Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên

doc 3 trang thuongdo99 1970
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2016_2017_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN MỤC TIÊU- MA TRẬN TỔ TỰ NHIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- MÔN SINH HỌC LỚP 7 NĂM HỌC: 2016 - 2017 I.MỤC TIÊU 1.Kiếu thức - Nêu được cách mở vỏ trai. Kể tên các bộ phận quan sát được về cơ thể trai. Liên hệ cách dinh dưỡng của trai với môi trường nước. - Trình bày được các bước mổ giun đất. Kể tên các bộ phận thuộc cơ quan tiêu hóa, thần kinh của giun đất. - Nêu đặc điểm chung, vai trò của lớp Sâu bọ ? Liên hệ đưa ra các biện pháp phòng chống sâu bọ có hại nhưng an toàn? - Kể tên được các đại diện của 3 lớp thuộc ngành Chân khớp. Nêu đặc đặc điểm chung của ngành Chân khớp. - Trình bày vai trò của ngành Chân khớp trong đời sống. Cho VD 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng làm bài tự luận, khả năng trình bày kiến thức. - Kĩ năng tư duy, so sánh, tổng hợp, phân tích kiến thức. 3. Thái độ - Rèn thái độ làm bài nghiêm túc II. MA TRẬN ĐỀ Chủ đề Mức độ kiến thức, kĩ năng Tổng Biết Hiểu Vận dụng điểm Vận dụng Vận dụng cao Các ngành Câu 3 2.5 giun (2.5 đ) Ngành thân Câu 4 ý 1,2 Câu 4 ý 3 1.5 mềm (1đ) (0.5đ) Ngành chân Câu 1 ý 1 Câu 1 ý 2 Câu 2 ý 2 6 khớp (1.5đ) ( 1.5đ) (1đ) Câu 2 ý 1 (2đ) Tổng điểm 4.5 4 1 0.5 10
  2. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ TỰ NHIÊN Năm học: 2016- 2017 Môn: Sinh học 7 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: /12/2016 Đề 2 I. Lý thuyết Câu 1( 3 điểm): Ngành Chân khớp có vai trò gì trong đời sống? Cho VD cụ thể? Câu 2( 3 điểm): Nêu đặc điểm chung của lớp Sâu bọ? Liên hệ đưa ra các biện pháp phòng chống sâu bọ có hại nhưng an toàn với con người và môi trường? II. Thực hành Câu 3( 2.5 điểm): Trình bày các bước mổ giun đất? Kể tên các bộ phận thuộc cơ quan thần kinh của giun đất? Câu 4( 1.5 điểm): Trình bày cách mở vỏ trai sông? Kể tên các bộ phận quan sát được về cơ thể trai sông? Cách dinh dưỡng của trai sông có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước? Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra
  3. III. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Đề 2 Câu Đáp án Điểm Câu 1 Vai trò của ngành Chân khớp: ( 3 đ) Lợi ích: 0.5đ - Cung cấp thực phẩm cho con người: tôm, cua 0.5đ - Là thức ăn của động vật khác: châu chấu, rận nước 0.5đ - Làm thuốc chữa bệnh: mật ong - Thụ phấn cho hoa: ong, bướm Tác hại: - Gây hại cho nông nghiệp: châu chấu, cào cào 0.5đ - Hại đồ gỗ, tàu thuyền: mọt ẩm, sun 0.5đ - Là vật trung gian truyền bệnh: ruồi, muỗi 0.5đ Câu 2 - - Đặc điểm chung của lớp Sâu bọ: ( 3đ) - + Cơ thể có 3 phần riêng biệt: 0.5đ - + Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. 0.5đ - + Hô hấp bằng ống khí. 0.5đ - + Phát triển qua biến thái 0.5đ - - Các biện pháp phòng chống sâu hại nhưng an toàn: Hs tự liên hệ 1đ Câu 3 - Các bước mổ giun đất: (2.5 đ) + Bước 1: Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ, cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh 0.5đ ghim. + Bước 2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía 0.5đ đuôi. + Bước 3: Đổ nước ngập cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao 0.5đ tách ruột khỏi thành cơ thể. + Bước 4: Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim đến đó. Dùng kéo cắt dọc cơ 0.5đ thể về phía đầu. - Các bộ phận thuộc cơ quan thần kinh của giun đất: hạch não, vòng hầu, chuỗi 0.5đ dây thần kinh bụng. Câu 4 - - Cách mở vỏ Trai: Dùng dao mỏng luồn vào giữa 2 mảnh vỏ trai, rồi cắt cơ 0.5đ (1.5 đ) khép vỏ trước và cơ khép vỏ sau. - Các bộ phận quan sát được về cơ thể Trai: áo trai, mang trai, thân trai, chân 0.5đ trai, ống hút, ống thoát, vết bám cơ khép vỏ, cơ khép vỏ. - Liên hệ cách dinh dưỡng của trai va môi trường nước: khi trai di chuyển trong 0.5đ bùn, dòng nước qua ống hút vào khoang áo mang thức ăn (thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) vào miệng trai và mang trai. Cơ chế dinh dưỡng này của trai giống như cơ chế của máy lọc nước giúp làm sạch môi trường nước. BGH DUYỆT Đại diện tổ/ nhóm GV ra đề Hoàng Thị Tuyết Đào Thị Thanh Mai