Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 9 - Mã đề 902 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

doc 3 trang thuongdo99 2560
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 9 - Mã đề 902 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_sinh_hoc_lop_9_ma_de_902_nam_hoc_2019.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 9 - Mã đề 902 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TỔ HOÁ - SINH - ĐỊA MÔN SINH HỌC 9 MÃ ĐỀ 902 Ngày 23/ 05/ 2020 (Đề thi gồm 03 trang) Năm học: 2019 - 2020 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên học sinh: Lớp: I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Tô vào ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Trong chuỗi thức ăn sau: Cây lúa ốc bươu vàng chuột mèo vi khuẩn. Mèo có vai trò là A. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. B. Sinh vật sản xuất. C. Sinh vật phân giải. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 2: Trong hệ sinh thái, sinh vật tiêu thụ thường là A. động vật ăn thịt, vi khuẩn. B. động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt. C. vi khuẩn, thực vật. D. thực vật, động vật ăn thực vật. Câu 3: Quần thể người có đặc trưng nào mà quần thể sinh vật khác không có? A. Pháp luật. B. Mật độ. C. Sinh sản. D. Tử vong. Câu 4: Cho những tập hợp sinh vật sau: 1. Các con cá chép, cá mè đang sống chung trong một ao. 2. Các cây lúa trên cánh đồng lúa. 3. Các cá thể dê sống trong rừng. 4. Các cây có hoa cùng mọc trên một cánh rừng. 5. Các cây ngô trên một cánh đồng. Các tập hợp cá thể là quần thể bao gồm A. 1, 3, 4. B. 2, 3, 4, 5. C. 4, 5. D. 2, 3, 5. Câu 5: Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật ở đặc điểm A. quần xã chỉ có một loài sinh vật còn quần thể gồm nhiều loài sinh vật khác nhau. B. các sinh vật trong quần xã chỉ có mối quan hệ khác loài còn các sinh vật trong quần thể có cả mối quan hệ cùng loài và khác loài. C. quần xã gồm nhiều loài sinh vật khác nhau còn quần thể sinh vật chỉ có một loài. D. các sinh vật trong quần xã chỉ có mối quan hệ cùng loài còn các sinh vật trong quần thể có cả mối quan hệ cùng loài và khác loài. Câu 6: Quần xã có đặc điểm cơ bản về A. số lượng loài và loài ưu thế. B. độ đa dạng và thành phần các loài sinh vật. C. độ đa dạng và độ nhiều. D. số lượng và thành phần các loài sinh vật. Câu 7: Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó được rùa biển đưa đi xa hơn. Cá ép và rùa biển có mối quan hệ nào? A. Kí sinh. B. Hội sinh. C. Cạnh tranh. D. Cộng sinh. Câu 8: Ví dụ nào không phải là quần xã sinh vật? A. Rừng ngập mặn ven biển. B. Hồ tự nhiên. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đàn voi. Câu 9: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần A. vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, vi sinh vật. B. động vật, thực vật, vi sinh vật, sinh vật sản xuất. C. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. D. vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. Câu 10: Quần thể sinh vật là A. tập hợp những cá thể khác loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định. Trang 1/3 - Mã đề 902
  2. B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định và không có mối quan hệ mật thiết với nhau. C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định và có mối quan hệ mật thiết với nhau. D. tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Câu 11: Số lượng cá thể trong quần xã được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường được gọi là A. sự cân bằng sinh học của quần xã. B. sự phát triển của quần xã. C. sự giảm sút của quần xã. D. sự ổn định của quần xã. Câu 12: Mục đích của việc thực hiện Pháp lệnh dân số ở Việt Nam là A. nâng cao dân trí cho người có thu nhập thấp. B. khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản. C. bảo đảm chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. D. khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng. Câu 13: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng, máu từ sinh vật đó thể hiện mối quan hệ A. sinh vật ăn sinh vật khác. B. kí sinh, nửa kí sinh. C. hội sinh. D. cạnh tranh. Câu 14: Loài sinh vật nào điền vào chỗ trống trong sơ đồ chuỗi thức ăn sau là hợp lý nhất? Cây cỏ ( .) chuột rắn vi khuẩn. A. Nấm. B. Cây lúa. C. Sâu. D. Hổ. Câu 15: Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm những yếu tố nào? A. Nước, khí oxi, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm. B. Nước, khí cacbonic, khí oxi, vi khuẩn, ánh sáng. C. Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nấm, vi khuẩn. D. Cây cỏ, cây lúa, nấm, thỏ, bò. Câu 16: Mối quan hệ cộng sinh là sự hợp tác A. cùng hỗ trợ nhau giữa các sinh vật cùng loài. B. cùng có lợi giữa các loài sinh vật. C. giữa các loài cùng nhau kiếm ăn và chống kẻ thù. D. giữa 2 loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn một bên không có lợi cũng không có hại. Câu 17: Quần thể người có đặc trưng kinh tế - xã hội mà quần thể sinh vật khác không có vì A. quần thể người có số lượng cá thể nhiều hơn các quần thể sinh vật khác. B. quần thể người có số lượng cá thể ít hơn các quần thể sinh vật khác. C. con người có tư duy, có lao động, có khả năng cải tạo thiên nhiên. D. con người có kích thước bộ não lớn hơn so với các loài động vật khác. Câu 18: Trong một quần xã sinh vật, loài ưu thế A. thể hiện mật độ cá thể của từng loài trong quần xã. B. là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. C. thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã. D. là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. Câu 19: Vào các tháng mùa mưa trong năm, số lượng muỗi tăng nhiều. Đây là dạng biến động số lượng A. theo chu kỳ năm. B. theo chu kỳ mùa. C. theo chu kỳ nhiều năm. D. theo chu kỳ ngày đêm. Câu 20: Sơ đồ chuỗi thức ăn nào biểu diễn đúng mối quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật? A. Cỏ châu chấu ếch nhái rắn vi khuẩn. B. Cỏ châu chấu vi khuẩn ếch nhái rắn. C. Cỏ châu chấu rắn vi khuẩn ếch nhái. Trang 2/3 - Mã đề 902
  3. D. Châu chấu cỏ rắn ếch nhái vi khuẩn. Câu 21: Số lượng các loài trong quần xã được đánh giá qua những chỉ số về A. độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều. B. độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trung. C. độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung. D. độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung. Câu 22: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra ở những quần thể nào? A. Quần thể chim sẻ và quần thể chim gõ kiến. B. Quần thể cá mè và quần thể cá rô phi. C. Quần thể sâu và quần thể ếch đồng. D. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ. Câu 23: Ví dụ nào thể hiện quan hệ cạnh tranh cùng loài? A. Khi có gió bão, các cây thông đứng riêng lẻ dễ bị gió quật đổ hơn các cây mọc thành cụm. B. Vào mùa sinh sản, các con voi đực thường đánh nhau để tranh giành con voi cái. C. Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn nên bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. D. Trâu rừng sống thành bầy có khả năng tự vệ chống lại kẻ thù tốt hơn. Câu 24: Cách sống cơ bản nhất của con người trong thời kì nguyên thủy là A. chăn nuôi gia súc. B. chế tạo máy móc dùng trong sản xuất. C. săn bắt động vật và hái lượm cây rừng. D. trồng cây lương thực. Câu 25: Hậu quả của việc săn bắt động vật hoang dã là A. mất nơi ở của sinh vật. B. cháy rừng. C. mất nhiều loài sinh vật. D. thoái hóa rừng. Câu 26: Sinh vật nào là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh? A. Vi sinh vật phân giải. B. Động vật ăn thực vật. C. Động vật ăn thịt. D. Thực vật. Câu 27: Ở Việt Nam, tăng dân số nhanh có thể dẫn đến tình trạng nào? A. Thiếu nơi ở, thiếu thức ăn, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác. B. Thiếu nơi ở, ô nhiễm môi trường nhưng dư thừa lương thực, năng suất lao động tăng. C. Ô nhiễm môi trường nhưng làm cho kinh tế phát triển mạnh ảnh hưởng tốt đến người lao động. D. Thiếu trường học, bệnh viện nhưng giao thông thuận lợi. Câu 28: Lưới thức ăn là A. một dãy gồm nhiều loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau. B. các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. C. một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật. D. các chuỗi thức ăn không có mắt xích chung. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 29 (1,5 điểm). Vẽ một lưới thức ăn trong đó có đủ các sinh vật cây cỏ, chuột, mèo, gà, rắn, vi khuẩn. Câu 30 (1,5 điểm). Nhiều hoạt động của con người đã tác động tới môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường. Em hãy nêu một số biện pháp để khắc phục tình trạng đó, đồng thời bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. (HẾT) (Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra và nộp lại đề) Trang 3/3 - Mã đề 902