Đề kiểm tra học kì II Vật lí Lớp 9 - Đề 4 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối

doc 4 trang thuongdo99 4650
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Vật lí Lớp 9 - Đề 4 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_vat_li_lop_9_de_4_nam_hoc_2018_2019_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Vật lí Lớp 9 - Đề 4 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- MÔN VẬT LÝ 9 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC: 2018 - 2019 Thời gian: 45 phút Mã đề: 04 (Đề bài gồm 02 trang) Ngày kiểm tra: 17 / 04 /2019 I. Trắc nghiệm: Tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm đáp án đúng (7 điểm) Câu 1: Đặc điểm nào sau đây phù hợp với thấu kính hội tụ? A. Có phần rìa dày hơn phần giữa. B. Làm bằng chất không trong suốt. C. Có thể biến đổi chùm song song thành chùm phân kì. D. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Câu 2: Khi chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh, ở phía sau tấm lọc ta thu được ánh sáng màu gì? A. Tối ( không có ánh sáng truyền qua). B. Màu xanh. C. Màu vàng. D. Màu đỏ. Câu 3: Trong các hiện tượng sau hiện tượng nào là khúc xạ ánh sáng? A. Sau cơn mưa xuất hiện cầu vồng. B. Màu xanh liễu rủ, nhầm tưởng là bóng cây. C. Ao nước ánh lên hình Mặt Trăng. D. Ao sâu trong nước, nhầm tưởng là ao nông Câu 4: Công thức tính số bội giác của kính lúp là: A. G = B. G = 25.f C. D. f = Câu 5: Trong số các nguồn sáng sau đây, nguồn nào không phát ra ánh sáng trắng? A. Bóng đèn pin đang sáng. B. Cục than hồng trong bếp lò. C. Bóng đèn có dây tóc nóng sáng. D. Đèn Led đang sáng. Câu 6: Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ qua tiếp điểm nếu: A. tia tới bất kì. B. tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính. C. tia tới song song trục chính. D. tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính. Câu 7: Để quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật ở vị trí nào? A. Đặt vật ở vị trí nào cũng được. B. Đặt vật trong khoảng tiêu cự. C. Đăt vật ngoài khoảng tiêu cự. D. Đặt vật sát mặt kính lúp. Câu 8: Biết khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt một người là 50cm. Thấu kính nào trong số bốn thấu kính dưới đây có thể làm kính cận cho người đó? A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm. B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 25cm. C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 25cm. D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm Câu 9: Máy phát điện xoay chiều là thiết bị dùng để: A. biến đổi quang năng thành điện năng. B. biến đổi nhiệt năng thành điện năng. C. biến đổi cơ năng thành nhiệt năng. D. biến đổi điện năng thành cơ năng. Câu 10: Trong những biểu hiện sau đây, biểu hiện nào là triệu chứng của tật cận thị? A. Ngồi trong lớp học nhìn rõ các vật ở trong sân trường. B. Khi đọc sách phải đặt sách gần mắt hơn người bình thường. C. Có thể nhìn mọi vật ở xa. D. Khi đọc sách phải đặt sách xa mắt hơn người bình thường. Câu 11: Nếu tăng hiệu điện thế ở đầu đường dây tải điện lên gấp 10 lần thì công suất hao phí trên đường dây tải điện sẽ: A. giảm 100 lần B. không tăng, không giảm. C. tăng 10 lần. D. tăng 100 lần. Câu 12: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường: A. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai. B. bị hắt trở lại môi trường cũ. C. tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. Câu 13: Khi truyền tải điện năng đi xa, hao phí là đáng kể khi điện năng chuyển hóa thành dạng năng lượng nào? A. Năng lượng từ trường. B. Nhiệt năng. C. Hóa năng. D. Năng lượng ánh sáng. Câu 14: Đặc điểm nào sau đây phù hợp với thấu kính phân kì? A. Có phần rìa dày hơn phần giữa. B. Có thể biến đổi chùm song song thành chùm hội tụ. C. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa. D. Làm bằng chất không trong suốt. Trang 1
  2. Câu 15: Dụng, thiết bị nào sau đây chuyển hóa điện năng thành cơ năng khi hoạt động? A. Tivi, ấm điện siêu tốc. B. Nồi cơm điện, mỏ hàn điện. C. Quạt điện, máy bơm nước. D. Bàn là điện, bếp điện. Câu 16: Máy biến thế dùng để: A. tạo ra dòng điện xoay chiều. B. tạo ra dòng điện một chiều. C. tăng, giảm hiệu điện thế một chiều. D. tăng, giảm hiệu điện thế xoay chiều. Câu 17: Phát biểu nào sau đây về tia khúc xạ ánh sáng là đúng? A. Tia khúc xạ luôn nằm theo phương của tia tới. B. Tia khúc xạ luôn vuông góc với mặt phẳng phân cách giữa hai môi trường. C. Tia khúc xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới. D. Tia khúc xạ luôn đi là là mặt phân cách giữa hai môi trường. Câu 18: Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa vào hiện tượng: A. hưởng ứng điện. B. cảm ứng điện từ. C. tự cảm. D. nhiễm điện. Câu 19: Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 110V, cuộn dây sơ cấp có 400 vòng. Hỏi cuộn dây thứ cấp có bao nhiêu vòng? A. Một kết quả khác. B. 800 vòng. C. 200 vòng. D. 400 vòng. Câu 20: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây: A. luôn luôn tăng. B. luân phiên tăng, giảm. C. luôn luôn không đổi. D. luôn luôn giảm. Câu 21: Trường hợp nào dưới dây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ? A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt. B. Khi ta xem chiếu bóng. C. Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể. D. Khi ta soi gương. Câu 22: Muốn giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện người ta thường dùng cách : A. tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây tải điện. B. tăng điện trở của dây dẫn điện. C. giảm điện trở của dây dẫn điện. D. giảmhiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây tải điện. Câu 23: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló nào dưới đây? A. Tia ló đi qua tiêu điểm. B. Tia ló cắt trục chính tại một điểm nào đó. C. Tia ló song song với trục chính. D. Tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. Câu 24: Gọi n1, U1 là số vòng dây và hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp; n2,U2 là số vòng dây và hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp. Hệ thức nào sau đây là đúng? A. B. U1+ U2 = n1+n2 C. U1 – U2 = n1 – n2. D. U1.n1 = U2.n2 Câu 25: Tương truyền rằng Ác-si-mét đã dùng gương để đốt cháy các chiến thuyền của người La Mã đến xâm phạm thành Xiraqyxo, quê hương của ông. Ác-si-mét đã dùng tác dụng gì của ánh sáng? A. Tác dụng quang điện. B. Tác dụng sinh học. C. Tác dụng hóa học. D. Tác dụng nhiệt. Câu 26: Sự phân tích ánh sáng trắng thể hiện trong thí nghiệm nào dưới đây? A. Chiếu một chùm ánh sáng trắng vào một gương phẳng. B. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua lăng kính. C. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua thấu kính phân kì. D. Chiếu một chùm ánh sáng trắng đi qua một tấm thủy tinh mỏng. Câu 27: Muốn cho pin Mặt Trời hoạt động thì phải có điều kiện gì? A. Phải có một nguồn điện. B. Phải nung nóng nó lên. C. Phải có ánh sáng chiếu vào nó. D. Phải có một nam châm điện. Câu 28: Chọn câu phát biểu đúng về kính lúp trong các phát biểu sau đây? A. Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. B. Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài. C. Kính lúp là một thấu kính phân kì có tiêu cự dài. D. Kính lúp là một thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn. II. Tự luận (3 điểm) Dùng máy ảnh để chụp ảnh một vật cao 80cm, đặt cách máy 2m. sau khi tráng phim thì thấy ảnh cao 2cm. a/ Hãy dựng ảnh (không cần đúng tỷ lệ) b/ Dựa vào hình vẽ để xác định khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh. c/ Nếu vật đó càng dịch ra xa máy ảnh thì kích thước ảnh trong phim thay đổi như thế nào? HẾT Trang 2
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II UBND QUẬN LONG BIÊN MÔN VẬT LÝ 9 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC: 2018 - 2019 Thời gian: 45 phút Mã đề: 04 Ngày kiểm tra: 17/04/2019 I/ Trắc nghiệm (7đ) Mỗi câu đúng được 0,25đ 1 D 6 C 11 A 16 D 21 C 26 B 2 A 7 B 12 D 17 C 22 A 27 C 3 D 8 A 13 B 18 B 23 D 28 A 4 C 9 C 14 A 19 C 24 A 5 D 10 B 15 C 20 B 25 D II. Tự luận (3đ) Vẽ hình đúng 1đ B a/ F’ A’ A F B’ (Sai, thiếu mỗi tia trừ 0,25 điểm) Tóm tắt: 0,5 đ AB = 80cm OA = 2m = 200cm A’B’ = 2cm b/ OA’ =? Xét tam giác ABO và tam giác A’B’O: 1 đ Thay số ta có OA’ = 5cm c/ Kích thước ảnh nhỏ đi 0,5đ BGH duyệt TT/NTCM duyệt Người ra đề Phạm Bá Binh Nguyễn Thu Hương Trang 3
  4. Trang 4