Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 7 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối

docx 3 trang thuongdo99 4360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 7 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_vat_li_lop_7_de_1_nam_hoc_2018_2019_tru.docx
  • docxma trận lớp 7.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 7 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN VẬT LÝ 7 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC: 2018 - 2019 Mã đề: 01 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 5 /12/ 2018. I. Trắc nghiệm (5 điểm): Ghi ra bài làm chữ cái đứng trước đáp án đúng: Câu 1:Ta nhìn thấy một vật khi: A. ta mở mắt hướng về phía vật.B. có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. C. mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật. D. vật được chiếu sáng. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đường truyền của ánh sáng? A. Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng. B. Đường truyền của ánh sáng trong không khí có thể là đường cong bất kì. C. Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường gấp khúc. D. Đường truyền ánh sáng không xác định được. Câu 3: Chùm sáng phân kì là chùm sáng: A. giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng. B. giao nhau tại ba điểm khác nhau trên đường truyền của chúng. C. loe rộng ra trên đường truyền của chúng. D. không giao nhau trên đường truyền của chúng. Câu 4: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo: A. đường cong B. đường gấp khúc C. đường tròn D. đường thẳng Câu 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất nào sau đây? A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật B. Hứng được trên màn và bé hơn vật C. Không hứng được trên màn và và bé hơn vật D. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật. Câu 6: Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất nào sau đây? A. Ngược chiều so với vật B. Cùng chiều so với vật C. Gương to thì ảnh cùng chiều với vật D. Gương nhỏ thì ảnh ngược chiều với vật Câu 7:Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi chùm sáng song song thành chùm sáng: A. song song B. phân kì C. hội tụ D. vừa song song vừa hội tụ. Câu 8: Khoảng cách từ ảnh của vật đến gương phẳng có tính chất nào sau đây? A. Bằng khoảng cách từ vật đến gương. B. Nhỏ hơn khoảng cách vật đến gương. C. Lớn gấp 2 lần khoảng cách từ vật đến gương. D. Lớn gấp 4 lần khoảng cách từ vật đến gương. Câu 9: Âm thanh được tạo ra nhờ: A. nhiệt B. điện C. ánh sángD. dao động Câu 10: Vật phát ra âm cao khi: A. vật dao động mạnh hơn. B. vật dao động chậm hơn. C.vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn. D. tần số dao động lớn hơn. Câu 11: Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn thì âm phát ra càng: A. dài B. ngắn C. nhỏD. to Câu 12:Vật phát ra âm to khi: A. vật dao động nhanh hơn.B. vật dao động mạnh hơn. C. tần số dao động lớn hơn D. vật dao động yếu hơn.
  2. Câu 13: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây? A. Chất rắn B. Chân không C. chất lỏng D. Chất khí Câu 14: Môi trường truyền âm tốt nhất là: A.không khí B. chất lỏngC. chất rắn D. chân không Câu 15: Vật nào sau đây là nguồn sáng? A. Mặt Trời. B. Mặt Trăng. C. Tờ giấy trắng trói lọi ngoài sân trường D. Que diêm chưa đốt. Câu 16: Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt: A. phẳng và sáng. B. gồ ghề và mềm. C. nhẵn và cứng. D. mấp mô và cứng. Câu 17: Khi dây đàn căng, nếu ta gẩy thì tần số dao động của dây đàn: A. nhỏ.B. lớn. C. lúc tăng lúc giảm. D. không thay đổi. Câu 18: Khi thổi sáo, bộ phận nào của sáo dao động phát ra âm? A. ống sáo. B. miệng sáo.C. cột không khí trong sáo. D. lỗ sáo Câu 19: Một tia sáng SI chiếu đến gương phẳng cho tia phản xạ IR. Khi quay gương quanh một trục bất kì nằm trùng với mặt gương, người ta thấy tia phản xạ quay đi một góc 100. Gương đã quay một góc: A.50 B. 100 C.200 D.250 Câu 20: Khi điểm sáng dịch chuyển trước gương một đoạn là x, khoảng cách giữa điểm sáng và ảnh của nó thay đổi một lượng 2x. Điểm sáng đã dịch chuyển theo phương: A.song song với gương.B. vuông góc với gương. C.hợp với gương một góc 300. D. hợp với gương một góc 450. II. Tự luận ( 5 điểm) Câu 1 ( 2,5 điểm) Chiếu 1 tia sáng lên gương phẳng sao cho góc tạo bởi tia phản xạ và gương là 300 a/ Vẽ hình b/ Tính góc tới và góc phản xạ. Câu 2 ( 2,5 điểm) Có 2 vật dao động, vật (1) trong thời gian 10 giây thực hiện 120 dao động, vật (2) trong thời gian 4 phút thực hiện 3600 dao động. a) Tính tần số dao động của 2 vật? Vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm trầm hơn? b) Tai người nghe được âm do vật nào phát ra? Vì sao?
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- MÔN VẬT LÝ 7 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC: 2018 - 2019 Mã đề : 01 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 5 /12/ 2018. I.TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B A C D D B C A D D D B B C A C B C A B II. TỰ LUẬN Câu 1 a/ Vẽ hình: 1 điểm ( 2,5 điểm) S NR I 300 MK b/ Vì IN vuông góc với gương nên: 1 điểm góc NIR = 900 – 300 = 600 Theo định luật phản xạ ánh sáng góc tới bằng góc phản xạ nên: 0,5 điểm Góc SIN = góc NIR = 600 Câu 2 a/ Tần số dao động của vật 1 là: 120: 10 = 12Hz 1 điểm ( 2,5 điểm) Tần số dao động của vật 2 là: 3600 : 240 = 15Hz - Vật 2 dao động nhanh hơn 0,25 điểm - Vật 1 phát ra âm trầm hơn 0,25 điểm b/ Tai người không nghe được âm của vật nào. Vì tần số nhỏ hơn 1 điểm 20Hz BGH duyệt TT/ NTCM duyệt Người ra đề Nguyễn Xuân Lộc Nguyễn Thu Hương