Đề kiểm tra học kì II môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề 321 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hòa Vang

doc 2 trang Đăng Bình 09/12/2023 910
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề 321 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hòa Vang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_10_ma_de_321_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề 321 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hòa Vang

  1. SỞ GD-ĐT TP ĐÀ NẴNG KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT HÒA VANG NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: VẬT LÝ - LỚP 11 Mã đề: 321 I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (6 Điểm): (Thời gian làm bài trắc nghiệm: 25 phút) Câu 1: Vật sáng phẳng AB đứng trước một thấu kính cho ảnh cùng chiều và bằng một nửa vật, tính chất của thấu kính và tính chất của ảnh lần lượt là A. thấu kính phân kỳ, ảnh ảo. B. thấu kính hội tụ, ảnh thật. C. thấu kính hội tụ, ảnh ảo. D. thấu kính phân kỳ, ảnh thật. Câu 2: Một bể chứa nước có độ sâu là 60cm. Ở mặt nước, đặt một tấm gỗ có bán kính r. Một nguồn sáng S đặt dưới đáy bể và trên đường thẳng đi qua tâm của tấm gỗ. Biết chiết suất của nước là 4/3. Để tia sáng từ S không truyền ra ngoài không khí thì r có giá trị nhỏ nhất là A. 63cm B. 68cm C. 55cm D. 51cm Câu 3: Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần là: A. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và i > igh. B. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và i igh. D. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và i < igh. Câu 4: Trên hình vẽ biết xy là trục chính của một thấu kính, S là một nguồn sáng và S’ là ảnh của S qua thấu kính. Tính chất của ảnh và loại x y thấu kính là S A. ảnh ảo – thấu kính phân kì. B. ảnh thật – thấu kính hội tụ. S’ C. ảnh thật – thấu kính phân kì. D. ảnh ảo – thấu kính hội tụ. Câu 5: Một tia sáng đi từ nước đến mặt phân cách với không khí. Biết chiết suất của nước là 4/3, chiết suất của không khí là 1. Góc giới hạn của tia sáng phản xạ toàn phần khi đó là A. 38o26’ B. 48o35’ C. 41o48’ D. 62o44’ Câu 6: Trường hợp nào sau đây từ thông qua vòng dây dẫn (C) biến thiên? A. Nam châm và vòng dây dẫn (C) đứng yên. B. Nam châm và vòng dây dẫn (C) cùng chuyển động đều từ trên xuống dưới. C. Vòng dây (C) đứng yên, nam châm chuyển động xuống dưới. D. Nam châm và vòng dây dẫn (C) cùng chuyển động đều từ dưới lên trên. Câu 7: Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều như hình vẽ ? N S I I H-1 I F H-2 I F H-3 S N H-4 N S F F S N A. H-1 B. H-2 C. H-4 D. H-3 Câu 8: Đặt một đoạn dây dẫn có chiều dài 2 m mang dòng điện 10A vào một từ trường có cảm ứng từ là 0,02T. Biết đường cảm ứng từ hợp với chiều dài của dây một góc là 600. Lực từ tác dụng lên đoạn dây là bao nhiêu? A. 0,3 N B. 0,346 N C. 0,519 N D. 0,15 N Câu 9: Treo đoạn dây dẫn có chiều dài l=5cm, khối lượng m=5g bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằn ngang, Biết cảm ứng từ của từ trường hướng thẳng đứng xuống dưới, có độ lớn B=0,5T và dòng điện đi qua dây dẫn là I=2A. Nếu lấy g=10m/s2 thì góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng là A. = 300. B. = 600. C. = 450. D. = 750. Câu 10: Công thức nào sau đây tính cảm ứng từ tại tâm của một vòng dây tròn có bán kính R mang dòng điện I ? A. B = 4π.10–7 . B. B = 4π.10–7 . C. B = 2.10–7 . D. B = 2π. 10–7 Câu 11: Từ thông qua khung dây có diện tích S đặt trong từ trường đều đạt giá trị cực đại khi A. các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây B. các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 0o. C. các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 40o. Trang 1/2 - Mã đề thi 321
  2. D. các đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây. Câu 12: Đơn vị của từ thông là A. tesla nhân mét bình phương (T.m2). B. tesla trên mét (T/m). C. tesla nhân với mét (T.m) . D. tesla trên mét bình phương (T/m2). Câu 13: Một đoạn dây dẫn thẳng dài l đặt trong từ trường đều B, sao cho dây dẫn vuông góc với các đường sức từ. Khi dòng điện qua dây có cường độ I thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là F0. Khi dòng điện qua dây có cường độ là I1 = I + ΔI thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là F1 = F và khi dòng dòng điện qua dây có cường độ là I2 = I + 3ΔI thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là F2 = 2F. Khi dòng điện qua dây có cường độ là I3 = I + 2ΔI thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là F F A. .F 2F B. . F C.0 . D. .F 0 F 3F 3 0 3 2 3 3 3 0 Câu 14: Một vật phẳng nhỏ AB đặt trước thấu kính một khoảng 12cm, qua thấu kính cho ảnh ảo lớn gấp ba lần vật. Tiêu cự của thấu kính này bằng bao nhiêu? A. ‒18cm. B. 12cm. C. 18cm. D. ‒12cm. Câu 15: Khi chiếu ánh sáng từ không khí vào nước thì A. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới. B. góc khúc xạ luôn bằng góc tới. C. khi góc tới tăng thì góc khúc xạ giảm. D. góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới. Câu 16: Cho một khung dây có điện tích S đặt trong từ trường đều cảm ứng từ , α là góc hợp bởi và pháp tuyến của mặt phẳng khung dây. Công thức tính từ thông qua S là A. Φ = B.S.tanα. B. Φ =B. S.cosα.C. Φ = B.S.sinα. D. Φ = B.S. Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Từ thông qua một mặt kín có thể bằng 0 hoặc khác 0. B. Từ thông là một đại lượng vô hướng. C. Từ thông qua một mặt kín luôn khác 0. D. Từ thông qua mặt phẳng khung dây bằng 0 khi khung dây dẫn đặt trong từ trường có các đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây. Câu 18: Chiếu một tia sáng đi từ thủy tinh có chiết suất 1,5 vào một chất lỏng trong suốt với góc tới i 450 thì cho tia khúc xạ tương ứng là r 300 . Tính chiết suất của khối chất lỏng. A. B. 2,5 C. 2 D. 1,5 2 Câu 19: Một khung dây phẳng, diện tích 20cm , gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B = 2.10-4T, góc giữa B và véctơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây là 60o. Làm cho từ trường giảm đều về 0 trong thời gian 0,01s. Độ lớn của suất điện động cảm ứng sinh ra trong khung dây là A. 2.10-6 V. B. 2.10-4 V. C. 2.10-2 V. D. 2 V. Câu 20: Lăng kính phản xạ toàn phần có tiết diện là A. tam giác vuông. B. tam giác cân. C. tam giác vuông cân. D. tam giác đều. II. PHẦN TỰ LUẬN (4 Điểm): Thời gian làm bài 20 phút. Câu 1 (2,5 điểm): Cho 2 dây dẫn thẳng dài vô hạn, song song mang dòng điện I1 = 10A và I2 = 20A cùng chiều đặt tại 2 điểm A và B cách nhau 5cm trong chân không như hình vẽ. a. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do I1 và I2 gây ra tại C cách A là 10cm, cách B là 5cm. b. Tại C đặt dòng điện thẳng dài I3 = 10A song song, ngược chiều I1. Xác định I1 I2 lực tổng hợp do 2 dòng điện I 1 và I2 tác dụng lên 2m chiều dài của dòng điện I3. A B Câu 2 (1,5 điểm): Vật sáng AB bằng 2cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 40cm, cách thấu kính một khoảng 50cm. Xác định vị trí, tính chất và độ lớn ảnh A’B’ của AB qua thấu kính. Vẽ hình minh họa. HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 321