Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2016_2017_truong.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên
- TRƯỜNG THCS LONG BIÊN MỤC TIÊU – MA TRẬN TỔ: XÃ HỘI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 6 NĂM HỌC 2016 - 2017 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức. - Những kiến thức về văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn đã học trong học kì I. 2. Kĩ năng. - Học sinh biết cách làm bài tập trắc nghiệm, trả lời các dạng câu hỏi về kiến thức Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học. - Biết cách vận dụng kiến thức để làm các dạng bài tập - Biết cách đặt câu, viết đoạn để xây dựng một bài văn tự sự hoàn chỉnh. 3. Thái độ. - Thái độ làm bài nghiêm túc. - Phát huy tính cẩn thận, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Bồi dưỡng những tình cảm nhân văn trong sáng. II. MA TRẬN ĐỀ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Vận dụng Tổng T Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng cao số câu/ T điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Kiến thức cơ bản về I.1 II.1.a 1 câu, 1 tác giả, tác phẩm (0,5đ) (0,5 đ) ý/1đ 2 Cảm thụ chi tiết hay II.1.b 1 ý/ (1.5 đ) 1.5đ 3 Phân tích cụm từ, I.2,3 II.2 3 câu/ chữa lỗi dùng từ (1đ) (1đ) 2đ 4 Liên hệ thực tế I.4 1 câu/ (0.5đ) 0.5đ 5 Văn tự sự II.3 1 câu/ (5đ) 5 đ Tổng số điểm 0.5đ 0,5đ 1đ 2.5đ 5đ 0.5đ 7 câu/ 10 đ
- TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC: 2016 - 2017 LỚP: 6 ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 12 / 12 / 2016 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm ) Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi lại chữ cái đứng đầu phương án đúng: Câu 1. Truyện ngụ ngôn là gì? A. Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần. B. Là loại truyện kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. C. Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người. D. Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. Câu 2. “Tất cả những bạn học sinh lớp 6B mặc áo đồng phục ấy” là? A. Câu hoàn chỉnh B. Cụm danh từ C. Cụm động từ D. Cụm tính từ Câu 3. Dòng nào dưới đây không mắc lỗi dùng từ? A. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. B. Bạn Hiền là một học sinh ngoan nên chúng tôi rất yêu quí bạn Hiền. C. Có một số bạn còn bàng quang với lớp. D. Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện. Câu 4. Từ câu chuyện “Thầy bói xem voi” em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống hàng ngày? A. Phải mở rộng tầm hiểu biết của bản thân. B. Phải tìm hiểu sự việc một cách toàn diện C. Không được chủ quan, kiêu ngạo. D. Không được khoe khoang. II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm). Câu 1 (2 điểm): Cho đoạn văn sau: “Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh.” a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Xác định thể loại của văn bản đó và nêu khái niệm thể loại. b. Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng. Câu 2 (1 điểm): a. Chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng: - Truyện dân gian có nhiều chi tiết kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian. b. Tìm một cụm danh từ và đặt câu với cụm danh từ vừa tìm được. Câu 3 (5 điểm): Kể về một kỉ niệm sâu sắc mà em nhớ mãi.
- III. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM I. Phần trắc nghiệm. (2 điểm) Mỗi đáp án đúng, đủ được 0,5 điểm 1. A, B, C 2. A 3. A 4. A, B II. Phần tự luận. Câu 1 (3 điểm): a. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh (0.25 đ) - Thể loại: Truyện truyền thuyết (0.25đ) - Khái niệm truyện truyền thuyết: (0.5đ) + Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ + Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo + Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. b. Nghệ thuật so sánh: “tài năng cũng không kém” (0.5đ) * Tác dụng - Làm cho câu văn thêm sinh động (0.25đ) - Thể hiện sự ngang tài, ngang sức của hai vị thần. (0.25đ) Câu 2 (1 điểm): a. Lỗi lặp từ: “truyện dân gian” (0.25đ) + Sửa lại: - Truyện dân gian có nhiều chi tiết kì ảo nên em rất thích đọc những truyện đó. (0.25đ) b. Tìm được cụm danh từ (0.25đ) Đặt câu đúng (0.25đ) Câu 3 (5 điểm) a. Yêu cầu chung: - Viết đúng kiểu bài văn tự sự - Viết đúng nội dung đề yêu cầu - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi, từ ngữ trong sáng. b. Yêu cầu cụ thể: * Mở bài: - Giới thiệu chung về kỉ niệm sẽ kể. * Thân bài: - Hoàn cảnh diễn ra kỉ niệm - Nhân vật có mặt trong kỉ niệm đó - Diễn biến kỉ niệm - Kết thúc kỉ niệm
- - Liên hệ, rút ra bài học với bản thân * Kết bài: - Khẳng định suy nghĩ của bản thân. Biểu điểm: - Điểm 5: đáp ứng đủ các yêu cầu trên, nội dung sâu sắc, cách kể hấp dẫn, thuyết phục, lời văn trong sáng, diễn đạt tốt. - Điểm 4: đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, đầy đủ nội dung, diễn đạt lưu loát, có thể mắc một vài lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 3: đáp ứng ½ yêu cầu trên, cơ bản thuyết minh được những đặc điểm chính, diễn đạt có thể chưa tốt nhưng không đến mức sai lệch ý, còn mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, câu, diễn đạt. - Điểm 2: chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sơ sài, sa vào tả, mắc nhiều lỗi. - Điểm 1: bài làm quá sơ sài, gần như không đạt yêu cầu, không làm rõ nội dung thuyết minh, mắc quá nhiều lỗi. - Điểm 0: không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn. * Lưu ý: Giáo viên chấm bài căn cứ vào đáp án, biểu điểm cho các thang điểm còn lại. Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng đảm bảo nội dung thì vẫn cho điểm. Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, bộc lộ năng khiếu viết văn và những tình cảm nhân văn đáng trân trọng. * Duyệt đề: BGH Nhóm trưởng Người ra đề Tô Thị Kim Thoa Nguyễn Thị Bích Thuận