới. C. Là chùm song song, phản xạ theo hướng xuống dưới, tạo bởi gương một góc 30o. D. Là chùm phân kì, phản xạ theo hướng xuống dưới. Câu 6: Ánh sáng truyền từ bóng đèn tới con cá đang bơi trong bể cá (bể cá cảnh bằng thủy tinh) sẽ đi qua môi trường không khí, môi trường thủy tinh và môi trường nước. Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng khi A. truyền từ không khí vào nước. B. truyền từ không khí vào thủy tinh. C. truyền từ thủy tinh vào nước. D. truyền trong môi trường nước. Câu 7: Để tăng biên độ dao động của dây đàn, người chơi đàn ghi-ta cần
  5. A. gảy vào dây đàn nhẹ hơn. B. gảy vào dây đàn mạnh hơn. C. thay đổi vị trí bấm phím đàn. D. thay đổi tư thế ngồi. Câu 8: Trong các lớp học, người ra thường dùng một hệ thống gồm nhiều đèn thay vì dùng một đèn có công suất lớn. Về phương diện quang học, mục đích chính của việc này là gì? A. Để thu được ánh sáng yếu hơn phát ra từ các bóng đèn, đỡ chói mắt. B. Để an toàn (nếu có một đèn cháy thì còn đèn khác để chiếu sáng). C. Để cho phòng học trở nên đẹp, có tính thẩm mĩ và sang trọng hơn. D. Để tránh hiện tượng xuất hiện các bóng tối và bóng nửa tối. Câu 9: Chuyển động nào dưới đây được gọi là dao động? A. Chuyển động qua lại xung quanh một vị trí. B. Chuyển động của một vật được ném lên cao. C. Chuyển động trên một đường tròn lặp đi lặp lại. D. Chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực. Câu 10: Vật sáng AB đặt phía trước, gần sát gương cầu lõm tại vị trí thích hợp cho ảnh A’B’ là A. ảnh ảo, lớn hơn vật. B. ảnh ảo, bằng vật. C. ảnh ảo, nhỏ hơn vật. D. ảnh thật, lớn hơn vật. Câu 11: Để nhìn thấy một vật thì A. vật đó phải được chiếu sáng. B. vật đó vừa là nguồn sáng, vừa là vật sáng. C. vật đó phải là nguồn sáng. D. phải có ánh sáng từ vật đến mắt. Câu 12: Cho một cái bút chì đặt thẳng đứng trước một gương cầu lồi, ảnh thu được là ảnh ảo. Phát biểu nào sau đây là sai về tính chất của ảnh. A. Ảnh có kích thước nhỏ hơn vật. B. Ảnh có kích thước lớn hơn vật. C. Ảnh không hứng được trên màn. D. Ảnh có hình dạng giống vật nhưng bé hơn. Câu 13: Một vật cao 5cm được đặt ngay trước một gương phẳng ở vị trí thích hợp. Phát biểu nào dưới đây mô tả đúng tính chất của ảnh của vật đó tạo bởi gương? A. Là ảnh thật, cao 5cm. B. Là ảnh thật, cao 10cm. C. Là ảnh ảo, cao 5cm. D. Là ảnh ảo, cao 10cm. Câu 14: Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng? A. Mặt Trăng đang sáng. B. Ngọn lửa đang cháy. C. Các vì sao đang sáng. D. Con đom đóm đang bay. Câu 15: Trong hiện tượng phản xạ ánh sáng, tia phản xạ A. nằm trong vùng giữa tia tới và đường pháp tuyến. B. nằm trên cùng mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới. C. phản xạ lại theo hướng vuông góc với mặt gương, nằm trong mặt phẳng tới. D. nằm trên mặt phản xạ của gương, là là theo mặt gương. Câu 16: Chọn câu phát biểu sai. Theo định luật phản xạ ánh sáng thì A. góc phản xạ có độ lớn bằng độ lớn của góc tới. B. tia phản xạ nằm khác phía với tia tới so với đường pháp tuyến. C. tia phản xạ có độ dài bằng độ dài của tia tới. D. tia phản xạ nằm trên cùng mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến. Câu 17: Khi yên tĩnh, có con muỗi bay qua ta nghe thấy tiếng vo ve. Âm thanh này phát ra từ đâu? A. Chân con muỗi dao động. B. Miệng con muỗi dao động. C. Không khí trong phòng dao động. D. Cánh con muỗi dao động. Câu 18: Câu phát biểu nào sau đây là sai?
  6. A. Khi có ánh sáng truyền từ mắt ta đến vật thì ta có thể nhìn thấy vật. B. Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. C. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. D. Nguồn sáng là những vật tự phát ra ánh sáng. Câu 19: Chọn phát biểu đúng. A. Dao động càng chậm thì tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng cao. B. Dao động càng nhanh thì tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao. C. Dao động càng nhanh thì tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng trầm. D. Dao động càng nhanh thì tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng trầm. Câu 20: Khi gõ nhẹ lên mặt bàn, mặt bàn dao động phát ra âm thanh nhưng ta vẫn nhìn thấy mặt bàn đứng yên. Làm thế nào để chứng minh mặt bàn dao động khi âm thanh phát ra? A. Đặt một vật thật nặng lên mặt bàn rồi gõ nhẹ, vật nặng sẽ bị di chuyển. B. Đặt một chiếc thước học sinh ở bên cạnh và vuông góc với mặt bàn, khi gõ nhẹ ta thấy mặt bàn dịch chuyển so với thước. C. Rắc một ít vụn giấy nhỏ lên mặt bàn rồi gõ nhẹ, khi đó ta thấy các vụn giấy bị nảy lên. D. Dùng điện thoại chụp lại ảnh của mặt bàn khi gõ, so sánh với ảnh chụp cùng góc độ khi chưa gõ. Câu 21: Dao động nào dưới đây có tần số lớn nhất? A. Trong một giây, con lắc thực hiện được 150 dao động. B. Trong một phút mặt trống thực hiện được 1000 dao động. C. Trong mười phút, âm thoa thực hiện được 6000 dao động. D. Trong ba giây dây đàn thực hiện được 600 dao động. Câu 22: Theo định luật phản xạ ánh sáng, độ lớn của góc phản xạ có mối quan hệ như thế nào so với độ lớn của góc tới? A. góc phản xạ lớn hơn góc tới. B. góc phản xạ bằng góc tới. C. góc phản xạ nhỏ hơn góc tới. D. góc phản xạ luôn bằng 90o. Câu 23: Chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu phát biểu sau: Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một (1) có (2) .gọi là tia sáng. A. (1) đoạn thẳng; (2) chiều. B. (1) đường cong; (2) mũi tên chỉ hướng. C. (1) đường thẳng; (2) mũi tên chỉ hướng. D. (1) đường gấp khúc; (2) mũi tên. Câu 24: Khi đứng trong vùng đang xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần, ở Mặt Đất, ta thấy A. Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn, vẫn nhìn thấy "tai lửa" xung quanh Mặt Trời. B. một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất, vẫn nhìn thấy ánh sáng của Mặt Trời. C. Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn, không nhìn thấy bất kì tia sáng nào của Mặt Trời. D. một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất, vẫn nhìn thấy rõ “tai lửa” xung quanh Mặt Trời. Câu 25: Một tia sáng được chiếu tới gương phẳng. Muốn thu được góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ có độ lớn bằng 50o thì khi đó góc tới có giá trị bằng bao nhiêu? A. 50o. B. 40o. C. 25o. D. 65o.