Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên

doc 4 trang thuongdo99 2060
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2016_2017_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN MỤC TIÊU – MA TRẬN TỔ: XÃ HỘI ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN HỌC KÌ II LỚP 6 NĂM HỌC 2016 – 2017 Tiết theo PPCT: 137, 138 I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức. - Đánh giá kết quả nhận thức của học sinh về những nội dung kiến thức đã học trong chương trình học kì II: + Văn bản Lượm, Cô Tô, Cây tre Việt Nam, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ + Tiếng Việt: Chữa lỗi chủ ngữ, vị ngữ, Câu trần thuật đơn có từ là, Câu trần thuật đươn không có từ là + Tập làm văn: Văn miêu tả 2. Kĩ năng. - Biết trình bày vấn đề, cảm thụ chi tiết, hình ảnh đặc sắc. - HS biết cách làm các dạng bài tập trắc nghiệm, trả lời câu hỏi. - Vận dụng kiến thức để đặt câu, viết bài văn hoàn chỉnh. 3. Thái độ. - Rèn thái độ làm bài nghiêm túc. - Phát huy tính cẩn thận, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Bồi dưỡng những tình cảm nhân văn: tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước II. Ma trận đề. CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Tổng Vận dụng số câu/ T Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng cao điểm T TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Kiến thức cơ I.1 II.1.a 1 câu, 1 bản về tác giả, (0,5đ) (0,5 đ) ý/1đ tác phẩm 2 Biện pháp tu từ, II.1.b 1 ý/ tác dụng (1.5 đ) 1.5đ 3 Phân tích, phân I.2,3 II.2.a 2 câu, 1 loại và chữa lỗi (1đ) (0.5đ) ý / 1,5đ câu 4 Liên hệ thực tế II.2.b I.4 1 câu, 1 (0,5đ) (0.5đ) ý / 1,0đ 5 Văn miêu tả II.2 1 câu/ (5đ) 5 đ Tổng số điểm 0.5đ 0,5đ 1đ 2.5đ 5đ 0.5đ 7 câu/ 10 đ
  2. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 6 TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC: 2016 - 2017 TIẾT: 137, 138 ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 20/04/2017 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm). Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách ghi lại ra giấy thi chữ cái đứng trước những đáp án đúng: Câu 1. Khi miêu tả cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô, Nguyễn Tuân đã chọn góc quan sát ở đâu? A. Trên nóc đồn Cô Tô B. Trên mỏm đá đầu sư C. Ở giếng nước ngọt D. Bên ngọn hải đăng ở biển Câu 2. Câu “Bạn Hoa, người lớp trưởng mà em yêu quí nhất.” mắc lỗi sai nào dưới đây? A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D. Sai về quan hệ ngữ nghĩa. Câu 3: Câu văn “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.” thuộc những kiểu câu nào dưới đây? A. Câu tồn tại B. Câu hỏi C. Câu miêu tả D. Câu trần thuật đơn không có từ là Câu 4: Văn bản “Cô Tô” của Nguyễn Tuân gợi lên trong em những tình cảm gì? A. Niềm tự hào, gắn bó với biển đảo quê hương B. Tình yêu thiên nhiên C. Tình cảm gia đình D. Tình cảm anh chị em ruột thịt. PHẦN II. TỰ LUẬN: (8 điểm) Câu 1 (2 điểm): Cho đoạn văn sau: “Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.” (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 – Tập 2, trang 97) a. Đoạn văn trích từ văn bản nào, của ai? b. Trong đoạn văn, để miêu tả cây tre, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ đó. Câu 2 (1 điểm) a. Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: “Tất cả các bạn học sinh lớp sáu kia”. b. Sau khi tìm hiểu văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” của Xi-át-tơn, em đã có những hành động cụ thể nào để góp phần vào việc bảo vệ môi trường? Câu 3 (5 điểm): Tả một nhân vật văn học đã được học (đọc) mà em yêu thích. Chúc các em làm bài tốt
  3. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT (đề 1) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM. (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng, đủ đáp án được 0,5 điểm 1. B 2. B 3. A, D 4. A, B PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1(2 điểm) a. Đoạn văn trích từ văn bản “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới (0.5 điểm) b. – Biện pháp tu từ: Nhân hóa: “đồng chí chiến đấu của ta”, “cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc”, “tre là thẳng thắn, bất khuất” (0.5 điểm) - Giá trị: + Khiến câu văn sinh động, giàu sức biểu cảm, làm cho hình ảnh cây tre gần gũi, gắn bó với con người hơn (0.25 điểm) + Khắc họa cây tre với những phẩm chất tốt, tre đã gắn bó, gần gũi, chia sẻ với con người trong lao động và chiến đấu (0.5 điểm) + Bộc lộ tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào về cây tre của tác giả (0.25 điểm) Câu 2: (1 điểm) a. Lỗi sai: Thiếu vị ngữ (0.25 điểm) - Chữa lỗi: Học sinh thêm vị ngữ hợp lí (0.25 điểm) b. HS viết được ít nhất 2 việc làm cụ thể trở lên (0,5 điểm) Câu 3: (5 điểm) a. Yêu cầu chung: - Viết đúng kiểu bài văn miêu tả (tả sáng tạo) - Viết đúng nội dung đề yêu cầu. - Văn viết lưu loát, bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi b. Yêu cầu cụ thể: a. Mở bài: Giới thiệu về đối tượng em định tả: + Nhân vật em miêu tả là ai? + Nhân vật đó có gì để lại ấn tượng cho em? b. Thân bài: * Tả những đặc điểm về ngoại hình: - Chú ý tập trung miêu tả các chi tiết nói về vóc dáng, khuôn mặt, mái tóc để làm nổi bật nhân vật định tả. * Tả những đặc điểm về hành động, tính tình thông qua cử chỉ, lời nói, * Tài năng của nhân vật đó c. Kết bài: - Những tình cảm, suy nghĩ và mong muốn của em về nhân vật đó. BIỂU ĐIỂM: * Mở bài và kết bài: (1 điểm) - Mở bài và kết bài: đúng, đủ ý: 0.5 điểm - Mở bài và kết bài: đúng, đủ ý, có sự sáng tạo: 1 điểm * Thân bài: (4 điểm)
  4. - Điểm 4: Bài viết đúng phương thức biểu đạt; bố cục mạch lạc, chặt chẽ, lời văn trong sáng, miêu tả chi tiết, cách viết sáng tạo, cụ thể, sinh động, tình cảm chân thành. - Điểm 3: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, miêu tả đầy đủ, bố cục mạch lạc, có thể một vài hình ảnh miêu tả chưa thực sự chi tiết, sinh động, còn mắc một vài lỗi. - Điểm 2: Đạt khoảng ½ yêu cầu trên, còn thiếu một số nội dung chính, bài làm mắc nhiều lỗi - Điểm 1: Bài làm còn sơ sài, chỉ tả được 1 vài nét, diễn đạt vụng về, lúng túng; chưa nắm vững kĩ năng, phương pháp làm bài; sai nhiều lỗi các loại. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. * Lưu ý: Giáo viên tùy mức độ làm bài của học sinh để cho các thang điểm còn lại. * Duyệt đề: Ban giám hiệu Nhóm trưởng Người ra đề Tô Thị Kim Thoa Nguyễn Thị Bích Thuận