Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 8 - Đề 2 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

doc 2 trang thuongdo99 2190
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 8 - Đề 2 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_8_de_2_nam_hoc_2019_2020_t.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 8 - Đề 2 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ HÓA – SINH – ĐỊA MÔN SINH HỌC 8 MÃ ĐỀ 02 Ngày 6/12/2019 (Đề gồm 02 trang) Năm học: 2019 – 2020 Thời gian làm bài: 45 phút HỌ VÀ TÊN: . LỚP: I. Trắc nghiệm (5 điểm). Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái (A, B, C, hoặc D) đứng trước phương án trả lời đúng: Câu 1: Chất không bị biến đổi hóa học trong quá trình tiêu hóa là A. axit nulceic B. nước C. lipit D. đường đôi Câu 2: Ở dạ dày, biến đổi lí học và hóa học không gồm hoạt động A. tiết dịch mật B. co bóp, đảo trộn thức ăn C. biến đổi protein D. tiết dịch vị Câu 3: Khi gặp người bị đuối nước ta dùng phương pháp sơ cứu A. bấm huyệt B. sát trùng C. băng bó D. hô hấp nhân tạo Câu 4: Ở người, một nhịp hô hấp được tính bằng A. số lần thở ra trong một phút B. số lần hít vào trong một phút C. số cử động hô hấp trong một phút D. số cử động hô hấp trong một ngày Câu 5: Tổng dung tích phổi của một người trưởng thành bình thường chứa khoảng A. 4400 – 6000 ml khí. B. 40000 - 66000 ml khí. C. 44000 – 60000 ml khí. D. 70000 - 80000 ml khí. Câu 6: Cơ quan giúp làm ấm và làm ẩm không khí trước khi vào phổi là A. phổi B. khoang mũi C. khí quản D. phế quản Câu 7: Bệnh nào là bệnh về tiêu hóa? A. Sổ mũi ở trẻ nhỏ B. Hen suyễn C. Tiêu chảy D. Cảm lạnh Câu 8: Để bảo vệ hệ tiêu hóa chúng ta nên A. thường xuyên bỏ bữa B. ăn nhiều đồ cay C. vừa ăn vừa học bài D. ăn đúng, giờ đúng bữa Câu 9: Trong hệ hô hấp, sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài diễn ra ở A. thanh quản. B. khí quản. C. khoang mũi. D. phổi. Câu 10: Chất độc nicôtin có nhiều trong A. khói thuốc lá B. nước bị ô nhiễm C. khí đốt than D. khí thải xe máy Câu 11: Tiêu hóa thức ăn gồm quá trình biến đổi nào? A. Dự trữ chất dinh dưỡng thừa B. Thải bã C. Biến đổi hóa học, lí học D. Khử các chất độc Câu 12: Chất nào trong thức ăn bị biến đổi hóa học ở dạ dày? A. Glixerin B. Protein C. Đường đôi D. Axit nucleic Câu 13: Sự trao đổi khí ở phổi gồm A. sự khuếch tán của cacbonic từ máu vào tế bào và của oxi từ tế bào vào máu. B. sự khuếch tán của oxi từ không khí ở phế nang vào máu và của cacbonic từ máu vào không khí phế nang. C. sự khuếch tán của cacbonic từ không khí ở phế nang vào máu và của oxi từ máu vào không khí phế nang. D. sự khuếch tán của oxi từ máu vào tế bào và của cacbonic từ tế bào vào máu. Trang 1/2 - Mã đề thi 02
  2. Câu 14: Gan không thực hiện vai trò nào sau đây? A. Co bóp và đảo trộn thức ăn. B. Khử các chất độc trong máu đi vào chung với các chất dinh dưỡng. C. Điều hòa nồng độ đường glucô trong máu ở mức ổn định. D. Điều hòa nồng độ axit béo trong máu ở mức ổn định. Câu 15: Hoạt động hô hấp có ý nghĩa A. cung cấp đủ khí cacbonic, tạo năng lượng cho mọi họat động sống của cơ thể B. giúp cho hoạt động hấp thụ các chất được dễ dàng C. cung cấp đủ khí oxi, tạo năng lượng cho mọi họat động sống của cơ thể D. giúp cho hoạt động thải bã các chất thừa và chất độc được dễ dàng Câu 16: Cơ quan nào không thuộc hệ hô hấp? A. Phế quản B. Ruột non C. Khí quản D. Phổi Câu 17: Động tác hít vào bình thường xảy ra do A. cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn B. cơ liên sườn ngoài dãn và cơ hoành co C. cơ liên sườn ngoài co và cơ hoành dãn D. cơ liên sườn ngoài và cơ hoành co Câu 18: Thức ăn được biến đổi hóa học một phần trong khoang miệng là A. rau cải B. cá C. bánh mì D. đậu phụ Câu 19: Khi cặn là khí A. thở ra bình thường B. thở ra gắng sức C. hít vào gắng sức D. còn lại trong phổi Câu 20: Phản xạ hắt xì có tác dụng A. tống các chất bẩn hoặc các dị vật ra khỏi đường dẫn khí. B. dẫn không khí ra và vào phổi. C. làm sạch và làm ấm không khí. D. ngăn cản bụi. II. Tự luận (5 điểm) Câu 21. (2 điểm) Sự biến đổi hóa học của lipit, tinh bột và đường đôi có trong thức ăn diễn ra như thế nào ở ruột non? Câu 22. (2 điểm) Nêu các biện pháp bảo vệ, rèn luyện hệ hô hấp? Câu 23. (1 điểm) Bằng kiến thức đã được học, em hãy giải thích nghĩa đen câu thành ngữ: “Nhai kĩ no lâu”? (HẾT) Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra, thu bài và đề khi hết giờ! Trang 2/2 - Mã đề thi 02