Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

doc 11 trang thuongdo99 2190
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2018_2019_truon.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY KIỂM TRA HỌC KÌ II TỔ HOÁ - SINH - ĐỊA MÔN: SINH HỌC 9 (Thời gian: 45 phút) MÃ ĐỀ 01 Ngày 16/04/2019 (Đề gồm trang) Năm học 2018 – 2019 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: Lớp: I. Phần trắc nghiệm (7 điểm): Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái (A, B, C, hoặc D) đứng trước một phương án trả lời đúng: Câu 1. Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo A. nhóm tuổi của quần thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái B. nguồn thức ăn của quần thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái C. khu vực sống và nguồn thức ăn của quần thể D. cường độ chiếu sáng và khu vực sống của quần thể [ ] Câu 2. Tập hợp cá thể nào dưới đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp hươu, nai sống trong một khu rừng nhiệt đới B. Tập hợp rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam C. Tập hợp cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau D. Tập hợp các cá thể cá chép, cá rô phi, cá mè cùng sống chung trong một ao [ ] Câu 3. Một quần thể nai có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: nhóm tuổi trước sinh sản 15 con/ha, nhóm tuổi sinh sản 50 con/ha, nhóm tuổi sau sinh sản 5 con/ha. Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng A. ổn định B. giảm sút C. phát triển D. vừa ổn định, vừa phát triển [ ] Câu 4. Vào các tháng mùa mưa trong năm, số lượng muỗi tăng nhiều. Đây là dạng biến động số lượng A. theo chu kỳ ngày đêm B. theo chu kỳ năm C. theo chu kỳ nhiều năm D. theo chu kỳ mùa [ ] Câu 5. Đặc điểm của tháp dân số già là A. đáy tháp hẹp, cạnh tháp gần như thẳng đứng, đỉnh tháp không nhọn B. đáy tháp hẹp, cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp không nhọn. C. đáy tháp rộng, cạnh tháp gần như thẳng đứng, đỉnh tháp nhọn D. đáy tháp rộng, cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp nhọn. [ ] Câu 6. Ở quần thể người, nhóm tuổi trước sinh sản được quy định từ
  2. A. 15 tuổi đến 64 tuổi B. sơ sinh đến dưới 15 tuổi C. 65 tuổi trở lên D. 60 tuổi trở lên [ ] Câu 7. Mục đích của việc thực hiện Pháp lệnh dân số ở Việt Nam là A. chất lượng cuộc sống của mỗi con người ngày càng giảm sút đi B. nguồn tài nguyên khoáng sản luôn ổn định C. chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội được tốt hơn D. môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm [ ] Câu 8. Chỉ số thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là A. độ nhiều B. độ thường gặp C. độ tập trung D. độ đa dạng [ ] Câu 9. Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào? A. Tỷ lệ giới tính B. Thành phần nhóm tuổi C. Mật độ D. Số lượng và thành phần loài [ ] Câu 10. Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật? A. Một rừng mưa nhiệt đới B. Một rừng ven biển ngập mặn C. Một đàn chuột D. Một hồ tự nhiên [ ] Câu 11. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể chuột bị số lượng quần thể cú mèo trong quần xã kìm hãm, đó là hiện tượng A. cạnh tranh giữa các loài B. khống chế sinh học C. hỗ trợ giữa các loài D. hội sinh giữa các loài [ ] Câu 12. Quần xã sinh vật là một tập hợp những A. quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định B. quần thể sinh vật, cùng sống trong một không gian nhất định C. cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian nhất định D. những cá thể khác loài, cùng sống trong một không gian nhất định [ ]
  3. Câu 13. Ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi sinh sản trong quần thể sinh vật là A. quyết định mức sinh sản của quần thể B. có vai trò chủ yếu làm tăng khối lượng và kích thước của quần thể C. không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể D. quyết định mức sinh sản và làm tăng khối lượng của quần thể [ ] Câu 14. Đặc điểm nào sau đây có ở quần thể người nhưng không có ở quần thể sinh vật? A. Giới tính B. Kinh tế C. Lứa tuổi D. Sinh sản [ ] Câu 15. Sinh vật nào là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh? A. Động vật ăn thực vật B. Động vật ăn thịt C. Vi sinh vật phân giải D. Thực vật [ ] Câu 16. Tăng dân số nhanh có thể dẫn đến tình trạng nào sau đây? A. Làm cho các tài nguyên khoáng sản ngày càng gia tăng B. Lương thực ngày càng dư thừa C. Giao thông thuận lợi D. Thiếu nơi ở, ô nhiễm môi trường [ ] Câu 17. Điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là A. đều bị biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh B. đều có tính ổn định tuyệt đối C. đều là tập hợp nhiều cá thể cùng loài D. đều là tập hợp những cá thể khác loài [ ] Sử dụng sơ đồ lưới thức ăn để trả lời câu hỏi 18, 19, 20 Câu 18: Số chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn trên là A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 [ ] Câu 19. Tổng số mắt xích chung của lưới thức ăn nói trên là
  4. A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 [ ] Câu 20. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về lưới thức ăn trên? A. Có hai loài sinh vật không phải là mắt xích chung B. Có 4 loài sinh vật tiêu thụ là mắt xích chung C. Rắn chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn D. Mèo tham gia vào bốn chuỗi thức ăn [ ] Câu 21. Hoạt động sống cơ bản nào của con người trong thời kì nguyên thủy đã ảnh hưởng tới môi trường? A. Săn bắt động vật và hái lượm cây rừng B. Trồng cây lương thực C. Chăn nuôi gia súc D. Chế tạo máy móc dùng trong sản xuất [ ] Câu 22: Ở xã hội nông nghiệp, hoạt động nông nghiệp đem lại lợi ích là 1. tích lũy nhiều vật nuôi 2. tích lũy nhiều giống cây trồng 3. hình thành hệ sinh thái biển 4. tích lũy ít giống cây trồng 5. hình thành hệ sinh thái trồng trọt A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 3,4,5 D. 1,2,5 [ ] Câu 23: Con người đã có biện pháp nào nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? A. Thúc đẩy dân số phát triển nhanh B. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên C. Tăng cường các nguồn chất thải chưa xử lý ra môi trường D. Săn bắt các loài sinh vật [ ] Câu 24: Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật hoang dã là A. mất nơi ở của sinh vật B. cháy rừng C. mất nhiều loài sinh vật D. thoái hóa rừng [ ] Câu 25: Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường không khí?
  5. A. Người uống sữa bị nhiễm chất phóng xạ trong sữa B. Đun nấu bằng bếp than trong gia đình C. Sản xuất công nghiệp D. Phượng tiện vận tải chạy bằng xăng, dầu [ ] Câu 26: Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ quá trình A. sản xuất xe máy B. thử vũ khí hạt nhân C. chế biến thực phẩm D. sản xuất nông nghiệp [ ] Câu 27: Biện pháp nào không có tác dụng hạn chế ô nhiễm nguồn nước? A. Tạo bể lắng và lọc nước B. Xây dựng nhà máy xử lý rác C. Lắp đặt các máy lọc khí cho các nhà máy D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về môi trường và phòng tránh [ ] Câu 28: Ô nhiễm môi trường làm cho A. tỉ lệ người mắc bệnh ung thư giảm dần B. nhiều loài sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt C. sức khỏe và đời sống con người ngày càng tốt hơn D. hệ sinh thái ngày càng bị suy thoái [ ] II. Phần tự luận (3 điểm) Câu 29 (2 điểm): Ô nhiễm môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường do hoạt động nào gây ra? Câu 30 (1 điểm): Việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật bên cạnh hiệu quả làm tăng năng suất cây trồng còn có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Theo em cần phải có những biện pháp gì để hạn chế ô nhiễm môi trường do thuốc hóa học bảo vệ thực vật? (HẾT) (Học sinh nộp lại đề)
  6. TRƯỜNG THCS GIA THỤY KIỂM TRA HỌC KÌ II TỔ HOÁ - SINH - ĐỊA MÔN: SINH HỌC 9 (Thời gian: 45 phút) MÃ ĐỀ 02 Ngày 16/04/2019 (Đề gồm trang) Năm học 2018 – 2019 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: Lớp: I. Phần trắc nghiệm (7 điểm): Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái (A, B, C, hoặc D) đứng trước một phương án trả lời đúng: Câu 1. Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì? A. Tiềm năng sinh sản của quần thể B. Cá thể nào lớn nhanh hơn C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn [ ] Câu 2. Tập hợp cá thể nào dưới đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp hổ, báo sống trong một khu rừng B. Tập hợp các cá thể cây ngô cùng được trồng trên một cánh đồng C. Tập hợp cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau D. Tập hợp các cá thể cá chép, cá rô phi, cá mè cùng sống chung trong một ao [ ] Câu 3. Một quần thể hươu có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: nhóm tuổi trước sinh sản 25 con/ha, nhóm tuổi sinh sản 45 con/ha, nhóm tuổi sau sinh sản 15 con/ha. Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng A. phát triển B. ổn định C. giảm sút D. vừa ổn định, vừa phát triển [ ] Câu 4. Vào các tháng mùa mưa trong năm, số lượng ếch tăng nhiều. Đây là dạng biến động số lượng A. theo chu kỳ ngày đêm B. theo chu kỳ năm C. theo chu kỳ nhiều năm D. theo chu kỳ mùa [ ] Câu 5. Đặc điểm của hình tháp dân số trẻ là A. đáy tháp rộng, cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp nhọn. B. đáy tháp hẹp, cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp không nhọn. C. đáy tháp rộng, cạnh tháp gần như thẳng đứng, đỉnh tháp nhọn D. đáy tháp hẹp, cạnh tháp gần như thẳng đứng, đỉnh tháp không nhọn [ ] Câu 6. Ở quần thể người, nhóm tuổi sinh sản và lao động được quy định từ
  7. A. sơ sinh đến dưới 15 tuổi B. 15 tuổi đến 64 tuổi C. 65 tuổi trở lên D. 60 tuổi trở lên [ ] Câu 7. Mục đích của việc thực hiện Pháp lệnh dân số ở Việt Nam là A. chất lượng cuộc sống của mỗi con người ngày càng giảm sút đi B. nguồn tài nguyên khoáng sản luôn ổn định C. chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội được tốt hơn D. môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm [ ] Câu 8. Chỉ số thể hiện mật độ cá thể của từng loài trong quần xã là A. độ đa dạng B. độ thường gặp C. độ tập trung D. độ nhiều [ ] Câu 9. Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào? A. Tỷ lệ giới tính B. Thành phần nhóm tuổi C. Mật độ D. Số lượng và thành phần loài [ ] Câu 10. Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật? A. Một rừng mưa nhiệt đới B. Một rừng ven biển ngập mặn C. Một đàn voi D. Một hồ tự nhiên [ ] Câu 11. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể sâu bị số lượng quần thể chim ăn sâu trong quần xã kìm hãm, đó là hiện tượng A. cạnh tranh giữa các loài B. khống chế sinh học C. hỗ trợ giữa các loài D. hội sinh giữa các loài [ ] Câu 12. Hệ sinh thái bao gồm A. quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã B. quần thể sinh vật và khu vực sống của quần thể C. cá thể cùng loài trong quần xã và khu vực sống của chúng D. quần thể sinh vật khác loài và khu vực sống của chúng [ ]
  8. Câu 13. Ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể sinh vật là A. có vai trò chủ yếu làm tăng khối lượng và kích thước của quần thể B. quyết định mức sinh sản của quần thể C. không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể D. quyết định mức sinh sản và làm tăng khối lượng của quần thể [ ] Câu 14. Đặc điểm nào sau đây có ở quần thể người nhưng không có ở quần thể sinh vật? A. Tử vong B. Pháp luật C. Mật độ D. Sinh sản [ ] Câu 15. Sinh vật nào là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh? A. Động vật ăn thực vật B. Động vật ăn thịt C. Thực vật D. Vi sinh vật phân giải [ ] Câu 16. Tăng dân số nhanh có thể dẫn đến tình trạng nào sau đây? A. Làm cho các tài nguyên khoáng sản ngày càng gia tăng B. Lương thực ngày càng dư thừa C. Giao thông thuận lợi D. Thiếu nơi ở, ô nhiễm môi trường [ ] Câu 17. Đặc điểm nào có ở quần thể sinh vật mà quần xã sinh vật không có? A. Tập hợp các cá thể cùng loài B. Tính ổn định tương đối C. Số lượng cá thể bị biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh D. Tập hợp những cá thể khác loài [ ] Sử dụng sơ đồ lưới thức ăn để trả lời câu hỏi 18,19, 20 Câu 18: Số chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn trên là A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 [ ] Câu 19. Tên các sinh vật tiêu thụ là mắt xích chung của lưới thức ăn trên là
  9. A. thỏ, mèo, cáo, rắn B. gà, mèo, cáo, thỏ C. chuột, gà, mèo, rắn D. rắn, gà ,cáo, chuột [ ] Câu 20. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về lưới thức ăn trên? A. Cáo là mắt xích chung trong lưới thức ăn B. Mỗi chuỗi thức ăn đều có bốn mắt xích C. Mèo tham gia vào hai chuỗi thức ăn D. Cáo tham gia vào bốn chuỗi thức ăn [ ] Câu 21. Thành quả kĩ thuật trong thời kỳ xã hội công nghiệp được xem là quan trọng tạo điều kiện để con người chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc là A. chế tạo ra máy hơi nước B. chế tạo ra các động cơ điện C. sản xuất ra máy bay, tàu thủy D. chế tạo ra xe ô tô [ ] Câu 22: Ở xã hội nông nghiệp, hoạt động nông nghiệp đem lại lợi ích là 1. tích lũy nhiều vật nuôi 2. tích lũy nhiều giống cây trồng 3. hình thành hệ sinh thái biển 4. tích lũy ít giống cây trồng 5. hình thành hệ sinh thái trồng trọt A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 3,4,5 D. 1,2,5 [ ] Câu 23: Biện pháp của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? A. Thúc đẩy dân số phát triển nhanh B. Phục hồi và trồng rừng mới C. Tăng cường các nguồn chất thải chưa xử lý ra môi trường D. Khai thác các tài nguyên bừa bãi [ ] Câu 24: Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật hoang dã là A. mất nơi ở của sinh vật B. cháy rừng C. mất nhiều loài sinh vật D. thoái hóa rừng [ ] Câu 25: Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường không khí?
  10. A. Người uống sữa bị nhiễm chất phóng xạ trong sữa B. Đun nấu bằng bếp than trong gia đình C. Sản xuất công nghiệp D. Phượng tiện vận tải chạy bằng xăng, dầu [ ] Câu 26: Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ quá trình A. sản xuất xe máy B. thử vũ khí hạt nhân C. chế biến thực phẩm D. sản xuất nông nghiệp [ ] Câu 27: Biện pháp nào không có tác dụng hạn chế ô nhiễm môi trường do chất chất thải rắn? A. Xây dựng nhà máy xử lý rác B. Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học C. Lắp đặt các máy lọc khí cho các nhà máy D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về môi trường và phòng tránh [ ] Câu 28: Hoạt động không gây ô nhiễm môi trường là A. phun trào núi lửa B. đốt cháy nhiên liệu C. lũ lụt D. trồng rừng [ ] II. Phần tự luận (3 điểm) Câu 29 (2 điểm): Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì? Câu 30 (1 điểm): Việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật bên cạnh hiệu quả làm tăng năng suất cây trồng còn có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Theo em cần phải có những biện pháp gì để hạn chế ô nhiễm môi trường do thuốc hóa học bảo vệ thực vật? (HẾT) (Học sinh nộp lại đề)