Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 7 - Mã đề 1B - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối

doc 4 trang thuongdo99 2820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 7 - Mã đề 1B - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_sinh_hoc_lop_7_ma_de_1b_nam_hoc_2018_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 7 - Mã đề 1B - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN SINH HỌC 7 MÃ ĐỀ 1B Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 26/04/2019 A/ TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm): Ghi vào bài làm chữ cái đứng đầu của đáp án đúng: Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không có ở các động vật đới nóng? A. Di chuyển bằng cách quăng thân. B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè. C. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày. D. Có khả năng di chuyển rất xa. Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài. B. Sự đa dạng loài liên quan chặt chẽ đến mức độ tiến hóa của từng loài. C. Sự đa dạng loài thể hiện ở số lượng các cá thể trong một loài. D. Các môi trường khắc nghiệt luôn có độ đa dạng loài cao. Câu 3: Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ kanguru đại diện cho bộ thú túi: A. Chi có màng bơi B. Đẻ con C. Sống ở nước ngọt và ở cạn D. Đẻ trứng Câu 4: Tai thỏ thính, vành tai rộng cử động được có tác dụng gì? A. Thăm dò thức ăn và tìm hiểu môi trường B. Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể C. Định hướng âm thanh, sớm phát hiện kẻ thù D. Đào hang dễ dàng Câu 5: Phía ngoài cơ thể thỏ được bao phủ bởi : A. lớp vảy sừng B. lớp vảy xương C. bộ lông vũ D. bộ lông mao Câu 6: Ở động vật, sinh sản vô tính có hai hình thức chính là: A. phân đôi cơ thể và mọc chồi. B. tiếp hợp và phân đôi cơ thể. C. mọc chồi và tiếp hợp. D. ghép chồi và ghép cành. Câu 7: Thú móng guốc có mấy bộ? A. 3 bộ B. 2 bộ C. 5 bộ D. 1 bộ Câu 8: Phát biểu nào dưới đây về giới tính ở động vật là đúng? A. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên cùng một cá thể thì được gọi là cá thể lưỡng tính. B. Nếu yếu tố cái có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính. C. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên hai cá thể khác nhau thì được gọi là cá thể lưỡng tính. D. Nếu yếu tố đực có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính. Câu 9: Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay? A. Do các loại dịch bệnh bất thường. B. Do các hoạt động của con người. C. Do các loại thiên tai xảy ra. D. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần. Câu 10: Đặc điểm của bộ răng thỏ thích nghi với chế độ gậm nhấm là gì ? A. Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi B. Răng cửa ngắn sắc để róc xương C. Răng nhọn, răng hàm có 3,4 mấu nhọn D. Răng cửa lớn sắc, thiếu răng nanh, cách răng hàm có một khoảng trống
  2. Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây có ở rắn nước? A. Vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn. B. Thường săn mồi vào ban đêm. C. Săn mồi cả ngày lẫn đêm. D. Nguồn thức ăn chủ yếu là ếch nhái, cá. Câu 12: Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ thú mỏ vịt thuộc bộ thú huyệt? A. Đẻ con B. Chi sau lớn khỏe C. Thú mẹ chưa có núm vú D. Ngoặm chặt lấy vú, bú thụ động Câu 13: Đặc điểm nào sau đây thường gặp ở động vật sống ở môi trường đới lạnh? A. Móng rộng, đệm thịt dày. B. Chân cao, dài. C. Lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông. D. Thường hoạt động vào ban đêm. Câu 14: Lớp mỡ rất dày ở chim cánh cụt có vai trò gì? A. Giảm ma sát giữa các nội quan. B. Dự trữ năng lượng chống rét. C. Giúp chim dễ nổi khi lặn biển. D. Giúp chim hô hấp Câu 15: Thời gian thỏ mẹ mang thai là khoảng: A. 25 ngày B. 40 ngày C. 20 ngày D. 30 ngày Câu 16: Dơi bay được là nhờ cái gì? A. Chi sau to khỏe B. Chi trước biến đổi thành cánh có màng da C. Chi sau tiêu biến D. Chi trước biến đổi thành cánh có lông vũ Câu 17: Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học? A. Số lượng cá thể trong một loài. B. Số lượng cá thể trong quần xã. C. Số lượng loài. D. Số lượng loài trong quần thể. Câu 18: Động vật nào dưới đây hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí? A. Ếch đồng B. Thỏ hoang C. Thằn lằn D. Chim bồ câu Câu 19: Hiện tượng ngủ đông của động vật sống ở môi trường đới lạnh có ý nghĩ gì? A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng. B. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt. C. Giúp lẩn tránh kẻ thù. D. Tránh mất nước cho cơ thể. Câu 20: Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Giun đất có hệ thần kinh hình chuỗi hạch. B. Thủy tức có hệ thần kinh hình mạng lưới. C. Đỉa có hệ thần kinh hình ống. D. Trùng biến hình chưa phân hóa hệ thần kinh. B/ TỰ LUẬN (5 điểm): Câu 1 (1 điểm): Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính? Câu 2 (3 điểm): Nêu đặc điểm chung của lớp thú? Câu 3 (1 điểm): Kể tên các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học? HẾT
  3. ĐÁP ÁN -BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1B A. Trắc nghiệm : (5 điểm) : Mỗi câu đúng được 0.25 đ. 1 B 11 D 2 A 12 C 3 B 13 C 4 C 14 B 5 D 15 D 6 A 16 B 7 A 17 C 8 A 18 D 9 B 19 A 10 D 20 C B. Tự luận : (5 điểm ) Câu hỏi Đáp án Điểm Câu 1 - Sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính thể hiện ở: thụ tinh trong, (1 điểm) đẻ con, thai sinh, hình thức chăm sóc trứng và con. 0.5 - Sự tiến hóa hoàn chỉnh hình thức sinh sản này đã đảm bảo cho động vật đạt hiệu quả sinh học cao như: nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót, thúc đẩy sự tăng trưởng của động vật. 0.5 Câu 2 - Đặc điểm chung của lớp thú : (3 điểm ) + Có bộ lông mao bao phủ. 0,5 + Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm 0,5 + Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. 0,5 + Bộ não phát triển. 0,5 + Có hiện tượng thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ. 0,5 + Là động vật hằng nhiệt. 0,5 Câu 3 - Các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học là: (1 điểm) + Cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi 0,25 + Săn bắt buôn bán động vật 0,25 + Bảo tồn nguồn gen các loài động vật quý hiếm 0,25 + Đẩy mạnh các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường 0,25 BGH duyệt Người duyệt đề Người ra đề Nguyễn Xuân Lộc Nguyễn Ngọc Anh