Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

docx 6 trang thuongdo99 4300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_vat_li_lop_8_nam_hoc_2020_2021_truong_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

  1. Trường THCS Trưng Vương Năm học 2020 – 2021 Họ tên: ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Lớp 8 Môn Vật lý 8 Thời gian: 45 phút. Mã đề 801 (Học sinh được sử dụng máy tính) Câu 1: Để biết một học sinh đang đứng yên, ta dựa vào vật nào sau đây? A. Trái Đất. B. Sàn nhà. C. Mặt đường. D. Vật mốc. Câu 2: Chọn phát biểu đúng. A. Tốc kế là dụng cụ đo độ lớn của vận tốc ngay tại thời điểm khảo sát vật chuyển động. B. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường và thời gian. C. Đơn vị đo vận tốc hợp pháp là (m.s). D. Vận tốc cho biết sự nhanh hay chậm của một chuyển động. Câu 3: Cô giáo đang viết bảng, tay cô đang đứng yên so với vật nào sau đây? A. Cái quạt. B. Cái bàn. C. Bút phấn. D. Bóng đèn. Câu 4: Tính chất giữ nguyên vận tốc của một vật khi bị tác dụng lực được gọi là gì? A. Trọng lực. B. Quán tính. C. Khối lượng. D. Trọng lượng. Câu 5: Ô tô buýt đang đi thẳng đột ngột phanh lại. Học sinh đứng trên xe buýt bị thay đổi chuyển động như thế nào? A. Nghiêng sang trái. C. Nghiêng sang phải. B. Ngã về phía sau. D. Ngã về phía trước. Câu 6: Lực nào làm mòn đầu bút chì khi học sinh đang viết bài? A. Lực ma sát lăn. C. Lực ma sát trượt. B. Trọng lực. D. Lực đàn hồi. Câu 7: Lực nào dưới đây không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện giữa đầu chổi với mặt sàn khi học sinh đang quét lớp. B. Lực do lò xo bị nén tác dụng lên ruột bút bi khi học sinh đang viết bài. C. Lực xuất hiện giữa đế giầy với sân trường khi học sinh đang đi vào lớp. D. Lực xuất hiện giữa khăn lau với bảng khi học sinh đang lau bảng. Câu 8: Áp suất do vật tác dụng lên mặt bị ép được tính bằng công thức nào sau đây? F f A. p = B. p = F.S C. p = D. p = f.s S s 2 Câu 9: Vật nặng 50kg đặt trên sàn nhà, diện tích bề mặt vật tiếp xúc với sàn nhà là 0,02m thì áp suất do vật tác dụng lên sàn nhà là bao nhiêu? A. p = 2500kg/m2. C. p = 25000kg/m2. B. p = 2500N/m2. D. p = 25000N/m2. Câu 10: Trong một bình đựng nước chọn 3 điểm A, B, C thỏa mãn điều kiện: hA < hB < hC tính từ mặt nước. Áp suất của nước tại ba điểm này có mối quan hệ thỏa mãn biểu thức nào sau đây? A. pA < pC < pB . C. pB < pC < pA . B. pA < pB < pC . D. pB < pA < pC . Câu 11: Một chất lỏng có trọng lượng riêng d = 8000N/m3. Áp suất trong lòng chất lỏng tại điểm có độ sâu 250cm là bao nhiêu? A. p = 20000N/m2. C. p = 20000N.m3. B. p = 20000N.m2. D. p = 20000N/m3. Câu 12: Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra? A. Có thể đổ nước dừa trong quả dừa ra cốc bằng cách đục hai lỗ xuyên qua sọ dừa. B. Vỏ giấy hộp sữa bị bẹp từ nhiều phía khi hút bớt sữa trong hộp. C. Hút nước ấm đựng trong cốc giữ nhiệt bằng một ống hút xuyên qua nắp cốc.
  2. D. Săm xe đạp bơm căng dễ bị nổ khi ta đi xe ngoài nắng. Câu 13: Ba quả cầu nhôm có thể tích thỏa mãn điều kiện: V1 > V2 > V3 . Nhúng chìm hoàn toàn chúng vào cùng một bình nước. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Độ lớn lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả 1 lớn nhất, vì nó có thể tích lớn nhất. B. Độ lớn lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả 2 lớn nhất, vì nó có thể tích vừa đủ. C. Độ lớn lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả 3 lớn nhất, vì nó có thể tích nhỏ nhất. D. Độ lớn lực đẩy Acsimet tác dụng lên ba quả bằng nhau vì chúng đều làm bằng nhôm. Câu 14: Khi cần tính độ lớn áp suất khí quyển, ta chọn biểu thức nào? A. po = 760mmHg B. po = 76cmHg C. po = d.h D. po = pcột Hg cao 760mm Câu 15: Vì sao không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h? A. Không khí tạo nên bầu khí quyển rất nhẹ, nên trọng lượng gần như bằng không. B. Không thể xác định chính xác các loại nguyên tố hóa học tạo nên bầu khí quyển. C. Không thể xác định chính xác trọng lượng riêng của không khí và độ sâu của cột không khí. D. Không khí tạo nên bầu khí quyển bao quanh Trái đất luôn chuyển động không ngừng. Câu 16: Càng lên cao so với mặt đất, áp suất khí quyển A. không thay đổi. B. không xác định. C. càng tăng. D. càng giảm. Câu 17: Độ lớn lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các đại lượng nào dưới đây? A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật. C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 18: Độ lớn lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng được tính bằng công thức nào sau đây? A. FA = dvật . Vphần chất lỏng bị vật chiếm chỗ C. FA = dchất lỏng . Vvật B. FA = dchất lỏng . Vphần chất lỏng bị vật chiếm chỗ D. FA = dvật . Vvật Câu 19: Vật rơi vào trong chất lỏng sẽ cân bằng khi A. FA = P B. FA P D. FA = 0 Câu 20: Muốn kiểm nghiệm độ lớn lực đẩy Acsimet, ta không cần xác định đại lượng nào sau đây? A. Trọng lượng vật trong không C. Trọng lượng phần nước có V = khí. Vvật. B. Trọng lượng vật trong nước. D. Trọng lượng của lực kế. Câu 21: Một khối cầu bằng thủy tinh đồng chất có trọng lượng riêng 25000N/m 3 được thả vào thủy ngân có trọng lượng riêng 136000N/m3. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Trọng lượng của khối thủy tinh tăng khi nó chìm xuống đáy bình thủy ngân. B. Khối lượng của khối thủy tinh giảm khi nó chìm xuống đáy bình thủy ngân. C. Khối thủy tinh nổi trên mặt thủy ngân vì dthủy ngân > dthủy tinh nên FA > Pthủy tinh. D. Trọng lực tác dụng lên khối thủy tinh giảm độ lớn khi nó chìm trong thủy ngân. Câu 22: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị đo áp suất? A. N/m2. B. Pa. C. Atmôtphe. D. mmHg. Câu 23: Công thức nào sau đây là công thức máy thủy lực? F S F S F S S F A. 2 = 1 B. 1 = 1 C. 1 = 2 D. 1 = 1 F1 S2 F2 S2 F2 S1 F2 S2 Câu 24: Một bình cao 60cm đựng đầy dầu. Trọng lượng riêng của dầu là 9000N/m 3. Cách đáy bình 10cm có một van A tiết diện 2cm2. Áp lực tại van A là bao nhiêu? A. F = 0,9N. B. F = 90N. C. F = 9N. D. F = 900N. Câu 25: Một hộp bánh hình lập phương, mỗi cạnh dài 10cm đặt nằm yên trên bàn. Khối lượng hộp bánh là 0,8kg. Áp lực F và áp suất p do hộp bánh tác dụng lên bàn có giá trị bao nhiêu?
  3. A. 0,8N và 80N/m2. C. 8N và 800N/m2. B. 0,8N và 80N/m3. D. 8N và 800N/m3. Câu 26: Một máy thủy lực có diện tích các pitong S1 = 600S2. Tác dụng lên pitong nhỏ một lực có độ lớn 100N. Hỏi lực tác dụng lên pitong lớn có giá trị bao nhiêu? A. 6N. B. 100N. C. 600N. D. 60000N. Câu 27: Một bình thông nhau gồm hai nhánh. Nhánh 1 chứa rượu cao 25cm. Nhánh 2 chứa nước sao cho khi các chất lỏng đứng yên không hòa lẫn vào nhau, mặt phân cách của hai chất lỏng ở chính giữa đáy bình. Biết trọng lượng riêng của rượu bằng 0,8 lần trọng lượng riêng của nước. Độ cao cột nước khi đó là bao nhiêu? A. 25cm. B. 25m. C. 20cm. D. 20m. * Đề bài tập sau đây gồm các câu hỏi 28, 29, 30. Trong giờ thực hành kiểm nghiệm độ lớn lực đẩy Ácsimet: Bạn An dùng lực kế đo trọng lượng của vật trong không khí thấy lực kế chỉ 1,4N. Bạn Minh dùng lực kế đo trọng lượng của vật khi chìm hoàn toàn trong nước thấy lực kế chỉ 0,4N. Câu 28: Các bạn trong nhóm đã đưa ra một số nhận xét sau đây. Câu nhận xét nào đúng? A. Vật đã tác dụng lên nước trong bình chứa lực đẩy Ácsimet có độ lớn FA = 1N. B. Nước đã tác dụng lực đẩy Ácsimet có độ lớn FA = 1N lên vật khi nó chìm hoàn toàn trong nước. C. Trái Đất đã tác dụng lên vật lực hút có độ lớn bằng FA = 1N khi nó chìm hoàn toàn trong nước. D. Lực kế trong bình chứa đã tác dụng lực giữ vật có độ lớn bằng FA = 1N. 3 Câu 29: Biết trọng lượng riêng của nước là dnước = 10000N/m . Hỏi thể tích của vật là bao nhiêu? 2 3 A. Vvật = 0,001m . C. Vvật = 0,001m . 2 3 B. Vvật = 0,0001m . D. Vvật = 0,0001m . Câu 30: Biết vật đồng chất. Hỏi trọng lượng riêng của chất tạo nên vật là bao nhiêu? 3 3 A. dvật = 14000N/m . C. dvật = 1400N/m . 2 2 B. dvật = 1400N/m . D. dvật = 14000N/m .
  4. Trường THCS Trưng Vương Năm học 2020 – 2021 Họ tên: ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Lớp 8 Môn Vật lý 8 Thời gian: 45 phút Mã đề 802 (Học sinh được sử dụng máy tính) Câu 1: Để biết một ngôi nhà bên bờ sông đang đứng yên, ta dựa vào vật mốc nào sau đây? A. Dòng nước. B. Bờ sông. C. Ca nô đang chạy. D. Gió thổi. Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai? A. Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh hay chậm của một chuyển động. B. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. C. Đơn vị đo vận tốc hợp pháp là km.h. D. Tốc kế là dụng cụ đo độ lớn của vận tốc ngay tại thời điểm khảo sát vật chuyển động. Câu 3: Mẹ đang quét nhà, tay mẹ đang đứng yên so với vật nào sau đây? A. Cán chổi. B. Bình nước. C. Bức tường. D. Tủ bếp. Câu 4: Khi bị tác dụng lực, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được. Vì mọi vật đều có tính chất nào sau đây? A. Trọng lực. B. Khối lượng. C. Trọng lượng. D. Quán tính. Câu 5: Ô tô buýt đang đi thẳng đột ngột tăng tốc. Học sinh đứng trên xe buýt bị thay đổi chuyển động như thế nào? A. Nghiêng sang trái. C. Nghiêng sang phải. B. Ngã về phía sau. D. Ngã về phía trước. Câu 6: Lực nào làm nét chì in trên giấy khi học sinh đã viết xong bài? A. Lực ma sát lăn. C. Lực ma sát trượt. B. Trọng lực. D. Lực ma sát nghỉ. Câu 7: Lực nào dưới đây không phải là lực ma sát? A. Lực do lò xo bị nén tác dụng lên ruột bút bi khi học sinh đang viết bài. B. Lực xuất hiện giữa đầu bi với mặt trang giấy khi học sinh đang viết bài. C. Lực xuất hiện giữa bánh xe với sân trường khi học sinh đang chơi ván trượt. D. Lực xuất hiện giữa chổi lau với cửa kính khi học sinh đang lau kính. Câu 8: Áp suất chất lỏng tại một điểm trong lòng nó được tính bằng công thức nào sau đây? A. p = D.H B. p = h.D C. p = d.H D. p = d.h Câu 9: Một vật nặng 12kg đặt trên sàn nhà, bề mặt vật tiếp xúc với sàn nhà có diện tích 0,025m2. Áp suất do vật tác dụng lên sàn nhà là bao nhiêu? A. p = 4800kg/m2. C. p = 480kg/m2. B. p = 4800N/m2. D. p = 480N/m2. Câu 10: Trong một bình nước chọn 3 điểm A, B, C thỏa mãn điều kiện: hA pA > pB . C. pC > pB > pA . B. pB > pC > pA . D. pB > pA > pC . Câu 11: Một chất lỏng có trọng lượng riêng d = 9000N/m3. Áp suất trong lòng chất lỏng tại điểm có độ sâu 250cm là bao nhiêu? A. p = 22500N.m3. C. p = 22500N/m3. B. p = 22500N/m2. D. p = 22500N.m2. Câu 12: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A. Hút trà sữa trong cốc có nắp đậy bằng một ống hút xuyên qua lỗ trên nắp.
  5. B. Con chim có thể bay lượn trong không trung khi vỗ cánh. C. Quả bóng bay bơm căng buộc trên móc treo ngoài nắng dễ bị nổ. D. Vỏ giấy hộp sữa rơi trên đường nổ vỡ khi bị bánh xe mô tô cán qua. Câu 13: Ba quả cầu thép có thể tích thỏa mãn điều kiện: V1 P B. FA = P C. P = 0 D. FA dthủy tinh nên FA > Pthủy tinh. B. Khối lượng của khối thủy tinh giảm khi nó chìm xuống đáy bình thủy ngân. C. Trọng lượng của khối thủy tinh tăng khi nó chìm xuống đáy bình thủy ngân. D. Trọng lực tác dụng lên khối thủy tinh giảm độ lớn khi nó chìm trong ngân. Câu 22: Chất lỏng đựng trong bình chứa không gây ra áp suất lên vật nào? A. Vật trong chất lỏng. C. Thành bình chứa. B. Vật bên ngoài bình. D. Đáy bình chứa. Câu 23: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất mọi chất? F F F F A. p = B. P = C. 풫 = D. p = S S S s
  6. Câu 24: Một bình cao 55cm đựng đầy rượu. Trọng lượng riêng của rượu là 8000N/m3. Cách đáy bình 5cm có một van A tiết diện 2cm2. Áp lực tại van A là bao nhiêu? A. F = 80N. B. F = 0,8N. C. F = 8N. D. F = 800N. Câu 25: Một hộp kẹo hình lập phương, mỗi cạnh dài 10cm đặt nằm yên trên bàn. Khối lượng hộp kẹo là 0,4kg. Áp lực F và áp suất p do hộp kẹo tác dụng lên bàn có giá trị bao nhiêu? A. 0,4N và 40N/m2. C. 4N và 400N/m3. B. 0,4N và 40N/m3. D. 4N và 400N/m2. Câu 26: Một máy thủy lực có diện tích các pitong S1 = 400S2. Tác dụng lên pitong nhỏ một lực có độ lớn 200N. Hỏi lực tác dụng lên pitong lớn có giá trị bao nhiêu? A. 80000N. B. 200N. C. 400N. D. 2N. Câu 27: Một bình thông nhau gồm hai nhánh. Nhánh 1 chứa nước cao 20cm. Nhánh 2 chứa rượu sao cho khi các chất lỏng đứng yên không hòa lẫn vào nhau, mặt phân cách của hai chất lỏng ở chính giữa đáy bình. Biết trọng lượng riêng của rượu bằng 0,8 lần trọng lượng riêng của nước. Độ cao cột rượu khi đó là bao nhiêu? A. 20cm. B. 25cm. C. 25m. D. 20m. * Đề bài tập sau đây gồm các câu hỏi 28, 29, 30. Trong giờ thực hành kiểm nghiệm độ lớn lực đẩy Ácsimet: Bạn Lâm dùng lực kế đo trọng lượng của vật nặng trong không khí thấy lực kế chỉ 1,6N. Bạn Quỳnh dùng lực kế đo trọng lượng của vật khi chìm hoàn toàn trong nước thấy lực kế chỉ 0,6N. Câu 28: Các bạn trong nhóm đã đưa ra một số nhận xét sau đây. Câu nhận xét nào đúng? A. Vật đã tác dụng lên nước trong bình chứa lực đẩy Ácsimet có độ lớn FA = 1N. B. Lực kế trong bình chứa đã tác dụng lực giữ vật có độ lớn bằng FA = 1N. C. Trái Đất đã tác dụng lên vật lực hút có độ lớn bằng FA = 1N khi nó chìm hoàn toàn trong nước. D. Nước đã tác dụng lực đẩy Ácsimet có độ lớn FA = 1N lên vật khi nó chìm hoàn toàn trong nước. 3 Câu 29: Biết trọng lượng riêng của nước là dnước = 10000N/m . Hỏi thể tích của vật là bao nhiêu? 3 3 A. Vvật = 0,0001m . C. Vvật = 0,001m . 2 2 B. Vvật = 0,0001m . D. Vvật = 0,001m . Câu 30: Biết vật đồng chất. Hỏi trọng lượng riêng của chất tạo nên vật là bao nhiêu? 3 3 A. dvật = 1600N/m . C. dvật = 16000N/m . 2 2 B. dvật = 1600N/m . D. dvật = 16000N/m .