Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cự Khối

doc 7 trang thuongdo99 4660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2020_2021_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 29/ 12/ 2020 Mã đề 01 PHẦN I ( 5.0 điểm ) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: " Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thủy Tề cho ra gảy. Tiếng đàn vẳng đến hoàng cung, lọt vào tai công chúa. Vừa nghe tiếng đàn, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nàng xin vua cha cho gọi người đánh đàn vào cung. Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến.Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn ” (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 - tập I) Câu 1 (1.5 điểm): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian nào? Kể tên một văn bản em đã học trong chương trình Ngữ văn 6 có cùng thể loại với truyện đó? Câu 2 (1.0 điểm): Từ “đầu đuôi” trong đoạn trích trên xét về cấu tạo thuộc loại từ gì? Tìm trong đoạn trích trên một từ có cấu tạo tương tự. Câu 3 (1.0 điểm): Tìm một cụm danh từ và phân tích cấu tạo của cụm danh từ ấy trong câu văn sau: “Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, giao cho Thạch Sanh xét xử.” Câu 4 (1.5 điểm): Trong truyện, Thạch Sanh đã tha cho mẹ con Lí Thông - những kẻ vong ân bội nghĩa, thoát tội chết để chúng về quê làm ăn. Điều đó giúp em hiểu gì về vẻ đẹp của chàng? Từ cách ứng xử của Thạch Sanh, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình trong cuộc sống. PHẦN II ( 5.0 điểm ) Đóng vai sứ giả, em hãy kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng. (SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1) Chúc các con làm bài tốt
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NGỮ VĂN 6 Năm học 2020- 2021 Mã đề 01 Phần I 5 điểm Câu 1: 1.5 điểm - Văn bản: Thạch Sanh 0.5 điẻm - Văn bản đó thuộc thể loại: cổ tích 0.5 điểm - Một văn bản cùng thể loại: Em bé thông minh 0.5 điểm Câu 2: 1.0 điểm - Từ “đầu đuôi”: từ ghép 0.5 điểm - Từ khác có cấu tạo tương tự: xét xử (làm ăn) 0.5 điểm Câu 3: 1.0 điểm - Cụm danh từ: hai mẹ con Lý Thông 0.5 điểm (HS chỉ cần tìm đúng 1 cụm danh từ) - HS phân tích đúng các thành phần của cụm danh từ 0.5 điểm Câu 4: 1.5 điểm - Vẻ đẹp của Thạch Sanh: Nhân hậu 0.5 điểm - Từ cách ứng xử của Thạch Sanh, học sinh có thể rút ra những bài học cho 1.0 điểm bản thân mình như: + Nên: Bao dung, độ lượng với những người mắc sai lầm + Không nên: Hẹp hòi, ích kỉ, sống mưu mô, gian ác Phần II 5.0 điểm 1.Yêu cầu chung: - Học sinh kể theo ngôi thứ nhất trong vai sứ giả (xưng “tôi”) - Người kể được thay đổi thứ tự sự việc vì sứ giả xuất hiện sau và người kể đan xen bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. - Bài viết có bố cục rõ ràng. 2. Yêu cầu cụ thể: HS có thể kể theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: - Mở bài: Xây dựng tình huống để giới thiệu vai người kể ( sứ giả) và giới 0.5điểm thiệu câu chuyện Thánh Gióng. - Thân bài: Kể diễn biến chi tiết theo các sự việc phụ thuộc vai người kể: 4.0 điểm - Tôi (ta) được vua sai đi tìm người tài giỏi. - Tôi (ta) đến làng Gióng, gặp mẹ Gióng, gặp Gióng. - Biết được câu chuyện Gióng sinh ra. - Tôi (ta) về tâu vua sắm cho Gióng những thứ Gióng cần. - Khi mang đến biết được câu chuyện Gióng lớn lên, dân làng góp gạo nuôi Gióng. - Gióng vươn vai thành tráng sĩ, Gióng ra trận đánh giặc. - Đánh thắng giặc, Thánh Gióng và ngựa bay về trời. - Kết bài: Vua nhớ công phong là Phù Đổng Thiên Vương dựng đền thờ ở quê 0.5điểm nhà.
  3. - Ý nghĩa của truyện, cảm nghĩ của người kể 3. Biểu điểm: - Điểm 5: Bài làm đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết mạch lạc, lưu loát, bố cục hợp lí, rõ ràng. - Điểm 4: Bài đảm bảo tương đối đầy đủ các yêu cầu, còn vài sai sót nhỏ nhưng không đáng kể. - Điểm 3: Bài đạt ½ yêu cầu, nội dung sơ sài song vẫn đảm bảo các ý chính. - Điểm 1-2: Bài sơ sài, còn thiếu ý, diễn đạt còn lủng củng - Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề. *Lưu ý: Căn cứ vào bài làm cụ thể của HS và biểu điểm, GV cho điểm phù hợp Ban giám hiệu duyệt Tổ (nhóm) CM ra đề
  4. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 29/ 12/ 2020 Mã đề 02 PHẦN I ( 5.0 điểm ) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi. Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc. Một hôm, viên quan đi qua cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đấp đất. Quan bèn dừng ngựa lại và hỏi: - Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng: - Thế xin ông hỏi câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường. Viên quan nghe cậu hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn ( Ngữ Văn 6, tập I, NXB Giáo dục) Câu 1(1.5 điểm): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian nào? Kể tên một văn bản em đã học trong chương trình Ngữ văn 6 có cùng thể loại với truyện đó. Câu 2 ( 1.0 điểm): Từ “oái oăm” trong đoạn trích trên, xét về mặt cấu tạo thuộc loại từ gì? Tìm trong đoạn trích trên một từ có cấu tạo tương tự. Câu 3( 1.0 điểm): Tìm một cụm danh từ và phân tích cấu tạo của cụm danh từ ấy trong câu văn sau: “Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người”. Câu 4 (1.5 điểm): .Trong truyện, em bé đã trả lời câu đố của viên quan bằng cách hỏi lại quan với nội dung tương tự. Điều đó giúp em hiểu gì về nhân vật em bé? Từ cách ứng xử của em bé, bản thân em học tập được điều gì? PHẦN II ( 5 điểm ): Đóng vai vua Hùng, em hãy kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh (SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1) Chúc các con làm bài tốt
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NGỮ VĂN 6 Năm học 2020- 2021 Mã đề 02 Phần I 5 điểm Câu 1: 1.5 điểm - Văn bản: Em bé thông minh 0.5 điẻm - Văn bản đó thuộc thể loại: cổ tích 0.5 điểm - Một văn bản cùng thể loại: Thạch Sanh 0.5 điểm Câu 2: 1.0 điểm - Từ “oái oăm”: từ láy 0.5 điểm - Từ khác có cấu tạo tương tự: lỗi lạc (sửng sốt) 0.5 điểm Câu 3: 1.0 điểm - Cụm danh từ: viên quan ấy; mọi người; những câu đố oái oăm 0.5 điểm (HS chỉ cần tìm đúng 1 cụm danh từ) - HS phân tích đúng các thành phần của cụm danh từ 0.5 điểm Câu 4: 1.5 điểm - Em bé thông minh nhanh trí, tài trí hơn người. 0.25 điểm - Em bé thông minh là hội tụ trí tuệ của nhân dân ta. 0.25 điểm - Từ cách ứng xử của em bé, học sinh có thể học hỏi cho bản thân mình như: 1.0 điểm + Bình tĩnh, tự tin, biết đối đáp trong những tình huống giao tiếp + Biết cách chủ động trong giao tiếp Phần II 5.0 điểm 1. Yêu cầu chung: - Học sinh kể theo ngôi thứ nhất trong vai vua Hùng (xưng “tôi”) - Người kể được thay đổi thứ tự sự việc vì sứ giả xuất hiện sau và người kể đan xen bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. - Bài viết có bố cục rõ ràng. 2. Yêu cầu cụ thể: HS có thể kể theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: - Mở bài: Xây dựng tình huống để giới thiệu vai người kể (vua Hùng) và giới 0,5điểm thiệu câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh - Thân bài: Kể diễn biến chi tiết theo các sự việc phụ thuộc vai người kể: 4.0 điểm - Những người đến cầu hôn: có hai chàng trai: Sơn Tinh và Thủy Tinh đều tài giỏi - Ta băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai. - Ta bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc - Ta đưa ra điều kiện kén rể: Sáng sớm ngày mai ai mang sính lễ đến trước thì sẽ được cưới con gái ta - Kết quả của việc chọn rể và cuộc chiến xảy ra:
  6. + Sơn Tinh đến sớm và được rước con gái ta về núi + Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương + Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng Sơn Tinh đã chiến thắng - Kết bài: Từ đó oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt 0,5 điểm dâng nước đánh Sơn Tinh. - Ý nghĩa của truyện, cảm nghĩ của người kể. 3. Biểu điểm: - Điểm 5: Bài làm đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết mạch lạc, lưu loát, bố cục hợp lí, rõ ràng. - Điểm 4: Bài đảm bảo tương đối đầy đủ các yêu cầu, còn vài sai sót nhỏ nhưng không đáng kể - Điểm 3: Bài đạt ½ yêu cầu, nội dung sơ sài song vẫn đảm bảo các ý chính - Điểm 1-2: Bài sơ sài, còn thiếu ý, diễn đạt còn lủng củng - Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề. *Lưu ý: Căn cứ vào bài làm cụ thể của HS và biểu điểm, GV cho điểm phù hợp Ban giám hiệu duyệt Tổ (nhóm) CM ra đề