Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 9 - Mã đề 1A - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối

doc 4 trang thuongdo99 4010
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 9 - Mã đề 1A - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_sinh_hoc_lop_9_ma_de_1a_nam_hoc_2018_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 9 - Mã đề 1A - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI TIẾT 67: KIỂM TRA HỌC KÌ II SINH HỌC 9 I/ Mục tiêu: Học sinh được kiểm tra về: 1. Kiến thức : - Kiểm tra được kiến thức các về chương: hệ sinh thái, con người dân số-môi trường và bảo vệ môi trường. 2. Kỹ năng : - Kỹ năng làm bài tập tự luận. - Kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức đồng thời biết vận dụng kiến thức vào trong thực tế. 3. Thái độ : - Giáo dục ý thức tự giác làm bài trong giờ kiểm tra. II/ Ma trận đề : Nội dung Các mức độ nhận thức chương Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Hệ sinh thái 6 4 1 11 1.5 1 1 3.5 Con người dân 4 4 1 9 số và môi 1 1 1 3 trường Bảo vệ môi 6 4 1 11 trường 1.5 1 1 3.5 Tổng 16 13 2 31 4 4 2 10
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN SINH HỌC 9 MÃ ĐỀ 1A Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 18/04/2019 A/ TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm): Tô vào đáp án đúng trong phiếu trả lời: Câu 1: Gió và năng lượng nhiệt từ trong lòng đất được xếp vào nguồn tài nguyên nào sau đây? A. Tài nguyên không tái sinh. B. Tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh. C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. D. Tài nguyên tái sinh. Câu 2: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực. B. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau. D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắc Việt Nam. Câu 3: Ở người, nhóm tuổi trước sinh sản là: A. nhỏ hơn 15 tuổi B. nhỏ hơn 14 tuổi C. nhỏ hơn 12 tuổi. D. nhỏ hơn 13 tuổi Câu 4: Nhóm sinh vật nào được gọi là quần thể? A. Cá trắm B. Cá chép vàng C. Ốc D. Cá mè Câu 5: Tài nguyên nào sau đây được xem là nguồn năng lượng sạch? A. Bức xạ mặt trời, gió, nhiệt trong lòng đất. B. Dầu mỏ và khí đốt. C. Than đá và nguồn khoáng sản kim loại. D. Dầu mỏ, thủy triều, khí đốt. Câu 6: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh? A. Tài nguyên khoáng sản. B. Tài nguyên sinh vật. C. Tài nguyên đất. D. Tài nguyên rừng. Câu 7: Tài nguyên nào dưới đây có giá trị vô tận? A. Dầu mỏ, than đá và khí đốt. B. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật. C. Năng lượng mặt trời. D. Cây rừng và thú rừng. Câu 8: Tạo bể lắng, lọc nước thải để hạn chế: A. ô nhiễm nguồn nước. B. ô nhiễm không khí. C. ô nhiễm do chất phóng xạ. D. ô nhiễm do hoạt động thiên tai. Câu 9: Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải chủ yếu do quá trình đốt cháy: A. gỗ, than đá B. khí đốt, củi C. khí đốt, gỗ D. gỗ, củi, than đá, khí đốt Câu 10: Ở người, nhóm tuổi lao động là những người có độ tuổi từ: A. 15 đến 65 tuổi B. 15 đến 60 tuổi C. 13 đến 55 tuổi D. 14 đến 60 tuổi Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể? A. Nhóm cá thể cùng loài có lịch sử phát triển chung. B. Có quan hệ với môi trường. C. Có khả năng sinh sản. D. Tập hợp ngẫu nhiên nhất thời. Câu 12: Các dạng năng lượng không sinh ra khí thải là gì? A. Năng lượng mặt trời B. Khí đốt thiên nhiên C. Năng lượng gió D. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió Câu 13: Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của: A. thử vũ khí hạt nhân. B. công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử. C. công trường khai thác chất phóng xạ. D. nhà máy điện nguyên tử. Câu 14: Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài sống trong một khu vực, vào một thời gian nhất định, có khả năng giao phối sinh ra con cái được gọi là gì? A. Quần xã sinh vật B. Hệ sinh thái C. Ổ sinh thái D. Quần thể sinh vật Câu 15: Những hoạt động nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường? A. Phun thuốc trừ sâu B. Trồng cây gây rừng C. Vứt rác bừa bãi ra môi trường D. Thải nước sinh hoạt ra môi trường Câu 16: Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thủy là gì? A. Hái quả, săn bắt thú B. Săn bắt động vật và hái lượm cây rừng
  3. C. Săn bắt thú, hái lượm cây rừng D. Bắt cá, hái quả Câu 17: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể? A. Độ đa dạng B. Mật độ C. Tỉ lệ đực:cái D. Cấu trúc tuổi Câu 18: Trong các nguồn năng lượng sau, nguồn năng lượng vĩnh cửu là: A. năng lượng khí đốt B. năng lượng từ dầu mỏ C. năng lượng nhiệt từ mặt trời D. năng lượng từ than củi Câu 19: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh? A. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên đất. B. Khí đốt và tài nguyên sinh vật. C. Dầu mỏ và tài nguyên nước. D. Bức xạ mặt trời và tài nguyên sinh vật. Câu 20: Săn bắt động vật hoang dã quá mức dẫn đến hậu quả là gì? A. Mất cân bằng sinh thái. B. Mất nhiều loài sinh vật. C. Mất cân bằng sinh thái và mất nhiều loài sinh vật. D. Mất nơi ở của sinh vật. Câu 21: Nguồn năng lượng nào dưới đây nếu được khai thác và sử dụng sẽ không gây ô nhiễm môi trường? A. Khí đốt thiên nhiên. B. Than đá. C. Dầu mỏ. D. Bức xạ mặt trời. Câu 22: Quần thể nào không phải sinh vật tiêu thụ? A. Rươi và sâu đất B. Nấm linh chi C. Ruồi, muỗi D. Dương xỉ Câu 23: Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở thường là bao nhiêu? A. 40/60 B. 50/50 C. 70/30 D. 75/25 Câu 24: Mật độ quần thể là gì? A. Là số lượng hợp lí các sinh vật có trong một đơn vị nào đó. B. Là lượng sinh vật có trong một vùng nào đó. C. Là số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. D. Là tổng số lượng các sinh vật có trong quần thể. Câu 25: Hãy cho biết nhóm tài nguyên nào sau đây là cùng một dạng (tài nguyên tái sinh, không tái sinh hoặc năng lượng vĩnh cửu)? A. Rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước. B. Dầu mỏ, khí đốt, tài nguyên sinh vật. C. Bức xạ mặt trời, rừng, nước. D. Đất, tài nguyên sinh vật, khí đốt. Câu 26: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm: A. đất, nước, dầu mỏ. B. đất, nước, sinh vật, rừng. C. đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật, rừng. D. đất, nước, than đá, sinh vật, rừng. Câu 27: Dựa vào yếu tố nào sau đây để xếp đất vào nguồn tài nguyên tái sinh? A. Trong đất chứa nhiều khoáng sản kim loại. B. Đất thường xuyên được bồi đắp bởi phù sa, được tăng độ mùn từ xác động thực vật. C. Trong đất có nhiều than đá. D. Nhiều quặng dầu mỏ, khí đốt trong lòng đất. Câu 28: Biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật: A. trồng rau sạch B. hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật C. bón phân cho thực vật D. trồng rau sạch, hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật B/ TỰ LUẬN ( 3 điểm): Câu 1(1 điểm): Nêu khái niệm ô nhiễm môi trường và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? Câu 2(1 điểm): Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có? Câu 3(1 điểm): Vì sao giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái? HẾT
  4. ĐÁP ÁN -BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1A A. Trắc nghiệm : (7 điểm) : Mỗi câu đúng được 0.25 đ. 1 C 15 B 2 C 16 B 3 A 17 A 4 B 18 C 5 A 19 A 6 A 20 C 7 C 21 D 8 A 22 D 9 D 23 B 10 B 24 C 11 D 25 A 12 D 26 C 13 B 27 B 14 D 28 D B. Tự luận : (3 điểm ) Câu hỏi Đáp án Biểu điểm Câu 1 - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, (1 điểm) đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và sinh vật khác. 0.5 - Nguyên nhân : + Do tự nhiên : núi lửa, thiên tai lũ lụt 0.25 + Do hoạt động của con người gây ra 0.25 Câu 2 - Quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật (1 điểm ) khác không có vì: con người có tư duy, có trí thông minh, có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo tự nhiên. 1 Câu 3 - Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái (1 điểm) vì: góp phần bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng. Thiên nhiên hoang dã được bảo vệ sẽ tránh được nhiều thảm họa như lũ lụt, xói mòn đất, hạn hán, ô nhiễm môi trường 1 BGH duyệt Người duyệt đề Người ra đề Nguyễn Xuân Lộc Nguyễn Ngọc Anh