Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cự Khối

docx 6 trang thuongdo99 4800
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_vat_li_lop_7_nam_hoc_2019_2020_truong_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN VẬT LÝ KHỐI 7 Năm học: 2019 - 2020 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 06/12/2019 I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá các kiến thức của HS về: - Định luật truyền thẳng của ánh sáng. Định luật phản xạ ánh sáng - Ảnh của một vật đặt trước gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Ứng dụng của gương cầu lõm. - Nguồn âm. Độ cao, độ to của âm. - Môi trường truyền âm. Phản xạ âm. Tiếng vang. 2. Kỹ năng: - Vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. - Tính được tần số âm. Giải thích được hiện tượng thực tế liên quan đến độ cao âm. 3. Thái độ: Giúp học sinh có ý thức trong học tập, làm việc nghiêm túc và cần cù. 4. Năng lực: Năng lực tư duy, năng lực tổng hợp kiến thức, năng lực trình bày bài. II. MA TRẬN ĐỀ: Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng cao Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL Sự truyền thẳng 4 2 1 7 ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng 1 0,5 1 2,5 Ảnh tạo bởi gương 4 1 5 phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm 1 2 3 Nguồn âm. Độ cao, 4 2 1 7 độ to của âm 1 0,5 1 2,5 Môi trường truyền 4 1 5 âm 1 1 2 Tổng 16 6 1 1 24 4 3 2 1 10
  2. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN: VẬT LÍ 7 Năm học: 2019 - 2020 Ngày kiểm tra: 06/12/2019 Thời gian làm bài: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Hãy ghi vào bài làm chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Âm truyền trong không khí, đại lượng nào sau đây không đổi? A. Biên độ của âm. B. Độ cao của âm. C. Độ to của âm. D. Cả B và C Câu 2. Vật không phải nguồn sáng là: A. ngọn nến đang cháy. C. bóng đèn điện đang sáng. B. Mặt Trời. D. mảnh thủy tinh dưới ánh nắng Mặt trời. Câu 3. Khi nào ta nói, âm phát ra trầm? A. Khi âm phát ra với tần số cao. B. Khi âm phát ra với tần số thấp. C. Khi âm nghe to D. Khi âm nghe nhỏ. Câu 4. Trong các vật sau đây vật nào được coi là nguồn âm? A. Ti vi đang tắt. B. Cái còi của trọng tài bóng đá đang cầm. C. Chiếc sáo mà người nghệ sĩ đang thổi trên sân khấu. D. Cái trống đặt trong sân trường. Câu 5. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất nào sau đây? A. Ảnh thật, nhỏ hơn vật. B. Ảnh thật, bằng vật. C. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật. D. Ảnh ảo, bằng vật. Câu 6. Nói tần số dao động của một vật là 90 Hz có nghĩa là gì? A. Đó là độ to của âm B. Trong 1 phút vật đó thực hiện 1 dao động C. Trong 1 giây vật đó thực hiện 1 dao động D. Trong 1 giây vật đó thực hiện 90 dao động Câu 7. Vận tốc truyền âm trong các môi trường giảm theo thứ tự: A. rắn, khí và lỏng B. khí, lỏng và rắn C. khí, rắn và lỏng D. rắn, lỏng và khí Câu 8. Trên xe ô tô, người ta gắn gương cầu lồi thay vì gương phẳng vì: A. ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng. B. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. C. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. D. ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng. Câu 9. Đơn vị đo độ to của nguồn âm là: A. dB B. Hz C. m/s D. s Câu 10. Ta nhìn thấy cái bàn khi: A. cái bàn ở trước mắt ta. B. đêm tối đen. C. cái bàn nằm sau lưng ta. D. có ánh sáng từ cái bàn chiếu vào mắt ta.
  3. Câu 11. Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng trong môi trường nào? A. Môi trường trong suốt B. Môi trường trong suốt và đồng tính C. Môi trường không đồng tính D. Môi trường đồng tính Câu 12. Khi đặt vật gần gương cầu lõm, ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm có tính chất nào sau đây? A. Lớn hơn vật B. Nhỏ hơn vật C. Lớn bằng vật D. Không so sánh được Câu 13. Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Tần số dao động. B. Biên độ dao động. C. Tốc độ dao động. D. Thời gian dao động. Câu 14. Hộp đàn trong các đàn ghita, viôlông, măngđôlin, viôlông sen có tác dụng gì là chủ yếu? A. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn. B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra. C. Để tạo kiểu dáng cho đàn. D. Để người nhạc sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết. Câu 15. Trong lớp học, học sinh nghe lời giảng của cô giáo thông qua môi trường truyền âm nào? A. Không khí B. Chất rắn C. Chân không D. Chất lỏng Câu 16. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa tia phản xạ và tia tới? A. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới. B. Tia phản xạ và tia tới hợp với mặt phản xạ những góc bằng nhau. C. Tia phản xạ đối xứng với tia tới qua mặt phản xạ. D. Tia phản xạ đối xứng với tia tới qua pháp tuyến của mặt phản xạ ở điểm tới. Câu 17. Chiếu một tia sáng lên một mặt gương, tia tới hợp với đường pháp tuyến một góc 300. Giá trị của góc tới là : A. 600. B. 900. C. 1200. D. 300. Câu 18. Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây? A. Khoảng chân không. B. Nước biển. C. Tường bê tông. D. Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất. Câu 19. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? A. Khi có ánh sáng lọt vào mắt ta. B. Khi có ánh sáng đi ngang qua mắt ta. C. Khi đặt một nguồn sáng trước mặt. D. Khi ta mở mắt. Câu 20. Khi ta nhìn vào gương mà thấy hình ảnh của ta lớn hơn nhiều so với khuôn mặt thì đó là: A. gương phẳng B. gương cầu (lồi hoặc lõm) C. gương cầu lõm D. gương cầu lồi B. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: (1 điểm) Vật A dao động 300 lần trong 2 giây. Vật B dao động 400 lần trong 8 giây. a) Tính tần số dao động của mỗi vật? b) Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao? Câu 2: (1 điểm) Vẽ một tia tới SI đến gương phẳng tạo với mặt gương một góc 450, vẽ tia phản xạ IR. Câu 3: (2 điểm) Một vật dài 3cm đặt song song và cách gương phẳng để trên mặt bàn nằm ngang 2cm. a) Vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. b) Ảnh của vật đó dài bao nhiêu và ảnh cách gương bao nhiêu? Vì sao? c) Khi dịch vật đó ra xa gương thì ảnh có còn dài như trước không? Vì sao? Câu 4: (1 điểm) Một người nghe tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s, xem ánh sáng truyền đi tức thời. ___Hết___
  4. TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Năm học: 2019 - 2020 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN VẬT LÝ 7 A. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Mỗi câu chọn đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B D B C C D D C A D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B A B B A C D A A C B. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 Tần số của vật A là: f = 300 : 2 = 150 (Hz) 0,25đ (1đ) Tần số của vật B là f = 400 : 8 = 50 (Hz) 0,25đ Vật A phát ra âm cao hơn vì tần số dao động lớn hơn vật B. 0,5đ 1đ Câu 2 Vẽ đúng hình (1đ) S N R 450 I a. Vẽ đúng hình, đầy đủ kí hiệu 1đ Câu 3 b. Độ dài của ảnh là 3cm, khoảng cách của ảnh tới gương là 2 cm 0,5đ (2đ) và giải thích đúng. c. Nêu được ảnh vẫn dài bằng vật và giải thích đúng. 0,5đ Câu 4 Vì ánh sáng truyền đi tức thời nên khoảng cách từ người đó đến (1đ) nơi xảy ra sét là: 1đ s = v.t = 340 x 5 = 1700 (m) = 1,7km BGH duyệt TTCM/NTCM duyệt Người soạn Đỗ Thị Thu Hương Nguyễn Xuân Lộc Đặng Thị Thu Hương
  5. TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2019 – 2020 MÔN: VẬT LÝ 7 A. LÝ THUYẾT: Câu 1: Phát biểu nội dung định luật truyền thẳng ánh sáng? Nêu ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng. Câu 2: Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng? Câu 3: So sánh đặc điểm ảnh của vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi, gương cầu lõm? Câu 4: Gương cầu lõm có tác dụng gì? Câu 5: Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? Nêu ví dụ về nguồn âm. Câu 6: Tần số dao động là gì? Đơn vị của tần số dao động là gì? Khi nào âm phát ra cao, khi nào âm phát ra thấp? Câu 7: Biên độ dao động là gì? Đơn vị của độ to âm? Khi nào âm phát ra to, khi nào âm phát ra nhỏ? Câu 8: Thế nào là âm phản xạ? Tiếng vang là gì? Những vật như thế nào thì phản xạ âm tốt, những vật như thế nào thì phản xạ âm kém? Câu 9: Âm truyền được trong môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường? B. BÀI TẬP: 1. Dạng bài tập xác định góc tới, góc phản xạ. Bài 1: Vẽ một tia tới SI đến gương phẳng tạo với mặt gương một góc 300, vẽ tia phản xạ IR tương ứng. Tính số đo góc phản xạ và góc tới? Bài 2: Chiếu một tia tới SI đến gương phẳng thu được tia phản xạ tạo với mặt gương một góc 450. Tính số đo góc phản xạ và góc tới. 2. Dạng bài tập vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Một vật dài 3 cm đặt song song và cách một gương phẳng để trên mặt bàn nằm ngang là 1,5cm. a) Hãy vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. b) Ảnh của vật dài bao nhiêu? c) Khi dịch vật đó ra xa gương thì ảnh có còn dài như trước không? Vì sao? d) Nếu dịch chuyển vật đó ra xa gương thêm 0,5cm thì ảnh của vật đó cách gương bao nhiêu? 3. Dạng bài tập xác định tần số dao động, số dao động. Bài 1: Một vật A dao động 200 lần trong 2 giây. Vật B dao động 400 dao động trong 8 giây. a) Tính tần số dao động của mỗi vật? b) Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao? Bài 2: Một con lắc dao động 120 lần trong một phút. Tính tần số dao động của con lắc? Bài 3: Một vật có tần số 10Hz. Trong 2,5 phút vật thực hiện được bao nhiêu dao động? 4. Dạng bài tập tính thời gian và khoảng cách truyền âm Bài 1: Nếu nghe thấy tiếng sét sau 3 giây kể từ khi thấy chớp, hãy cho biết khi đó khoảng cách từ nơi đứng đến chỗ sét là bao nhiêu biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. Bài 2: Tính thời gian kể từ lúc tàu phát ra siêu âm đến khi nhận siêu âm phản xạ, biết độ sâu của đáy biển tại một nơi tàu đậu là 600 mét. Biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500m/s. BGH duyệt TTCM/NTCM duyệt Người lập Đỗ Thị Thu Hương Nguyễn Xuân Lộc Đặng Thị Thu Hương