Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Gia Thụ
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Gia Thụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2017_2018_truon.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Gia Thụ
- PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 9 TRƯỜNG THCS GIA THỤY Năm học 2017 – 2018 TỔ HOÁ - SINH - ĐỊA Ngày thi: 17/4/2018 ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Hãy ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A và ghi đáp án ra giấy kiểm tra. Cột A Cột B 1/ Giun đũa sống trong ruột người a. Cộng sinh 2/ Địa y sống bám trên cành cây b. Cạnh tranh 3/ Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng c. Hội sinh d. Kí sinh Ghi ra giấy kiểm tra các chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước các phương án trả lời đúng mà em lựa chọn: Câu 2: Những cây sống ở nơi khô hạn thường có những đặc điểm thích nghi nào? A. Lá tiêu giảm hoặc biến thành gai C. Cơ thể mọng nước B. Lá và thân cây tiêu giảm D. Phiến lá rộng Câu 3: Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? A. Nhóm sinh vật biến nhiệt C. Nhóm sinh vật ở nước B. Nhóm sinh vật hằng nhiệt D. Nhóm sinh vật ở cạn Câu 4: Trong chuỗi thức ăn sau: Cây cỏ Bọ rùa Ếch Rắn. Thì rắn là: A. Sinh vật sản xuất C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 B. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 D. Sinh vật tiêu thụ bậc 4 II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 5: (1,5 điểm): Hãy nêu những hậu quả phá hủy môi trường tự nhiên do các hoạt động của con người gây ra? Câu 6: (1,5 điểm): Lấy 1 VD về quần xã sinh vật và 1 VD về quần thể sinh vật. Phân biệt quần xã sinh vật và quần thể sinh vật? Câu 7: (3 điểm): Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng là một vấn đề rất nóng. Bởi vấn đề này ngày càng trở nên trầm trọng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Bằng những kiến thức đã học và kiến thức thực tế, em hãy cho biết: a. Ô nhiễm không khí dẫn đến hậu quả gì? b. Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí? (HẾT)
- PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 9 TRƯỜNG THCS GIA THỤY Năm học 2017 – 2018 TỔ HOÁ - SINH - ĐỊA Ngày thi: 17/4/2018 ĐỀ SỐ 2 Thời gian làm bài: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Hãy ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A và ghi đáp án ra giấy kiểm tra. Cột A Cột B 1/ Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ đậu a. Sinh vật ăn sinh vật 2/ Cá ép bám vào rùa biển để được đưa đi xa khác 3/ Cây nắp ấm bắt côn trùng b. Cạnh tranh c. Hội sinh d. Cộng sinh Ghi ra giấy kiểm tra các chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước các phương án trả lời đúng mà em lựa chọn: Câu 2: Những động vật sống ở đới lạnh thường có những đặc điểm thích nghi nào? A. Cơ thể phủ vảy sừng C. Kích thước cơ thể nhỏ B. Bộ lông và lớp mỡ dưới da dày D. Di cư tránh rét, ngủ đông Câu 3: Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật hằng nhiệt? A. Bồ câu, chó sói, thỏ, dơi B. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, chó sói C. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu D. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi Câu 4: Cho chuỗi thức ăn sau: Cây cỏ ( ) Chuột Rắn. Loài nào sau đây điền vào chỗ trống là hợp lí nhất? A. Mèo C. Sâu ăn lá cây B. Chim cắt D. Ếch II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 5: (1,5 điểm): Trình bày vai trò của con người đối với việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? Câu 6: (2,5 điểm): Lấy 1 VD về quần xã sinh vật và 1 VD về quần thể sinh vật. Phân biệt quần xã sinh vật và quần thể sinh vật? Câu 7: (3 điểm): Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng là một vấn đề rất nóng. Bởi vấn đề này ngày càng trở nên trầm trọng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Bằng những kiến thức đã học và kiến thức thực tế, em hãy cho biết: a. Ô nhiễm nguồn nước dẫn đến hậu quả gì? b. Nêu các biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước? (HẾT)