Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Gia Thụy

doc 2 trang thuongdo99 2680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2017_2018_truon.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Gia Thụy

  1. PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 7 TRƯỜNG THCS GIA THỤY Ngày thi: 23/ 4/ 2018 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ SỐ 1 I. TRẮC NGHIỆM: (4 ĐIỂM) Ghi ra giấy kiểm tra các chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước các phương án trả lời đúng mà em lựa chọn (trừ câu 5): Câu 1: Động vật nào có hình thức sinh sản vô tính mọc chồi: A. San hô B. Cá C. Thủy tức D. Ếch Câu 2: Thằn lằn có đời sống: A. Hoàn toàn trên cạn B. Hoàn toàn ở nước C. Vừa ở nước vừa ở cạn D. Sống ở nơi khô ráo. Câu 3: Dựa vào cây phát sinh giới động vật, động vật nào có quan hệ họ hàng gần với ếch đồng nhất? A. Tôm sông B. Ốc sên C. Châu chấu D. Cá Câu 4: Biện pháp tiêu diệt sinh vật gây hại nào dưới đây là biện pháp đấu tranh sinh học? A. Chim bắt sâu B. Mèo bắt chuột C. Bẫy chuột D. Phun thuốc sâu Câu 5: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B (đặc điểm cơ thể) sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A (loài động vật) và ghi đáp án ra giấy kiểm tra. Ví dụ: d - 11 Cột A Cột B a. Ếch đồng 1. Tim 3 ngăn (2TN và 1TT). b. Thằn lằn 2. Máu nuôi cơ thể là máu pha. c. Chim bồ câu 3. Tim 3 ngăn (2TN và 1TT), tâm thất có vách hụt. 4. Máu nuôi cơ thể ít bị pha hơn. 5. Tim 4 ngăn (2 TN và 2TT). 6. Máu nuôi cơ thể không pha trộn (máu đỏ tươi). 7. Phổi đơn giản, ít vách ngăn. 8. Da có hệ mao mạch dày. 9. Phổi có nhiều vách ngăn. 10. Phổi và túi khí. II. TỰ LUẬN: (6 ĐIỂM) Câu 6: (2 điểm) Nêu các đặc điểm cấu tạo và tập tính của động vật thích nghi với môi trường đới lạnh. Giải thích vai trò của những đặc điểm thích nghi đó. Câu 7: (1 điểm) Chủ nhật tuần qua, ba mẹ tổ chức cho gia đình con đi chơi sở thú bên Thành phố Hà Nội. Vào sở thú con thấy rất nhiều động vật được nuôi, nhốt trong chuồng. Nào là nhím, thỏ, hổ, chó sói, ngựa, hươu trông thật đẹp mắt và chúng rất dễ thương. Những động vật được kể tên trên thuộc lớp nào? Sắp xếp chúng vào các bộ cho phù hợp. Câu 8: (3 điểm) a. Nêu lợi ích của sự đa dạng sinh học. b. Ở lứa tuổi của các em có thể làm gì để bảo vệ sự đa dạng sinh học? Hết (Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra và nộp lại đề)
  2. PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 7 TRƯỜNG THCS GIA THỤY Ngày thi: 23/ 4/ 2018 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ SỐ 2 I. TRẮC NGHIỆM: (4 ĐIỂM) Câu 1: Động vật nào có hình thức sinh sản hữu tính: A. San hô. B. Thủy tức C. Chim D. Thỏ Câu 2: Ếch đồng có đời sống: A. Hoàn toàn trên cạn B. Hoàn toàn ở nước C. Vừa ở nước vừa ở cạn D. Sống ở nơi khô ráo. Câu 3: Dựa vào cây phát sinh giới động vật, động vật nào có quan hệ họ hàng gần với cá nhất? A. Tôm sông B. Ốc sên C. Châu chấu D. Ếch đồng Câu 4: Biện pháp tiêu diệt sinh vật gây hại nào dưới đây là biện pháp đấu tranh sinh học? A. Cá cờ bắt bọ gậy B. Mèo bắt chuột C. Bẫy chuột D. Thuốc diệt chuột Câu 5: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B (đặc điểm cơ thể) sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A (loài động vật) và ghi đáp án ra giấy kiểm tra. Ví dụ: d - 11 Cột A Cột B a. Cá 1. Tim 3 ngăn (2TN và 1TT). b. Ếch đồng 2. Máu nuôi cơ thể là máu pha. c. Thằn lằn 3. Tim 3 ngăn (2TN và 1TT), tâm thất có vách hụt. 4. Máu nuôi cơ thể ít bị pha hơn. 5. Tim 2 ngăn (1 TN và 1TT). 6. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. 7. Phổi đơn giản, ít vách ngăn. 8. Da có hệ mao mạch dày. 9. Phổi có nhiều vách ngăn. 10. Hô hấp qua mang II. TỰ LUẬN: (6 ĐIỂM) Câu 6: (2 điểm) Nêu các đặc điểm cấu tạo và tập tính của động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng. Giải thích vai trò của những đặc điểm thích nghi đó. Câu 7: (1 điểm) Chủ nhật tuần qua, ba mẹ tổ chức cho gia đình con đi chơi sở thú bên Thành phố Hà Nội. Vào sở thú con thấy rất nhiều động vật được nuôi, nhốt trong chuồng. Nào là khỉ, vượn, báo, sư tử, tê giác, hà mã trông thật đẹp mắt và chúng rất dễ thương. Những động vật được kể tên trên thuộc lớp nào? Sắp xếp chúng vào các bộ cho phù hợp. Câu 8 (3 điểm) a. Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học. b. Ở lứa tuổi của các em có thể làm gì để bảo vệ sự đa dạng sinh học? Hết (Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra và nộp lại đề)